Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ồ ạt bỏ vốn vào trồng nghệ, dân "khóc đứng, khóc ngồi" vì không ai mua

Thứ năm, 08:15 11/01/2018 | Sản phẩm - Dịch vụ

Dù đã quá thời gian thu hoạch nhưng hàng trăm diện tích nghệ trên địa bàn huyện Chư Sê và huyện Chư Pưh (Gia Lai) không có thương lái đến thu mua. Nhiều hộ dân “dở khóc, dở cười” khi vì đào nghệ lên thì không bán được, mà để nghệ dưới đất lâu ngày cũng thối nát.

Từ đầu năm 2017, khi bà con đang loay hoay tìm cây làm giàu mới để thay thế vườn tiêu bị chết trắng của mình. Theo đó, khi nghe thông tin về khi trồng 1 ha nghệ tươi có thể thu về hơn 100 triệu đồng.

Tưởng có thể thoát khỏi cây hồ tiêu, làm giàu nhờ trồng cây nghệ. Nhưng chưa kịp vui mừng thì thêm một lần nữa họ lại “khóc đứng, khóc ngồi” với hàng trăm ha nghệ đã đến thời điểm thu hoạch nhưng không có một bóng dáng thương lái nào đến thu mua.

Nhiều diện tích nghệ của bà con ở Chư Pưh đã đủ thời gian thu hoạch nhưng tìm không được đầu ra
Nhiều diện tích nghệ của bà con ở Chư Pưh đã đủ thời gian thu hoạch nhưng tìm không được đầu ra

Than thở với chúng tôi, ông Trần Quốc Toản (34 tuổi, thôn Vinh Phú, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh) buồn rầu nói: “Trước đây quỹ đất này gia đình tôi trồng tiêu và cà phê, nhưng do tiêu chết nên đã chuyển sang trồng bí. Nhưng rồi bí cũng chất đống thối nát vì không ai mua. Thấy bên Đăk Lăk họ trồng nghệ lãi cao nên cũng mua giống về trồng. Mới đầu thấy cây nghệ phát triển khá mạnh, củ nhiều. Tuy nhiên, hiện đã đến thời kỳ thu hoạch, cây nghệ đã rủ hết lá. Nhưng gần tháng nay vẫn không có ai đến hỏi mua. Riêng tiền giống đã 3 triệu rồi, chưa kể tiền công cán chăm sóc cũng phải hơn 10 triệu nữa. Cứ đà này thì không biết có ai mua lại đổ đống tiếp…”.

Nghệ chết khô nằm chờ nguồn đầu ra
Nghệ chết khô nằm chờ nguồn đầu ra

Mặc dù cây nghệ phát triển khá tốt, củ cho năng suất cao nhưng thay vì vui mừng thì gia đình ông Đào Đình Quang (thôn Lương Hà, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh) đang “dở khóc, dở cười” vì gần 1 ha nghệ đã đến thời kỳ thu hoạch nhưng không tìm được thương lái thu mua.

Ông Quang bộc bạch: “Gần 1ha nghệ của tôi đều được trồng trên diện tích tiêu chết. Đang loay hoay đi tìm cây thay thế cây tiêu thì thấy bà con ồ ạt đưa cây nghệ về trồng. Nhiều người nói trồng nghệ đi, 1 ha có thể thu về khoảng hơn 100 triệu rồi, hơn hẳn tiêu với cà phê mà giống lại rẻ, vậy là theo trồng luôn. Tính hết cả công cán chăm sóc là mất gần 25 triệu rồi, giờ bới lên thì không ai mua, nhưng để dưới đất lâu ngày nghệ cũng thối hết”.

Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Quang Vang – Phó chủ tịch xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh) cho biết: "Từ khi tiêu chết, đất trống nhiều nên nông dân họ chuyển qua trồng nghệ theo phong trào tự phát. Theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn xã Ia Blứ có khoảng gần 100 ha nghệ của các hộ dân. Hiện tại trên địa bàn vẫn chưa thấy ai vào thu mua, vấn đề này bên xã đã liên hệ với công ty dưới TP.Hồ Chí Minh để tìm đầu ra cho bà con nhưng họ vẫn chưa phản hồi…”.

Vườn nghệ của ông Toản dù đã đến thời kỳ thu hoạch những vẫn không thể đào bán vì không có ai mua
Vườn nghệ của ông Toản dù đã đến thời kỳ thu hoạch những vẫn không thể đào bán vì không có ai mua

Theo ông Nguyễn Long Khánh - Phó phòng nông nghiệp huyện Chư Pưh cho biết: “Việc triển khai trồng nghệ ở huyện mới diễn ra từ đầu năm 2017 đến nay. Do có một số người dân sang bên Đăk Lăk về thấy bên đó trồng hiệu quả nên về ồ ạt trồng. Trên địa bàn huyện chưa có quy hoạch để trồng cây nghệ. Đây là dân họ trồng tự phát. Hiện nay, phòng cũng đã triển khai mở nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền. Đồng thời cũng khuyến cáo nông dân nên liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác xã gắn với sản xuất cây trồng, liên kết được với các doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra. Ngoài ra, phải có các hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các đơn vị của các công ty...”.

