Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nước tiểu có bọt: Dấu hiệu báo động không thể bỏ qua

Thứ bảy, 13:22 02/09/2017 | Sống khỏe

Nước tiểu có bọt cảnh báo cơ thể phụ nữ mắc một số bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh tiểu đường... cần gặp ngay bác sĩ để điều trị.

Màu nước tiểu có thể là màu vàng nhạt, màu trắng phụ thuộc chế độ ăn uống, sử dụng thuốc hoặc lượng nước tiêu thụ.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nước tiểu có bọt lại cảnh báo cơ thể phụ nữ có vấn đề và cần được điều trị ngay. Nguyên nhân chính khiến cho việc đi tiểu có bọt là do áp lực lên bàng quang lớn, bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân cơ bản khác.

Trong nước tiểu có bọt có thể bạn đang mắc phải những bệnh dưới đây:

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu

UTI hay còn được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những vấn đề phổ biến và nghiêm trọng mà nhiều phụ nữ gặp phải. Nó xảy ra do sử dụng nhà vệ sinh không sạch sẽ. Vi khuẩn và nấm xâm nhập vào ống tiết niệu và gây cảm giác bỏng rát, dẫn đến nước tiểu có bọt.

Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ vì UTI cần được điều trị bằng kháng sinh. Ngoài ra, hãy sử dụng nhà vệ sinh sạch và dung dịch vệ sinh để phòng ngừa.


Sỏi thận gây bọt ở nước tiểu

Sỏi thận gây bọt ở nước tiểu

2. Vấn đề về thận

Thận là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể, khi thận gặp vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt với những bệnh nhân đã trải qua chạy thận. Nước tiểu liên tục có bọt cảnh báo bạn đang gặp phải các vấn đề về thận. Bạn có thể bị sỏi thận vì sỏi thận gây bọt ở nước tiểu.


(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

3. Bệnh tiểu đường

Nguyên nhân chính gây ra các bệnh về thận là bệnh tiểu đường. Những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, nước tiểu thường có bọt hoặc bong bóng. Vì vậy, nếu nước tiểu có bọt hãy kiểm tra kĩ kết quả nồng độ đường lần gần nhất hoặc nếu đến thăm khám bác sĩ ngay vì bệnh tiểu đường ngoài phải tuân thủ chế độ ăn uống còn cần thuốc điều trị thích hợp.

Điều trị hiệu quả giúp hạn chế tình trạng bệnh tiểu đường và nước tiểu có bọt.


Các bệnh về tim cũng dẫn tới nước tiểu có bọt

Các bệnh về tim cũng dẫn tới nước tiểu có bọt

4. Các bệnh về tim

Các bệnh về tim cũng dẫn tới nước tiểu có bọt. Điều quan trọng là bạn nên kiểm tra sức khỏe tim mạch cũng như sức khỏe tổng thể. Đột quỵ, đau tim, huyết áp cao gây ra nước tiểu có bọt. Các bệnh về tim cần được sự giám sát của các bác sĩ chuyên môn.


Protein niệu là sự giải phóng số lượng lớn protein trong nước tiểu

Protein niệu là sự giải phóng số lượng lớn protein trong nước tiểu

5. Protein niệu

Nhiều người sẽ còn lạ với khái niệm này, protein niệu là sự giải phóng số lượng lớn protein trong nước tiểu. Thận lọc chất độc ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu, thông thường một lượng nhỏ protein được thải ra qua đường tiểu.

Nhưng khi nước tiểu chứa nồng độ protein cao cảnh báo thận hoạt động không tốt, do sỏi thận hoặc tiểu đường, huyết áp cao hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu đạm (như trứng, thịt lợn, thịt gà).


Cố gắng thư giãn, giành vài phút thiền là một biện pháp hữu hiệụ

Cố gắng thư giãn, giành vài phút thiền là một biện pháp hữu hiệụ

6. Căng thẳng

Một ngày làm việc vất vả hoặc áp lực công việc cũng là lí do cho nước tiểu có bọt. Cố gắng thư giãn, giành vài phút thiền là một biện pháp hữu hiệụ giúp não bộ giảm căng thẳng, hết bọt ở nước tiểu.

7. Mất nước

Mất nước là một nguyên nhân cơ bản gây nước tiểu có bọt. Nước chiếm 2/3 trong lượng cơ thể, nước giúp loại bỏ độc tố của cơ thể thông qua đường tiểu. Cơ thể cần một lượng nước nhất định để hoạt động.

Bệnh nhân tiểu đường hạn chế lượng nước tiêu thụ mỗi ngày, lượng đường trong cơ thể tăng sẽ được giải phóng dưới dạng nước tiểu có bọt.

