NSND Trung Kiên: Âm nhạc thời kỳ chiến thắng Điện Biên Phủ là bản hùng ca tập thể
GiadinhNet - Là một trong những ca sĩ hát nhạc cách mạng nổi tiếng của Việt Nam, NSND Trung Kiên khiêm tốn nhận mình không phải là người của những ca khúc Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, đến gần ngày 7/5, ông vẫn rất quan tâm đến những sáng tác của thời kỳ này.

NSND Trung Kiên. Ảnh: TL
Ca khúc Điện Biên Phủ chủ yếu là những bản đồng ca, tốp ca
Thưa NSND Trung Kiên, được biết đến là giọng ca nam cao nổi tiếng của dòng nhạc cách mạng nhưng ông lại hát rất ít ca khúc về Điện Biên Phủ?
- Thực ra, tôi và NSND Quý Dương là một trong những ca sĩ của những năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Nói vui nhưng rất thật đó là năm chiến thắng Điện Biên Phủ tôi còn đang chưa được mẹ đồng ý cho theo nghệ thuật vì thời kỳ đó ca hát chưa được coi là một nghề. Mãi sau này được bạn bè của mẹ thuyết phục nên tôi mới được theo học âm nhạc. Tôi trưởng thành và hát những bài về kháng chiến chống Mỹ nên lúc này tôi nhận cuộc phỏng vấn tôi sợ mình không xứng đáng (cười).
Tôi chỉ dám nhận đã sống trong những năm tháng chiến tranh, chiến thắng Điện Biên Phủ đã cho tôi cảm xúc để hát những ca khúc cách mạng sau này.
Nhưng hiện tại vẫn có những ca sĩ dù cũng không trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn có thể biểu diễn rất thành công các ca khúc đó?
- Nói về âm nhạc của năm tháng Điện Biên Phủ thì phải thừa nhận một thực tế ca khúc đơn ca không nhiều mà chủ yếu là đồng ca, hợp xướng, tốp ca. Ví dụ như: “Hò kéo pháo”, “Hành quân xa”, “Giải phóng Điện Biên”… Chỉ có nghệ sĩ Quý Dương đã sáng tạo bài “Hành quân xa” trở thành tiết mục đơn ca vào thời kỳ sau thôi.
Ca khúc, sự hào hùng của những năm tháng Điện Biên Phủ vẫn là sự thể hiện bằng loại hình đồng ca, tốp ca.
Ông nghĩ sao khi những ca khúc tập thể năm đó sau này đã được một số nghệ sĩ chuyển thể sang đơn ca?
- Không sao cả. Mỗi thời mỗi khác. Nếu hát đồng ca, chính xác những bài như thế là phải 50-60 người thì mới có khí thế hừng hực. Đến thời bình, hát đơn ca cũng có sức hút của nó. Tôi không đánh giá cao thấp nhưng cũng không phải vì thế mà ca ngợi các ca sĩ bây giờ vì nhiều khi họ hát không đúng, vẫn còn nhiều sai sót. Một vài lời không thể nói hết được.
Dù không hát nhiều ca khúc về Điện Biên Phủ nhưng sống qua những thời khắc lịch sử (7/5/1954) chắc ông có nhiều kỷ niệm?
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, những năm 1956-1957 phong trào văn hoá văn nghệ ở Thủ đô phát triển mạnh mẽ. Mặc dù không chuyên nhưng mỗi cuối tuần chúng tôi thường tập trung học hát và biểu diễn tại nhà chòi Vườn hoa Chí Linh. Người Hà Nội thời kỳ đó thích văn hoá văn nghệ nhưng do không có điều kiện để thưởng thức nên mỗi lần có chương trình đều hưởng ứng rất nhiệt tình.
Trong những năm tháng biểu diễn nhạc cách mạng, ông có ấn tượng nào đáng nhớ nhất?
- Kỷ niệm thì nhiều. Nhưng trong những năm kháng chiến chống Mỹ bản thân tôi đã có 28 lần đi chiến trường. Tôi thường dẫn đoàn khoảng 18-20 người, mang cả gạo, mọi thứ vật dụng rồi ăn rau rừng để đi biểu diễn. Thậm chí có những lần hát không có micro hay có một vài micro không chất lượng. Dù thiếu thốn nhưng cả đoàn vẫn hăng say biểu diễn.
Những năm tháng đi bộ xuyên rừng hát ở chiến khu, khi về thời bình vẫn hát những ca khúc đó thì cảm xúc của ông thay đổi thế nào?
- Tất nhiên có nhiều thay đổi. Không gian biểu diễn khác, khán giả khác… thì cảm xúc sẽ khác nhau.
Giữa những năm bom đạn, biểu diễn tập thể thì đúng là hào khí hào hùng, để diễn tả lại thì không hết được cảm xúc. Tất nhiên, những người đã kinh qua những năm tháng đó thì cảm xúc sẽ chân thật, xúc động hơn rất nhiều.
Không “chín ép” các thế hệ sau

