Phong vị Tết xưa trong Hoàng cung triều Nguyễn
GiadinhNet - Là dịp quan trọng nhất trong năm nên các lễ hội diễn ra vào Tết Nguyên đán ở trong hoàng cung triều Nguyễn cũng không kém phần long trọng.
Chuẩn bị đón Tết trước 1 tháng
Lễ ban sóc hay còn được hiểu là lễ ban lịch năm mới được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng 12 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, Khâm Thiên Giám đặt triều nghi và dâng lịch của năm sau đã được soạn xong. Sau đó, Nội Các tuyên chỉ của nhà vua ban lịch cho bách quan và các địa phương. Các quan làm lễ tạ ơn rồi về nhận lịch tại viện Đãi Lậu. Các địa phương thì đến nhận lịch tại hành cung của tỉnh.
Sau lễ ban sóc là lễ Tiến xuân. Đây là nghi lễ quan trọng được tổ chức vào tiết Lập xuân. Hàng năm, sau ngày Đông chí, gặp ngày Thìn, hai cơ quan là Khâm Thiên giám và Võ khố sẽ lấy nước và đất ở phương thần Tuế đất, làm ra 3 con trâu đất và 3 vị Mang thần (thần chăn trâu với hình tượng đứa bé).
Thân trâu đất cao 4 thước, dài 8 thước tượng trưng cho 4 mùa và 8 tiết, đuôi dài 1 thước 2 tấc để tượng trưng 12 tháng. Mang thần cao 3 thước, 6 tấc, 5 phân để tượng trưng 365 ngày; cái roi làm bằng cành liễu, dài 2 thước 4 tấc để tượng trưng 24 khí trong năm.
Trước tiết Lập xuân, phủ Thừa Thiên sẽ cho đặt đàn tế. Binh dịch được cử đến ty Võ khố nhận lĩnh các án để trâu đất và Mang thần khiêng về phủ thự chuẩn bị. Sáng sớm ngày Lập xuân, các quan đại thần mặc triều phục rước trâu đất và Mang thần với đủ nghi trượng, tàn, lọng cùng nhã nhạc, đi vào Hoàng Thành đứng đợi. Đến giờ, Nội giám tiếp nhận tiến lên nhà vua. Xong việc, các quan đều lui ra. Quan phủ Thừa Thiên về phủ thự đưa trâu đất ra đánh 3 roi để tỏ ý khuyên việc cày cấy, khuyến khích nông nghiệp. Hàng năm làm lễ Tiến xuân xong, cứ bưng trâu đất và Mang thần lần trước ra giao Võ khố nhận lưu trữ.
Vào hạ tuần tháng Chạp (thường là vào ngày 20/12) triều đình tổ chức lễ Phất thức, tức là lễ quét dọn. Vào ngày này, các quan hàm nhất nhị phẩm trở lên cùng các nhân viên của Nội Các, Cơ Mật Viện mặc thường triều đến chầu tại điện Cần Chánh. Tại đây có 6 chiếc tủ gỗ tinh xảo chứa các ấn vàng, ấn ngọc của vương triều. Khi nhà vua ra ngự giá, các tủ chứa ấn đều mở cửa. Các quan lấy nước sông Hương cho vào một bình đầy hoa thơm sau đó lau ấn bằng khăn màu đỏ. Ấn rửa xong được vào tủ và khóa lại, niêm ngoài hai chữ "Hoàng phong". Sau lễ này, vua và các quan nghỉ việc không dùng ấn nữa. Cho đến đầu năm mới, sau lễ "khai ấn", các công việc mới tiếp tục trở lại.
Lễ Cáp hưởng tức là lễ mời các vị tiên đế về ăn Tết. Vào ngày 22 tháng chạp, nhà vua ngự ra Thái Miếu hoặc Thế Miếu làm chủ lễ. Cũng từ ngày này, vua sai các thân công, hoàng tử hoặc các quan đại thần thay mặt mình đi tế cúng ở các lăng tẩm, đền miếu, chùa quán ở kinh đô.