Ngoại trừ bệnh nhân tiểu đường, nếu gặp phải trường hợp nước tiểu có bọt, bạn nên kiểm soát lại lượng nước uống tiêu thụ hàng ngày. Một ngày, một người nên dùng ít nhất 8 - 10 ly nước.

Hiện tượng nước tiểu có bong bóng hoặc bọt thường xuyên xảy ra ở phụ nữ mang thai. Còn lại trong các trường hợp khác, nếu bạn gặp phải vấn đề này nên đi thăm khám bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời, nước tiểu có bọt cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp vấn đề.

Theo Soha/Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
‘Siêu thực phẩm’ rẻ tiền giúp tăng cường miễn dịch trong mùa đông

‘Siêu thực phẩm’ rẻ tiền giúp tăng cường miễn dịch trong mùa đông

Sống khỏe - 59 phút trước

Bông cải xanh không chỉ là một loại rau phổ biến và rẻ tiền mà nó còn là một 'siêu thực phẩm' chứa nhiều dưỡng chất giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật trong mùa đông lạnh giá.

Cô gái đi cấp cứu ít phút sau khi hôn chàng trai mới quen

Cô gái đi cấp cứu ít phút sau khi hôn chàng trai mới quen

Sống khỏe - 11 giờ trước

Vài phút sau khi hôn chàng trai, Phoebe cảm thấy cổ họng thô ráp, cơ thể phát ban và nổi mề đay. Cô lập tức gọi xe cấp cứu vào bệnh viện.

Cách bảo vệ sức khỏe trong rét đậm

Cách bảo vệ sức khỏe trong rét đậm

Sống khỏe - 12 giờ trước

Rét đậm những ngày qua khiến nhiều người, trong đó có người cao tuổi phải nhập viện vì các bệnh đường hô hấp, cơ xương khớp, tim mạch... Vì vậy, cần dự phòng và bảo vệ tốt người cao tuổi trước những vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa đông.

5 ngày thực hiện 3 cuộc phẫu thuật, bác sĩ cứu thiếu niên từ cõi chết trở về

5 ngày thực hiện 3 cuộc phẫu thuật, bác sĩ cứu thiếu niên từ cõi chết trở về

Y tế - 13 giờ trước

Trải qua 3 cuộc phẫu thuật phức tạp trong vòng 5 ngày, nam bệnh nhân bị sốc đa chấn thương nghiêm trọng được các bác sĩ cứu sống, thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 58 tuổi ở Hà Nội suýt vỡ mạch máu não vì căn bệnh này

Đau đầu âm ỉ, người đàn ông 58 tuổi ở Hà Nội suýt vỡ mạch máu não vì căn bệnh này

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH – Sau 2 tuần bị đau đầu, uống thuốc không đỡ, ông D đến viện được phát hiện bị phình mạch máu não, có khả năng vỡ cao.

Diễn viên Hồng Ánh gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, căn bệnh của cô nguy hiểm thế nào?

Diễn viên Hồng Ánh gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, căn bệnh của cô nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Diễn viên Hồng Ánh nhập viện do vấn đề về dây thanh quản, thanh đới. Cô bị ho và tắt tiếng, đến nay tình hình vẫn không ổn...

Nữ sinh giỏi đột quỵ, qua đời tuổi 17 vì áp lực thi cử, ngủ 4 tiếng/ngày

Nữ sinh giỏi đột quỵ, qua đời tuổi 17 vì áp lực thi cử, ngủ 4 tiếng/ngày

Sống khỏe - 1 ngày trước

Áp lực thi cử chỉ ngủ 4 tiếng/ngày, nữ sinh Thẩm Huệ Di (17 tuổi), học sinh Trường SMK Yong Peng (Malaysia) đột quỵ qua đời ở tuổi 17.

Làm sao để biết cơ thể thiếu chất gì?

Làm sao để biết cơ thể thiếu chất gì?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Việc thiếu các vitamin và khoáng chất thiết yếu sẽ khiến cơ thể mất cân bằng, sức khỏe suy giảm, nhưng làm sao biết cơ thể thiếu chất gì để bổ sung?

Căn bệnh Thương Tín gặp phải nguy hiểm ra sao mà có nguy cơ tàn tật suốt đời?

Căn bệnh Thương Tín gặp phải nguy hiểm ra sao mà có nguy cơ tàn tật suốt đời?

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Hiện tại, nghệ sĩ Thương Tín phải ngồi xe lăn do chân phải gặp biến chứng teo cơ, không thể duỗi thẳng sau tai nạn vỡ xương bánh chè; chân trái bị viêm khớp gối nặng.

Tuổi 25 cần những loại vitamin nào?

Tuổi 25 cần những loại vitamin nào?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Vitamin có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì mức năng lượng, tăng cường khả năng miễn dịch, giữ cho da, tóc và xương khỏe mạnh. Vậy lứa tuổi 25 cần những loại vitamin nào?

Top