NSND Trung Kiên. Ảnh: TL
Là một người đi trước, lại đang trực tiếp đào tạo thế hệ kế cận, có những học trò nào mà ông cảm thấy hài lòng và hy vọng có thể kế tiếp dòng nhạc này?
- Ôi nhiều lắm! Lê Dung và Quang Thọ đều là học sinh của tôi. Tôi đào tạo toàn những ca sĩ, tạm gọi là “xịn”.
Ở TPHCM, nhiều ca sĩ trong Nhà hát Opera là học sinh của tôi. Chỉ điểm sơ qua lớp cao học mới tốt nghiệp thì có hơn 50 người, còn đại học thì không thể kể hết.
Lê Dung ngày xưa nổi tiếng nhạc cảm tốt nhưng bây giờ nhiều bạn trẻ vươn lên cũng có những tố chất, kỹ thuật rất đang khích lệ. Tuy nhiên bối cảnh khác nhau, điều kiện sống khác nhau, các ca sĩ trẻ ít hát ca khúc cách mạng. Tôi hoàn toàn hiểu và thông cảm với điều đó.
Được biết các cháu nội của ông đều theo nghệ thuật, ông có hướng các cháu đến âm nhạc Cách mạng không?
- Để hát nhạc cách mạng cần nhiều yếu tố: Chất giọng, phương pháp giáo dục, suy nghĩ, đam mê. Tôi chỉ định hướng chứ không ép. Có thể bảo cháu hát bài bài bài kia nhưng lựa chọn theo dòng nhạc đó hay không là quyết định của các cháu.
Nói như thế thì thế hệ sau biết thế nào thưa ông?
- Hiện nay trong các giáo trình thanh nhạc của Nhạc viện vẫn cố gắng giữ âm nhạc truyền thống.
Thực tế, nhiều học viên cao học của tôi đang là ca sĩ có tiếng và kế tiếp âm nhạc truyền thống như Tân Nhàn, Lan Anh…
Còn sau đấy? Không thể đòi hỏi lớp sau phải như lớp trước được. Khi giảng dạy tôi cũng phải tìm hiểu và định hướng chứ không, áp đặt. Như thế là “chín ép”.
Vậy ca khúc cách mạng như “Hò kéo pháo” được remix trong chương trình “Giai điệu tự hào” mấy năm trước theo ông có được coi là sự pha trộn “hợp thời” không?
- Âm nhạc cách mạng sống được không phải chỉ có giai đoạn cách mạng. Tức là, ca khúc cách mạng có thể phát triển theo hướng hiện đại thì cũng không có gì sai. Tuy nhiên nhiều khi họ phóng tác ca khúc đi xa quá, lệch lạc và nhiều khi ca sĩ trẻ không hiểu biết về giai đoạn đó, không biết hát thì sẽ làm giảm giá trị đi rất nhiều.
Ngoài ra, những ca khúc cách mạng khán giả thường bị ấn tượng bởi những người cũ, người xưa. Ví dụ, bài “Đất nước trọn niềm vui” không chỉ tôi mà có nhiều ca sĩ khác biểu diễn nhưng khán giả vẫn ấn tượng về ông Kiên. Âm nhạc cách mạng có đặc thù như thế. Dù nhiều ca sĩ hát thì những giọng ca đời đầu vẫn có dấu ấn riêng.
Xin cảm ơn chia sẻ của NSND Trung Kiên!
Ngọc Mai (thực hiện)

Nhà quay phim 'Cánh đồng hoang' hé lộ nhiều bí mật sau 46 năm
Giải trí - 25 phút trướcGĐXH - "Cánh đồng hoang" - bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt được thực hiện với 1 nguồn kinh phí khiêm tốn ở thời điểm lúc bấy giờ là chưa đến 300 nghìn đồng.

