Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ô nhiễm không khí giết người theo cách nào?

Thứ ba, 19:31 01/10/2019 | Sống khỏe

Nghiên cứu mới của Ngân hàng Thế giới (WB) và Viện Đánh giá và Nghiên cứu y tế cho thấy, nguy cơ tử vong do ô nhiễm không khí đứng thứ tư trong các nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới.

Thiệt hại do ô nhiễm không khí

Gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liên tục cảnh báo mối đe dọa từ ô nhiễm không khí với sức khỏe con người cao hơn nhiều so với những con số báo cáo. Rằng ô nhiễm không khí là nguyên nhân làm hơn 3 triệu người tử vong sớm mỗi năm do đột quỵ, mắc bệnh tim mạch, hô hấp, lão hóa não bộ, đe dọa hầu hết cộng đồng dân cư các thành phố lớn ở những nước đang phát triển và các nước chậm phát triển.

Theo WB, tử vong do ô nhiễm không khí gây thiệt hại 225 tỷ USD kinh tế toàn cầu và là nguy cơ hàng đầu gây tử vong sớm trên thế giới. Ô nhiễm không khí làm 5,5 triệu người tử vong năm 2013 do mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí ngoài trời và trong nhà, gây đau khổ cho con người và làm giảm sự phát triển kinh tế.

Ô nhiễm không khí giết người theo cách nào? - Ảnh 1.
Các phân tử ô nhiễm qua khứu giác xâm nhập vào não và tủy sống.

Nguy hiểm rình rập khi không khí ô nhiễm

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh cho thấy, các hạt phân tử được tìm thấy trong tình trạng ô nhiễm có thể xâm nhập não người do hít thở không khí. Các phân tử ô nhiễm là magnetite (oxit sắt từ) có kích thước nhỏ hơn 150 nanometer được phát hiện bên trong vỏ não trước. GS. Barbara Maher tại Đại học Lancaster chủ trì nghiên cứu cho biết, magnetite là chất độc đối với não người.

Các phân tử magnetite luôn có mặt trong môi trường ô nhiễm. Magnetite là một dạng khoáng của sắt, chúng có khả năng dễ phản ứng và giải phóng các hạt phân tử khác, tạo ra các gốc tự do, gây ra mất cân bằng ôxy hóa trong các tế bào thần kinh, phá hủy và tiêu diệt tế bào thần kinh.

Nghiên cứu của Maher khám phá ra hai dạng hạt phân tử magnetite bên trong các mẫu não người. Một dạng của hạt phân tử này là có góc cạnh hay răng cưa được tạo thành tự nhiên bên trong não người, một dạng khác có hình cầu do chúng được hình thành ở nhiệt độ cao.

Maher cho biết thêm: “Đây là một kết hợp tổng thể với các hạt phân tử ô nhiễm không khí. Để xác minh điều này, nhóm nghiên cứu so sánh các hạt phân tử này với các hạt phân tử từ ô nhiễm không khí được bơm từ các lề đường khác nhau và nó khá thuyết phục”.

Theo ước tính của WHO, ô nhiễm không khí bên ngoài (Outdoor air pollution) gây ra 1,3 triệu ca tử vong trên thế giới mỗi năm và được xem là yếu tố nguy cơ đối với bệnh hô hấp cấp tính và mạn tính. Còn nhóm nghiên cứu của Maher cho rằng, phân tử gây ô nhiễm này có thể tăng mối nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer.

Nhiều nghiên cứu trước đây được liên kết với sự có mặt của magnetite trong não đối với sự xuất hiện của bệnh Alzheimer’s. GS. Maher cho rằng điều này có thể xuất hiện bởi sự phát triển của các gốc tự do, gây ra tổn thương bên trong não và các phân tử cũng có thể gây ra các tổn thương khác ở não. Cho đến nay, đây là các nhân tố môi trường tiềm ẩn đối với bệnh Alzheimer’s nhưng bằng chứng của điều này bị hạn chế nên cần được nghiên cứu thêm.

Làm gì để hạn chế tác hại từ ô nhiễm không khí ?

Đối với mọi người, luôn luôn đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, đến nơi công cộng như chợ, siêu thị, bến tàu xe... Trong nhà bạn cần tránh khói từ bếp, từ người hút thuốc lá, thuốc lào; Không bao giờ nổ xe máy hay máy phát điện... trong phòng kín cửa.

Không đốt rác hay đốt vàng mã khi đã đến giờ ngủ của các thành viên gia đình; Nếu phòng sử dụng máy điều hòa thì cần bố trí quạt thông gió; Phòng ngủ cần thoáng khí nhưng cần tránh gió lùa; Nên sử dụng cửa kính để tránh khói bụi từ ngoài xông vào nhà.

