Nỗi đau của người đàn bà cưới vợ cho chồng
Gần 40 năm vun đắp gia đình, cưới vợ hai cho chồng để có người nối dõi tông đường, khi ly hôn, bà Mận suýt phải ra đi với hai bàn tay trắng.
Bà Mận và ông Tình sống như vợ chồng từ năm 1979, có một con gái. Do mâu thuẫn gia đình, sau Tết Nguyên đán 2015, bà gửi đơn ra toà xin ly hôn. TAND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) khi xét xử đã chấp nhận yêu cầu này, phán quyết nguyên đơn được hưởng hơn 80m2 cùng với giá trị nửa bộ bàn ghế (khoảng 4 triệu đồng). Ông Tình không đồng tình với quyết định phân chia tài sản này, cho rằng mảnh đất do cha ông để lại nên “bất khả xâm phạm” cũng như không chia chác cho bất cứ ai.
Tại phiên phúc thẩm mở đầu tháng 5 tại TAND Hà Nội, nguyên đơn nghẹn ngào trình bày: “Thử hỏi nếu không có tôi thì ông ấy còn giữ được mảnh đất đó hay không”. Bà cho hay gần 40 năm sống chung đã một tay vun vén, làm lụng vất vả để gánh vác gia đình. Có những thời điểm khó khăn, chồng bà đã định chia năm xẻ bảy mảnh đất hơn 400m2 để bán song bà đã một mực ngăn cản.
“Tôi không có của nhưng cũng đổ nhiều công sức để giữ mảnh đất đó. Ông ấy phải “thanh toán” cho tôi công lao bỏ ra từng đó năm”, bà trình bày. Bà cho rằng ông Tình không có tiền để chia khi ly hôn nên toà sơ thẩm mới quyết định chia hơn 80m2 đất cho mình. Nếu ông đưa tiền bà sẽ ra đi không cần suy nghĩ.
Trần tình trước tòa, bà cho hay từ ngày sinh con gái, sức khoẻ yếu, nhiều bệnh tật nên không có cơ hội "cho chồng mụn con trai nối dõi tông đường". Dù tình cảm với chồng còn sâu đậm nhưng nghĩ sau này không có người thờ tự, bà quyết định cưới vợ hai cho chồng.
“Có người đàn bà nào muốn san sẻ chồng cho người phụ nữ khác”, bà thở dài. Quyết định cưới vợ hai cho chồng của bà được anh em họ tộc bên nội hưởng ứng. Năm 1997, vợ hai của chồng về sống chung trong căn nhà 3 gian cấp bốn. Cuộc sống một ông hai bà cũng trôi chảy trong nhiều năm. Bà vợ hai sinh cho ông Tình được hai trai một gái. “Thấy chồng có người nối dõi, tôi cũng cảm thấy ấm lòng”, bà tâm sự.
Một thời gian sau, tình cảm chung cũng dần có những rạn nứt. “Ông ấy kiếm cớ bảo tôi ngoại tình để lạnh nhạt và hắt hủi khiến mẹ con tôi phải về bên ngoại tá túc một thời gian", bà nói. Ngày sát Tết Nguyên đán 2015, mẹ con bà về nhà thì bị ông Tình cùng ba con riêng chặn lối, giăng dây không cho vào. Nén tủi nhục, bà phải quay lại ở nhờ các em ruột rồi gửi đơn ly dị. Bà nghẹn ngào khiến việc trình bày đôi lúc bị ngắt quãng.
Trình bày tại toà, ông Tình tiếp tục “bảo lưu” quan điểm muốn đòi lại phần diện tích đất mà tòa sơ thẩm đã tuyên. Theo ông, mảnh đất hiện nhiều người sở hữu dù giấy tờ đứng tên ông. Ông cũng kháng cáo đòi lại toàn bộ giá trị của bộ ghế trị giá 8 triệu đồng mà bà Mận đã bán trước đó, không đồng ý “cưa đôi” tài sản này.
Một thành viên HĐXX phân tích: “Bị đơn sống cũng phải có tình chứ. Bà ấy đã vun đắp cho gia đình gần 40 năm trời mà vẫn muốn người ta ra đi tay trắng”. Người giữ quyền công tố tại toà cũng giải thích, theo luật Hôn nhân và gia đình, dù bà Mận không có đăng ký kết hôn nhưng công nhận là vợ hợp pháp. Mọi tài sản trước và sau khi sống chung đều được chia đều. Trong khi đó, những người bị đơn đưa ra để chứng minh cùng sở hữu mảnh đất lại không có căn cứ để xác định quyền.
Công tố viên cũng cho hay khi bản án có hiệu lực, ông Tình nếu vần còn cấm đoán, đám gây thương tích cho bà Mận thì sẽ vướng lao lý, thậm chí phải ngồi tù. Lúc này, ông Tình ngồi lặng im, còn bà Mận gương mặt như được giãn ra, nhẹ nhõm.
HĐXX phúc thẩm chỉ ra rằng bản án sơ thẩm có thiếu sót vì chỉ quyết định chia cho bà Mận hơn 80m2, thực tế nguyên đơn phải được nhận hơn 140m2. Tuy nhiên do bà Mận không có đơn kháng cáo nội dung này nên HĐXX không xem xét.
Về địa giới phân chia phần đất, toà phúc thẩm quyết định sửa một phần, giao bà Mận quản lý toàn bộ diện tích 3 gian nhà cấp bốn, Ông Tình sở hữu phần vườn, sân, tường, chiếc giếng và một số vật dụng trong gia đình.
Rời phiên toà trong chiều muộn, bà Mận cho hay không muốn quay lại căn nhà đó. Việc đòi quyền lợi cũng chỉ muốn con gái sau này không phải chịu thiệt thòi khi có gia cảnh không trọn vẹn.
* Tên nhân vật đã thay đổi.
Theo VnExpress

