Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những việc không nên làm khi trẻ sốt

Thứ bảy, 09:49 11/03/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Mẹ chồng tôi mới ở quê ra chăm cháu, mỗi khi em bé sốt, bà thường nặn chanh vào miệng cháu. Mong chuyên mục cho biết làm như vậy có nên không? Những việc nên và không nên làm khi trẻ sốt là gì?

Thanh Hương (Đà Nẵng)

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi bé có dấu hiệu sốt cao, tay chân lạnh, thậm chí co giật nhiều người nặn chanh vào miệng trẻ để hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, hành động này không nên vì sẽ làm tình trạng trẻ thêm nghiêm trọng.

Khi trẻ sốt, bạn nên:

- Cởi bỏ bớt chăn mền, quần áo của trẻ, chỉ nên cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng;

- Lau mát cho trẻ;

- Cho trẻ uống nhiều nước;

- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5oC

- Theo dõi nhiệt độ của trẻ mỗi 4 giờ;

- Cho trẻ ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu, trẻ bú mẹ nên tăng số cữ bú nhiều hơn bình thường.

- Khi trẻ bị sốt, bạn cũng nên cho trẻ uống nhiều nước lọc hơn bình thường để bổ sung lượng nước đã mất đi. Việc bù đủ nước khi sốt sẽ giúp trẻ không bị kiệt sức, các độc tố trong cơ thể cũng sẽ được loại bỏ nhanh và dễ dàng hơn. Nước trái cây như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… là lựa chọn ưu tiên trong thời gian trẻ bị sốt. Bạn hãy bổ sung vào thực đơn ăn uống của bé những loại trái cây trên vì nó vừa cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, vừa giúp giảm sốt, bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất hoặc cho trẻ uống oresol để bù điện giải cho bé. Bạn cũng nên cho bé ăn đồ ăn loãng dễ nuốt như súp, bún, phở được nấu cùng với thịt gà, thịt lợn, thịt bò, không những bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn giúp xoa dịu cơn khó chịu của bé.

Những điều nên tránh khi chăm sóc trẻ bị sốt:

- Không nên ủ ấm hoặc mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt vì sẽ làm tình trạng sốt nghiêm trọng hơn;

- Không nên nặn chanh vào miệng trẻ;

- Không nên dùng nước đá lạnh để lau mát, hạ sốt cho trẻ;

- Không nên pha rượu, cồn hoặc dấm vào nước để lau mát cho trẻ;

- Không nên vỗ vào người trẻ khi trẻ đang co giật;

- Tuyệt đối không được sử dụng Aspirin để hạ sốt cho trẻ nhỏ.

Trường hợp trẻ đã dùng thuốc hạ sốt, lau mát tích cực… mà trẻ vẫn không hạ sốt, chúng ta nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị tích cực hơn.

Chuyên gia tư vấn Kim Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Bệnh thường gặp - 51 phút trước

GĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

7 loại thực phẩm dễ gây mất ngủ nhất

7 loại thực phẩm dễ gây mất ngủ nhất

Sống khỏe - 56 phút trước

Nghiên cứu cho thấy, thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây ra mất ngủ ở nhiều người. Vậy đâu là những thực phẩm nằm trong danh sách này?

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng đầu cổ

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng đầu cổ

Sống khỏe - 1 giờ trước

Hội chứng đầu cổ là một tình trạng phức tạp, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tạo ra sự không thoải mái và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Thời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Người đàn ông mắc liên cầu khuẩn sau khi ăn lòng lợn: Những điều cần biết về căn bệnh nguy hiểm này

Người đàn ông mắc liên cầu khuẩn sau khi ăn lòng lợn: Những điều cần biết về căn bệnh nguy hiểm này

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH – Mới đây, thông tin người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình nguy kịch, tiên lượng tử vong cao do mắc liên cầu khuẩn lợn sau khi ăn lòng lợn đã khiến nhiều người hoang mang. Điều đáng nói, đây không phải là trường hợp hiếm gặp họa do mắc liên cầu lợn từ quá trình giết mổ, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ thịt lợn.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mỡ lợn chữa bệnh gì, các bài thuốc từ mỡ lợn

Mỡ lợn chữa bệnh gì, các bài thuốc từ mỡ lợn

Sống khỏe - 22 giờ trước

Mỡ lợn từ xa xưa được con người xem là một thực phẩm rất phổ biến trong cách chế biến món ăn của đại đa số dân tộc trên thế giới, nhưng đây cũng là một vị thuốc quý được dùng chữa một số bệnh trong Đông y.

Thời điểm ăn giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường

Thời điểm ăn giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bệnh tiểu đường

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Ăn đúng thời điểm có thể mang lại lợi ích đáng kể cho người bệnh tiểu đường trong việc ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Top