Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nơi gìn giữ những bài thuốc quý của người Thái đen

Thứ hai, 17:51 28/03/2022 | Sống khỏe

Thanh xuân, tuổi trẻ gắn bó với nghề thuốc, lúc về nhà chồng cũng làm nghề thuốc. Và giờ đây ở gần cái tuổi thất thập cổ lai hy, lương y Lang Thị Quynh vẫn bền bỉ với những cung đường dốc núi nơi đại ngàn bao la sâu thẳm để mang về cho đời những bài thuốc y học cổ truyền quý giá của đồng bào người Thái đen ở miền Tây xứ Thanh.

Nơi gìn giữ những bài thuốc quý của người Thái đen - Ảnh 1.

Lương y Lang Thị Quynh cùng con gái vào rừng hái thuốc.

Một đời đam mê nghề thuốc

Lương Y Lang Thị Quynh (69 tuổi) là người dân tộc Thái đen, sinh ra trong gia đình có truyền thống lâu đời làm nghề thuốc y học cổ truyền ở làng Chiềng, xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), nơi có nhiều loài dược liệu quý hiếm.

Tuổi thơ của bà gắn bó với những cánh rừng, con suối trong những lần theo mẹ hái lá đem về phối trộn, bào chế thành các bài thuốc, rồi đi đến khắp vùng chữa bệnh. Bà kể, từ thời ông bà nội, rồi bố mẹ bà cũng thường xuyên lấy thuốc chữa bệnh cho các quan lại, địa chủ và người dân ở khắp các bản làng, sang cả nước bạn Lào.

Đến tuổi thanh xuân, không như nhiều cô gái Thái ngồi bên khung dệt, thêu thùa, may vá lo kiếm tấm chồng, bà rong ruổi đến nhiều bản làng, tìm gặp các thầy lang để học hỏi thêm phương pháp chữa bệnh trong dân gian. Cùng với kinh nghiệm quý báu truyền đời của gia đình, bà đã phối hợp các loại lá, rễ, vỏ cây rừng thành bài thuốc chữa bệnh, tiến xa hơn là bào chế thành công một số loại thuốc sử dụng ngắn ngày. Những bài thuốc ấy đã theo bà về nhà chồng ở xã Xuân Khao, rồi về thị trấn Thường Xuân cho đến tận bây giờ.

Lương y Quynh kể: "Tôi rất đam mê với các bài thuốc y học cổ truyền của dân tộc tôi, nhưng không phải lúc nào nó cũng được trọng dụng. Ví như những năm chín chín hay đầu những năm 2000, nhiều người không còn coi trọng y học cổ truyền, nên không tin dùng. Nhưng không vì thế mà nản lòng, tôi vẫn nghĩ đó là tài sản quý báu của đồng bào người Thái đen được chắt chiu, truyền lại qua bao đời, cần phải được gìn giữ, phát huy. Tôi đã đến nói chuyện và động viên những bệnh nhân gần nhà mình, cho họ thuốc và phác đồ điều trị. Có người bệnh tôi còn trực tiếp giúp xoa bóp trong nhiều ngày liền. Họ khỏi bệnh thì cám ơn bằng lời nói, nhiều nhặn chỉ là con gà.

Sau đó không lâu, người dân đã tin tưởng kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền điều trị bệnh. Cứ thế mà tôi thêm vững niềm tin, có thêm động lực để tiếp tục khôi phục, duy trì và phát huy các bài thuốc y học cổ truyền của dân tộc mình".

Lương y Lang Thị Quynh cho biết: Thuốc y học cổ truyền nói chung rất có giá trị, được phối trộn, bào chế từ những loài dược liệu sẵn có trong tự nhiên, điều trị được nhiều loại bệnh… Cùng với các dân tộc anh em trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, người Thái đen cũng có phương pháp chữa bệnh riêng biệt, thuốc được phối trộn, bào chế chủ yếu từ các loại lá, vỏ, rễ cây... giúp cho nhiều bệnh nhân đỡ bệnh, trở lại cuộc sống đời thường.

"Y học cổ truyền của người Thái đen chữa bệnh bằng hai phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc, hoặc kết hợp cả hai phương pháp, tùy thuộc vào loại bệnh, mức độ bệnh và thể trạng người bệnh. Ví dụ, người bị hen xuyễn, viêm da cơ địa... chỉ cần dùng thuốc, nhưng một số bệnh phải dùng cả thuốc uống, thuốc đắp chườm, kết hợp với xoa bóp. Sử dụng theo phương pháp nào thì người bệnh cũng phải cần sự kiên trì", lương y Lang Thị Quynh chia sẻ.

