Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phụ nữ cũng dễ mắc ‘bệnh của nam giới’ nếu có thói quen này

Thứ năm, 15:50 21/11/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng 60 tuổi, số lượng các trường hợp bệnh gout ở phụ nữ và nam giới cân bằng nhau. Sau 80 tuổi, phụ nữ mắc gout nhiều hơn nam giới.

Theo các bác sĩ, gout là một bệnh lý toàn thân chứ không chỉ tập trung cục bộ ở khớp như nhiều người từng nghĩ. Bệnh do tình trạng tăng acid uric gây lắng đọng chất này ở mô dưới da, gân, khớp, thận gây ra bệnh lý cho các tạng này chẳng hạn như viêm khớp, sỏi thận, suy thận.

TS.BS Tăng Hà Nam Anh, Khoa Chấn thương chỉnh hình (Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM) cho biết, bệnh gout hay gặp nhất ở đàn ông trung niên trên 40 tuổi. Tuy nhiên, với tình trạng tiêu thụ rượu bia "khủng" như hiện nay, gout có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giàu nghèo.

Trong đó, với nữ giới, nhất là phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh, khi lượng estrogen giảm, nồng độ acid uric trong máu của người phụ nữ bắt đầu tăng lên. Sau vài năm, mức độ acid uric đạt đến điểm mà các tinh thể có thể hình thành gây ra bệnh gout.

Phụ nữ cũng dễ mắc ‘bệnh của nam giới’ nếu có thói quen này - Ảnh 1.

Nữ giới cũng có thể mắc bệnh gout. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác khiến phụ nữ dễ mắc bệnh gout là do nhiều nữ giới có thói quen uống nước ngọt, đặc biệt là nước ngọt có gas. Theo BS Nam Anh, các loại nước ngọt có gas cũng làm tăng acid uric trong máu không thua kém gì bia. Do đó, cần hạn chế dùng nước ngọt có gas, nhất là khi dùng với hải sản.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khoảng 60 tuổi, số lượng các trường hợp bệnh gout ở phụ nữ và nam giới cân bằng nhau. Sau 80 tuổi, phụ nữ mắc gout nhiều hơn nam giới.

Hơn nữa, phụ nữ bị bệnh gout có nhiều nguy cơ mắc các bệnh khác kèm theo như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh thận và bệnh tim mạch. Điều này làm cho việc điều trị bệnh gout khó khăn và dễ gặp nhiều biến chứng hơn.

Sai lầm khi điều trị gout

Theo BS Tăng Hà Nam Anh, gout là bệnh rối loạn chuyển hoá mạn tính và để lại những hậu quả nặng nề nếu điều trị không đúng cách. Các biến chứng có thể gặp phải như: Hư khớp, bệnh thận, tim mạch, thậm chí có thể gây tàn phế hoặc tử vong.

Khi điều trị bệnh gout, nhiều người thường nghĩ, uống thuốc và hết đau khớp là đã khỏi bệnh gout. Tuy nhiên, khi uống thuốc và hết đau chỉ là tạm thời giải quyết được tình trạng viêm của khớp hay gân. Bệnh gout mạn tính thường kéo dài trong nhiều năm, thậm chí rất lâu trên dưới 10 năm.

Do đó, các bác sĩ đều khuyên nếu người bệnh ổn định về mặt lâm sàng và acid uric máu trở về bình thường thì vẫn cần tiếp tục điều trị thêm trong 3 tháng để ngăn ngừa tái phát với người chưa có tophi (u cục nằm dưới da khi bệnh gout vào giai đoạn nặng) và trong 6 tháng nếu đã có tophi.

Hơn nữa, khi điều trị bệnh gout, một số người lạm dụng kháng sinh. Tuy nhiên, thực tế, các kháng sinh không có tác dụng gì đến chuyển hóa của acid uric. Nguyên lý điều trị của bệnh gout là phải áp dụng một cách khoa học và hợp lý các thuốc chuyển hóa acid uric, giúp khôi phục sự thăng bằng của chuyển hóa acid uric trong cơ thể người bệnh.

Phụ nữ cũng dễ mắc ‘bệnh của nam giới’ nếu có thói quen này - Ảnh 2.

Cần hạn chế rượu bia, nước ngọt để tránh mắc bệnh gout. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, BS Nam Anh cho biết, quan niệm ăn kiêng triệt để sẽ không bị các cơn gout tái phát cũng không hoàn toàn đúng. Vì acid uric vẫn đến từ nguồn nội tại trong cơ thể. Tuy vậy, người bệnh cũng nên hạn chế dùng các thực phẩm chứa nhiều purin (nội tạng động vật, các loại thịt lên men, hải sản, một số ngũ cốc và các loại hạt...), rượu, bia.

Mặt khác, một số người truyền tai nhau việc uống nước ép dưa leo hoặc một số bài thuốc dân gian có thể chữa khỏi dứt điểm bệnh gout, tuy nhiên, điều này cũng không đáng tin. Bởi lẽ, hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào đưa ra được các biện pháp điều trị khỏi triệt để bệnh gout.

Để hạn chế biến chứng của gout trong quá trình điều trị, theo TS.BS Đoàn Huy Cường, Khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Trung ương quân đội 108), người bệnh cần hạn chế các nước uống có khả năng gây tăng acid uric máu và các cơn gout cấp như: Rượu, bia, chè, cafe, nước ngọt. Nên uống các nước có tính kiềm như nước khoáng.

Bên cạnh đó, hạn chế thực phẩm chứa nhân purin. Nếu ăn thịt nên luộc rồi bỏ nước, không nên ăn các loại nước dùng thịt, cá, xương hầm, đồng thời phải ăn nhiều rau xanh và uống đủ nước hàng ngày.

N.Mai

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 11 giờ trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 17 giờ trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 19 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 20 giờ trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Top