Đối với toàn xã hội, thực hiện luật bảo vệ môi trường, quản lý và kiểm soát những nguồn và các tác nhân gây ô nhiễm nhằm cải thiện chất lượng không khí; Thay thế các trang thiết bị cũ bằng trang thiết bị hiện đại; Xử lý tốt các chất thải, khí thải trước khi thải ra môi trường. Hạn chế sử dụng than đá, củi, dầu..., phòng chống cháy rừng, chống đốt phá rừng, hạn chế đốt rơm rạ...; Giảm ô nhiễm của bụi, hơi và khí bằng các phương pháp: sử dụng buồng lắng bụi, lọc bụi...; Trồng nhiều cây xanh để hạn chế một phần ô nhiễm không khí. Sử dụng một số biện pháp như: làm sạch khí thải, phương pháp hấp thụ, phương pháp ngưng tụ, phương pháp sinh hóa...

Theo BS Ninh Hồng (Sức Khỏe & Đời Sống)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
4 thói quen giúp sống thọ hơn

4 thói quen giúp sống thọ hơn

Sống khỏe - 12 giờ trước

Thói quen giúp kéo dài tuổi thọ được hình thành từ lối sống, sinh hoạt hàng ngày của mỗi cá nhân. Khi xây dựng được cách sống lành mạnh, khoa học thì có thể đẩy lùi được bệnh tật.

Người phụ nữ 38 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 38 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Thức khuya lâu ngày, căng thẳng kéo dài và ăn uống thất thường đều là những nguyên nhân gây ung thư và tái phát ung thư tuyến giáp nhưng cô vẫn chung sống với chúng mỗi ngày.

Lần đầu chữa khỏi bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng tế bào gốc

Lần đầu chữa khỏi bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng tế bào gốc

Sống khỏe - 16 giờ trước

Một nghiên cứu mới đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 bằng cách sử dụng tế bào gốc. Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học đã thành công trong việc đảo ngược tình trạng bệnh ở một phụ nữ 25 tuổi thông qua cấy ghép tế bào gốc được “tái lập trình” từ chính cơ thể bệnh nhân.

6 loại đồ uống tốt nhất để bổ sung năng lượng

6 loại đồ uống tốt nhất để bổ sung năng lượng

Sống khỏe - 17 giờ trước

Việc cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể là vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe và đảm bảo chất lượng cuộc sống. Tham khảo một số loại đồ uống giúp bổ sung năng lượng.

Người đàn ông 52 tuổi ở Lào Cai nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore

Người đàn ông 52 tuổi ở Lào Cai nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Sau khi dọn bùn đất sau lũ không sử dụng đồ bảo hộ, người đàn ông 52 tuổi tại Lào Cai đã phải nhập viện do nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore nguy hiểm.

2 nguồn thực phẩm giàu protein lành mạnh tốt cho tim

2 nguồn thực phẩm giàu protein lành mạnh tốt cho tim

Sống khỏe - 22 giờ trước

Ăn nhiều thịt không phải là cách tốt nhất để cung cấp protein cho cơ thể. Có rất nhiều thực phẩm giàu protein lành mạnh khác tốt cho sức khỏe và tốt cho tim hơn.

Nam bác sĩ bật khóc, ôm người mẹ vừa qua đời khi thực hiện xong di nguyện

Nam bác sĩ bật khóc, ôm người mẹ vừa qua đời khi thực hiện xong di nguyện

Sống khỏe - 22 giờ trước

Bác sĩ Trung nén đau thương hiến giác mạc theo di nguyện lúc sinh thời của mẹ. Khi hoàn thành thủ tục, vị bác sĩ quân y ôm mẹ khóc.

Uống bao nhiêu ly rượu mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư?

Uống bao nhiêu ly rượu mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Phụ nữ uống 7 ly rượu mỗi tuần, nam giới uống 14 ly sẽ đối mặt với nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Y tế - 1 ngày trước

Nam bác sĩ quyết định hiến tặng giác mạc người mẹ theo di nguyện của bà để mang lại ánh sáng cho hai người bệnh

4 loại trà làm dịu đường ruột, tốt cho người bị viêm loét đại tràng

4 loại trà làm dịu đường ruột, tốt cho người bị viêm loét đại tràng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Một số loại trà có tác dụng làm dịu, tốt cho người viêm loét đại tràng. Tham khảo 4 loại trà dưới đây để biết về tác dụng của chúng.

Top