Tương tự, trên địa bàn huyện Chư Sê cũng có khoảng hơn 200 ha nghệ chuẩn bị thu hoạch, tuy nhiên vẫn chưa thấy ai hỏi mua. Việc nhiều hộ dân trồng nghệ ồ ạt, tự phát và không theo quy hoạch như hiện nay, có thể dễ dẫn tới vỡ nợ khi bỏ hàng chục triệu đồng để mua giống, phân tro chăm sóc mà không thể bán được sản phẩm.

Theo Phạm Hoàng

Dân Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tôi luôn nghĩ rằng luôn để nhiệt độ điều hòa 26 độ C là tiết kiệm điện, nhưng đây là một sự hiểu lầm lớn

Tôi luôn nghĩ rằng luôn để nhiệt độ điều hòa 26 độ C là tiết kiệm điện, nhưng đây là một sự hiểu lầm lớn

Bảo vệ người tiêu dùng - 5 giờ trước

Mùa hè đến rồi, nhiệt độ hầu như ngày nào cũng trên 30 độ C. Tôi thực sự muốn bật điều hòa 24/24.

Tiểu thương Hà Nội lợi dụng 'nhà không số, phố không tên', ngang nhiên kinh doanh cánh gà nhiều 'không'

Tiểu thương Hà Nội lợi dụng 'nhà không số, phố không tên', ngang nhiên kinh doanh cánh gà nhiều 'không'

Bảo vệ người tiêu dùng - 6 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/5, Công an quận Tây Hồ cho biết, 2 cơ sở kinh doanh đã lợi dụng những căn "nhà không số" ở khu vực ngoài đê sông Hồng, thuộc địa bàn phường Tứ Liên để kinh doanh cánh gà không rõ nguồn gốc.

Giá vé máy bay nội địa tăng cao, ngành du lịch 'chịu trận'

Giá vé máy bay nội địa tăng cao, ngành du lịch 'chịu trận'

Bảo vệ người tiêu dùng - 7 giờ trước

Theo chuyên gia kinh tế, giá vé máy bay nội địa ngày càng đắt đỏ dễ khiến khách đi nước ngoài ngày càng nhiều, du lịch trong nước gặp khó khăn.

Loại quả mọc dại giờ được giới sành ăn lùng mua, giá bán 120.000 đồng/kg vẫn ‘cháy hàng’

Loại quả mọc dại giờ được giới sành ăn lùng mua, giá bán 120.000 đồng/kg vẫn ‘cháy hàng’

Giá cả thị trường - 9 giờ trước

GĐXH - Quả nho rừng có màu đen, vỏ dày, quả tròn hiện được giới nội trợ Hà thành săn lùng khắp các chợ mạng, hiện nay chúng được đăng bán với giá khoảng 120.000 đồng/kg.

Luật Nhà ở 2023: Thời hạn sử dụng chung cư được xác định như thế nào?

Luật Nhà ở 2023: Thời hạn sử dụng chung cư được xác định như thế nào?

Sản phẩm - Dịch vụ - 14 giờ trước

GĐXH - Điều 58 Luật Nhà ở 2023 đã quy định rất rõ về thời hạn sử dụng nhà chung cư. Từ 01/01/2025, Luật Nhà ở 2023 bắt đầu chính thức có hiệu lực.

Đất 'sổ đỏ' Hà Nội chỉ hơn 20 triệu/m2, nơi xa lắc vẫn 'hét' giá 50 triệu/m2

Đất 'sổ đỏ' Hà Nội chỉ hơn 20 triệu/m2, nơi xa lắc vẫn 'hét' giá 50 triệu/m2

Giá cả thị trường - 16 giờ trước

Giá đất ở một số xã của huyện Thanh Trì chỉ từ 20-30 triệu đồng/m2. Trong khi, các xã ở huyện Mê Linh, giá đất có nơi lên đến 50-70 triệu đồng/m2.

Giá chung cư cũ Hà Nội hạ nhiệt

Giá chung cư cũ Hà Nội hạ nhiệt

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

Giá căn hộ chung cư cũ Hà Nội liên tục tăng từ đầu năm nay, lượng quan tâm đạt đỉnh vào tháng 3.

Nghề đẽo đá 'ra tiền' của những người phụ nữ vùng biển

Nghề đẽo đá 'ra tiền' của những người phụ nữ vùng biển

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

Trưa hè nắng như đổ lửa, những người phụ nữ miền biển ở Hà Tĩnh vẫn cặm cụi gõ “cóc cóc cóc” vào bãi đá, miệt mài mưu sinh với nghề đục hàu.

Bất động sản phân khúc biệt thự, liền kề khu vực nào của Hà Nội có giá đắt nhất?

Bất động sản phân khúc biệt thự, liền kề khu vực nào của Hà Nội có giá đắt nhất?

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

GĐXH - Đầu năm 2024, thị trường bất động sản sôi động trở lại. Khác với phân khúc chung cư tăng nhanh giảm nhanh, phân khúc biệt thự, liền kề có sức mua ổn định.

Giá vàng hôm nay 18/5/2024

Giá vàng hôm nay 18/5/2024

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay 18/5/2024 trên thị trường thế giới tăng vượt mốc 2.414 USD/ounce, kéo giá vàng miếng SJC tăng 400.000 đồng mỗi lượng lên 90,4 triệu đồng/lượng.

Top