Với sự cố gắng không mệt mỏi, giờ đây lương y Lang Thị Quynh đã sở hữu gần 20 bài thuốc y học cổ truyền và 4 sản phẩm thảo dược cung ứng ra thị trường, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân. Năm 2015, bà được cấp Chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền, đến năm 2016, được Sở Y tế Thanh Hóa cấp phép hoạt động Phòng Chẩn trị y học cổ truyền Bà Quynh tại số 28, đường Đinh Liệt, thị trấn Thường Xuân. Từ khi được thành lập đến nay, cơ sở y học cổ truyền do bà làm chủ đã trở thành địa chỉ tin cậy của bệnh nhân khắp trong nam ngoài bắc tìm đến, phần nhiều mắc các bệnh mãn tính, bệnh về xương khớp... 

Và những phản hồi tích cực

Nơi gìn giữ những bài thuốc quý của người Thái đen - Ảnh 2.

Ông Phạm Đình Thanh ở thôn Trung Lao, xã Trung Đông, huyện Trực Ninh (Nam Định) kể lại những ngày tháng điều trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền.

Đầu năm 2021, ông Phạm Đình Thanh (59 tuổi) này ở thôn Trung Lao, xã Trung Đông, huyện Trực Ninh (Nam Định) vượt hơn 100km tìm đến Phòng Chẩn trị y học cổ truyền Bà Quynh chữa bệnh với tình trạng sức khỏe yếu. Ông Thanh kể lại: "Ngày đó tôi khó thở, đau vùng lưng sau ngực, có 3 cục hạch to như đầu ngón giữa nổi lên vùng xương đòn, sụt cân. ".

Làm theo quyết định của bố, người con trai Phạm Đình Giang đã trực tiếp đi đến nhiều cơ sở y học cổ truyền tìm hiểu và quyết định đưa bố vào Thanh Hóa gặp lương y Lang Thị Quynh. "Từ cách hỏi chuyện thăm khám, đến sự ân cần lắng nghe, động viên, tôi rất tin tưởng và quyết định dùng thuốc theo phác đồ điều trị của lương y Quynh", ông Phạm Đình Thanh kể.

Nơi gìn giữ những bài thuốc quý của người Thái đen - Ảnh 3.

Lương y Lang Thị Quynh trong một lần đến thăm khám ông Phạm Đình Thanh.

Theo chia sẻ của ông Thanh, sau gần 6 tháng kiên trì với các bài thuốc uống, đắp chườm, kết hợp xoa bóp, sức khỏe của ông đã tiến triển rõ rệt, 3 cục hạch trên xương đòn đã tan biến, không còn đau tức, khó thở. Giờ đây ông Thanh đã trở lại làm thợ xây, công việc giúp nuôi sống ông và gia đình trong hàng chục năm qua.

Ông Thanh bộc bạch: "Có trực tiếp sử dụng mới biết, nam dược nước ta rất tuyệt vời. Những bài thuốc y học cổ truyền của người Thái đen ở Phòng chẩn trị y học cổ truyền Bà Quynh đã giúp tôi khỏe mạnh trở lại".

Nơi gìn giữ những bài thuốc quý của người Thái đen - Ảnh 4.

Nụ cười của bà Vũ Thị Liên sau khi chiến thắng bệnh phổi mãn tính bằng bài thuốc của người Thái

Cùng ở thôn Trung Lao, xã Trung Đông, bà Vũ Thị Liên  (62 tuổi) cũng tìm đến Phòng Chẩn trị y học cổ truyền Bà Quynh với các triệu chứng: ho, khó thở, người sụt cân. Bà đã tìm hiểu kiến thức trên sách báo và tham khảo ý kiến rồi quyết định tìm đến phương pháp điều trị bệnh bằng y học cổ truyền.

"Hôm vào huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), đến nơi người tôi mệt lử, không thể gắng gượng ngồi được. Lúc tôi tỉnh dậy lương y Lang Thị Quynh mới thăm khám và cho tôi phác đồ điều trị bằng thuốc kết hợp xoa bóp. Tôi tin tưởng và dùng thuốc của bà đến nay", bà Liên chia sẻ.

Bà Liên khẳng định: "Sau hơn 4 tháng điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền, cân nặng của tôi đã tăng trở lại, người khoan khoái dễ chịu, ngủ sâu giấc, không còn ho, đau tức ngực nữa".

Những nụ cười ông Thanh, bà Liên cũng là những "liều thuốc" cho lương y Lang Thị Quynh cùng cở sở y học cổ truyền của bà có thêm động lực, niềm tin để tiếp tục bảo tồn và phát huy vốn thuốc quý của cha ông. Những bài thuốc ấy cũng là di sản quý giá của dân tộc.

Thành Phan


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 7 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Sống khỏe - 15 giờ trước

Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 18 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Top