Mắc 27 hành vi này có thể bị đi tù dù chỉ chuẩn bị phạm tội
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Theo Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, Bộ Công an đề xuất bổ sung 27 tội dù chỉ chuẩn bị phạm tội vẫn bị xử lý hình sự.

Án tử cho kẻ nhiều lần 'vào tù, ra tội' vẫn dính vào ma túy
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Dù nhiều lần phải đi tù, cai nghiện bắt buộc... nhưng Nguyễn Lâm Trường vẫn "ngựa quen đường cũ" không cố gắng làm lại cuộc đời. Với hành vi tàng trữ hơn 11 ngàn viên ma túy, Trường bị kết án tử hình.

Mâu thuẫn trong sinh hoạt, gã thanh niên dùng dao đâm bạn lúc rạng sáng
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Do mâu thuẫn trong sinh hoạt, Bình đã dùng một con dao gấp bằng kim loại đâm hai nhát vào vùng bụng, mạn sườn bên trái anh Nguyễn Hải Quyền khiến nạn nhân bị tổn hại 34% sức khỏe.

Cảnh giác với những thủ đoạn của tội phạm trộm cắp tài sản
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Trước tình hình trộm cắp tài sản diễn biến phức tạp, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, tự bảo vệ tài sản, tích cực tham gia tố giác tội phạm.

Đột kích khu chung cư, bắt nhóm tổ chức sử dụng ma túy
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Tại thời điểm bị Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Nghệ An) đột kích, các đối tượng vẫn đang lắc lư trong nhạc mạnh và “say” trong ma túy.

TP. Huế: Lĩnh án vì đánh người dẫn đến tử vong
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Thấy 2 người đang lời qua tiếng lại, Khánh dừng xe, xông tới dùng tay đánh vào mặt làm một người đàn ông ngã xuống và tử vong sau đó.

Luật An ninh mạng: Bảo vệ quốc gia số hay giới hạn quyền công dân?
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Luật An ninh mạng là bước đi chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian số. Tuy nhiên, tính minh bạch trong thực thi, ranh giới giữa quản lý và kiểm soát, cũng như quyền riêng tư cá nhân đang là những điểm nghẽn gây tranh cãi. Khi không gian mạng trở thành đời sống thật, pháp luật cần tiến đến đâu để vừa bảo vệ - vừa không bị bóp nghẹt?

Tạm dừng phiên xét xử vụ Vạn Thịnh Phát để làm rõ số tiền trong vụ án
Pháp luật - 16 giờ trướcPhiên phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan được tạm dừng đến 14/4 để HĐXX phối hợp với Cục Thi hành án dân sự TP.HCM xác minh, làm rõ số tiền lớn liên quan đến vụ án.

Vì sao thông tin cá nhân khách hàng dễ dàng bị đánh cắp đến vậy?
Pháp luật - 19 giờ trướcGĐXH - Chạy đua với công nghệ, nhiều doanh nghiệp đầu tư hàng triệu đô vào phần mềm, nền tảng, điện toán đám mây... Thế nhưng ít ai biết mình đang vô tình để lỗ hổng bảo mật dữ liệu "chết người". Một email bị hack, một hệ thống CRM lỗi bảo mật - có thể là khởi đầu cho sự sụp đổ. Bài toán đặt ra không còn là lưu trữ thế nào mà là bảo vệ đến đâu và ai chịu trách nhiệm nếu dữ liệu cá nhân bị xâm phạm?

Tranh chấp đất thừa kế, chồng đâm 4 anh em nhà vợ, 1 người tử vong
Pháp luật - 23 giờ trướcXảy ra mâu thuẫn trong tranh chấp tài sản thừa kế, Nguyễn Tấn Phát lấy dao đâm anh em bên vợ khiến 4 người thương vong.

TP. Huế: Lĩnh án vì đánh người dẫn đến tử vong
Pháp luậtGĐXH - Thấy 2 người đang lời qua tiếng lại, Khánh dừng xe, xông tới dùng tay đánh vào mặt làm một người đàn ông ngã xuống và tử vong sau đó.