Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi niềm đôi vợ chồng nghèo 13 năm không thể sinh con và "phép màu" ở cuối con đường

Thứ năm, 10:50 10/11/2022 | Sống khỏe

Bao vất vả cũng đã qua, sau 13 năm giấc mơ mong con của anh Hiền và chị Phượng đã thành hiện thực. Anh chị đón được con yêu là bé Bùi Ngọc Diệp (Susu) vào ngày 19/09/2021.

Chỉ cách Hà Nội khoảng 100km nhưng vẫn có những vùng quê còn nhiều khó khăn như xã Tề Lễ, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Về đây mới thấy, cuộc sống của người dân ở đây vẫn còn vất vả, thiếu thốn khi thủ nhập chủ yếu trông vào đồi chè và rừng cây. Họ cũng không biết nhiều đến các khái niệm hiếm muộn, hỗ trợ sinh sản, thụ tinh ống nghiệm,...

Là một trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên anh Bùi Văn Hiền (1984) và chị Cao Thị Lý Phượng (1987) không đủ điều kiện tìm con và đã phải chịu cảnh hiếm muộn suốt 13 năm ròng rã.

Lấy nhau được 6 năm không có con, anh chị mới gom góp được chi phí để xuống Hà Nội thăm khám. Tuy nhiên quá trình điều trị cần phải có một khoản chi phí lớn, với hộ gia đình thuộc diện nghèo như gia đình anh chị thì đây là vấn đề rất nan giải. Vì gánh nặng kinh tế, anh chị đã phải tạm gác lại giấc mơ tìm con của mình.

Phải đến 4 năm sau, anh Hiền và chị Phượng mới lại "khăn gói quả mướp" dắt nhau lên Hà Nội để thăm khám lần nữa. Lần này có tin vui nhưng hạnh phúc chỉ đến trong phút chốc. Anh chị đã không giữ được bé khi phát hiện đây là thai ngoài dạ con. Trong 2 năm tiếp theo, anh chị tiếp tục có tin vui nhưng vẫn là cái kết buồn như lần đầu tiên.

Nỗi niềm đôi vợ chồng nghèo 13 năm không thể sinh con và "phép màu" ở cuối con đường - Ảnh 1.

Vợ chồng anh Bùi Văn Hiền và chị Cao Thị Lý Phượng tại Bệnh viện Đức Phúc cách đây 2 năm

Nỗi khát khao mơ ước chưa một lần thành hiện thực lại kéo thêm nỗi buồn, sự sợ hãi hiện rõ trên khuôn mặt của đôi vợ chồng nghèo. Việc không có con trở thành đề tài bàn tán của cả làng, cả xã càng khiến vợ chồng anh chị phải chịu thêm nhiều áp lực hơn.

Vô tình biết đến Bệnh viện Đức Phúc qua chương trình "Tài trợ toàn bộ chi phí thực hiện thụ tinh ống nghiệm IVF", anh Hiền và chị Phượng cũng làm giấy tờ hồ sơ gửi đi với rất nhiều niềm tin và hy vọng.

Nỗi niềm đôi vợ chồng nghèo 13 năm không thể sinh con và "phép màu" ở cuối con đường - Ảnh 2.

Nỗi niềm đôi vợ chồng nghèo 13 năm không thể sinh con và "phép màu" ở cuối con đường - Ảnh 3.

Anh Hiền, chị Phượng như trẻ lại khi được đón thiên thần nhỏ xinh xắn

Cuối cùng may mắn đã mỉm cười, anh chị là 1 trong 5 gia đình may mắn nhất được Bệnh viện Đức Phúc hỗ trợ 100% chi phí thực hiện IVF. Trong suốt quá trình thực hiện IVF, anh chị luôn được các bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên bệnh viện động viên, an ủi. Bởi ngoài các yếu tố về con người, kỹ thuật thì sự lạc quan, vững tin của người mẹ cũng vô cùng quan trọng để mang đến thành công của một ca IVF.

Bao vất vả cũng đã qua, sau 13 năm giấc mơ mong con của anh Hiền và chị Phượng đã thành hiện thực. Anh chị đón được con yêu là bé Bùi Ngọc Diệp (Susu) vào ngày 19/09/2021.

Nỗi niềm đôi vợ chồng nghèo 13 năm không thể sinh con và "phép màu" ở cuối con đường - Ảnh 4.

Niềm vui hân hoan như hiện rõ trên khuôn mặt các thành viên trong gia đình chính là phần thưởng quý giá của các bác sĩ Bệnh viện Đức Phúc

Từ khi có tiếng nói tiếng cười của trẻ nhỏ, dường như cuộc sống của anh chị đã bước sang trang mới. Dù còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế nhưng cuộc sống của anh chị đã ổn định, tổ ấm cũng được xây dựng khang trang hơn.

Gần 2 năm kể từ khi được đồng hành và hỗ trợ gia đình anh Hiền và chị Phượng, các bác sĩ Bệnh viện Đức Phúc đã về xã Tề Lễ thăm gia gia đình anh chị. Nhìn thấy thiên thần nhỏ vui đùa và niềm xúc động trên khuôn mặt các thành viên trong gia đình khiến các bác sĩ Bệnh viện Đức Phúc vô cùng hạnh phúc. Với họ, đây là phần thưởng quý giá, tiếp thêm động lực để mỗi ngày mang đến nhiều niềm vui hơn nữa cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn.

BỆNH VIỆN ĐỨC PHÚC

Hotline tư vấn 24/7: 097 119 5050

Website: https://benhvienducphuc.com/

Cơ sở 1: 48 Ô Đồng Lầm (Hồ Ba Mẫu), Đống Đa, Hà Nội

Cơ sở 2: 496 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 28 phút trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 3 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 11 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 12 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Top