Đến ngày 30 tháng Chạp, vua ngự ra điện Thái Hòa làm lễ "Thướng tiêu" (dựng cây nêu ngày Tết). Thời Nguyễn, cây nêu dùng bằng cây tre để nguyên một chùm lá ở phần ngọn. Nhà vua chỉ huy việc dựng nêu ở điện Thái Hòa, còn thân công, hoàng tử, đại thần lo việc dựng nêu ở các miếu điện, đền thờ tại kinh đô. Sau khi nhà vua làm lễ dựng nêu xong thì người dân mới được dựng nêu tại nhà mình.
Trang trọng các nghi lễ trong và sau Tết
Nghi lễ quan trọng nhất trong dịp Tết ở chốn cung đình đó chính là lễ mừng Tết nhà vua và các thành viên trong hoàng gia. Lễ mừng nhà vua được tổ chức như một lễ đại triều, có sự tham dự của bách quan văn võ và bô lão đại diện của địa phương.
Sáng mồng 1, tất cả những ai tham dự đều phải mặc lễ phục. Thân công đứng hai hàng bên trong điện Thái Hòa, quan văn võ từ tam phẩm trở lên đứng hai hàng trên tầng sân rồng thứ nhất theo phẩm sơn (tả văn, hữu võ); tầng sân dưới thì dành cho các bô lão, ngoài nữa là binh lính, voi ngựa.
Nội dung chủ yếu của lễ là đọc biểu mừng nhà vua của bách quan và các địa phương. Sau lễ mừng Tết, nhà vua thường ban yến tiệc cho những người tham dự. Suốt cả buổi lễ, nhã nhạc liên tục tấu lên các bài có chữ Bình (Lý bình, Túc bình, Khánh bình, Di bình và Hòa bình).
Ngoài lễ mừng Tết vua còn có lễ mừng Tết Thái hậu, lễ mừng Tết Hoàng Thái phi, lễ mừng Hoàng thái tử. Riêng lễ mừng Tết Hoàng Thái hậu, do các vua Nguyễn đều đề cao chữ hiếu nên trong ngày Tết nghi lễ này được thực hiện rất trang trọng tại cung Diên Thọ - nơi Thái hậu ở, sinh hoạt.
Sau các lễ mừng của ngày mồng 1, ngày mồng 2, nhà vua cùng thân công vào bái lạy tại điện Phụng Tiên - nơi thờ tất cả các vua Nguyễn đời trước. Ngày mồng 3 thì vua và bách quan đều đi thăm thầy dạy, sư trưởng của mình; ngày mồng 5 đi du xuân, thăm viếng lăng tẩm, chùa đền bên ngoài Kinh thành; ngày mồng 7 làm lễ Khai hạ (hạ nêu), ngày này các viên quan giữ ấn tín làm lễ Khai ấn, mở hòm ấn tượng trưng năm làm việc mới bắt đầu.
Ngoài những nghi lễ nói trên, ngày Tết trong Hoàng cung còn nhiều nghi lễ khác như lễ tế hưởng ở các miếu được thực hiện trang trọng khi vua làm chủ lễ tế ở Thái Miếu hoặc Thế Miếu; các công thần tế lễ ở các miếu còn lại. Lễ tế cờ, tức tổ chức lễ xuất quân đầu năm có bắn 3 tiếng súng to. Người ta cho rằng tiếng súng thần công bắn vào dịp tế thần Đạo kỳ có nghĩa đuổi tà ma, ác quỷ.
TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế nhận xét, về các hoạt động lễ hội thì trong chốn cung đình có những đặc trưng riêng do các lễ tiết chính đều được quy định chặt chẽ, được nâng lên thành điển lệ. Chính vì vậy, phần lễ bao giờ cũng chiếm phần chính, phần hội đôi khi khá mờ nhạt.
"Hiện nay, một số lễ hội cung đình đặc sắc của Huế đã được đầu tư, nghiên cứu, phục dựng, phục vụ trực tiếp cho các Festival quốc tế và xa hơn là góp phần xây dựng Huế trở thành Thành phố Festival của Việt Nam. Không ít các lễ hội nói trên đều có khả năng phục hồi và phát huy giá trị", ông Hải khẳng định.
Xem thêm video đang được quan tâm:
5 món ăn không thể thiếu trong ngày Tết để mang lại may mắn
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 46 phút trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 1 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 2 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 13 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.