Nữ NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca nổi tiếng trong làng nhạc đỏ, tuổi trung niên có cuộc sống bình yên
Giải trí - 33 phút trướcGĐXH - NSƯT Tố Nga là nữ nghệ sĩ quê Hà Tĩnh có nhiều đóng góp cho làng nhạc đỏ và nhạc dân gian. Ở tuổi trung niên, sau những sóng gió cuộc đời, chị hiện tại có những khoảng lặng bình yên bên gia đình.

Hình ảnh cuối cùng của hoa hậu Myanmar 28 tuổi qua đời vì động đất
Thế giới showbiz - 47 phút trướcSili Mee - Hoa hậu Du lịch Myanmar - qua đời trong động đất ở Mandalay có phong cách sống cân bằng và trái tim hướng thiện.

Dàn thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2024 được rèn luyện kỹ năng đứng, ngồi, cười
Giải trí - 2 giờ trướcBên cạnh các kỹ năng về thuyết trình, catwalk, ứng xử, vũ đạo, Top 41 Hoa hậu Việt Nam 2024 còn được rèn luyện về phong thái, từ cách ngồi, đứng, cách cười chuẩn hoa hậu.

Người đẹp Hải Phòng là học trò của cố NSND Tường Vi gây chú ý Hoa hậu Việt Nam
Giải trí - 2 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Ngọc Anh - học trò của cố NSND Tường Vi, đang là thí sinh nhỏ tuổi nhất gây được chú ý tại Hoa hậu Việt Nam 2024.

Lily Chen không ngại làm xấu mình trong phim 'Mẹ Biển'
Xem - nghe - đọc - 2 giờ trướcGĐXH - Lily Chen là một trong những mảnh ghép nói về số phận người dân miền biển được khai thác, phác họa chân thực qua bộ phim truyền hình 'Mẹ Biển'.

Hieuthuhai vượt mặt Hòa Minzy
Xem - nghe - đọc - 3 giờ trướcTrưa 4/4, MV "Nước mắt cá sấu" của Hieuthuhai vượt qua "Bắc Bling" của Hòa Minzy để giữ vị trí số một danh sách âm nhạc thịnh hành.

Phim của Bùi Thạc Chuyên nhận nhiều lời khen, khán giả vẫn tranh cãi cái kết
Giải trí - 5 giờ trướcGĐXH - "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của Bùi Thạc Chuyên đang có doanh thu ấn tượng ngoài phòng vé. Song song với độ hot, phim cũng nhận nhiều ý kiến tranh cãi từ khán giả.

Nữ MC quê Nghệ An tuổi 26 đã sở hữu xe Mercedes vài tỷ, mua nhà, mua đất tặng bố mẹ
Giải trí - 5 giờ trướcGĐXH - Từng được biết đến là "hot girl 7 thứ tiếng" năm 17 tuổi, hiện tại cuộc sống của MC Khánh Vy ở tuổi 26 khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Thái Hòa phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối': Khán giả chưa chán, tôi đã chán tôi trước rồi
Giải trí - 9 giờ trướcGĐXH - Thái Hòa mới đây đã khiến khán giả bất ngờ khi chuyển mình từ hài kịch sang chính kịch với vai Bảy Theo phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối". Để khắc họa nhân vật người lính du kích, nam diễn viên sinh năm 1974 đã phải giảm cân, lăn lộn như những người lính.

Con gái Phương Oanh - Shark Bình chưa tròn 1 tuổi đã có nhiều điểm giống mẹ
Giải tríGĐXH - Cặp song sinh nhà Phương Oanh - Shark Bình luôn là tâm điểm của khán giả vì vẻ ngoài quá đáng yêu. Đặc biệt, Jenny - bé gái chưa tròn 1 tuổi nhưng đã lộ tính cách giống mẹ.