Phương thuốc gia truyền 6 đời nối xương gãy thần kỳ của lương y dân tộc Nùng
GiadinhNet - Chưa từng học qua một lớp đào tạo căn bản nào, nhưng khi hỏi đến tên thầy lang Lù A Sảu, những người dân xã Phong Niên (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) ai cũng có thể trả lời ngay: “Lại tìm đến trị xương khớp phải không (?)”.
|
Nhà ông Sảu chữ bệnh không đề một bảng hiệu nào. Ảnh: T.G |
Vượt hàng trăm km từ Hà Nội lên đến xã Phong Niên, chúng tôi khá bất ngờ khi điểm kết thúc hành trình lại diễn ra một cách dễ dàng. Những người dân khi biết phóng viên hỏi đường tìm đến nhà thầy lang bản Lù A Sảu đều nhanh nhảu giới thiệu: “Ông Sảu chữa được nhiều bệnh nên bà con ở đây rất quý, thường xuyên tìm đến nhờ vả”. Theo “truyền khẩu” từ dư luận địa phương, thì ông Sảu có thể chữa dứt các chứng bệnh như đại tràng, thận, thoái hóa cột sống… Nhưng căn bệnh mà mọi người đều được chứng kiến thầy lang bản này chữa nhanh và hiệu quả nhất là nối liền xương gãy.
Tìm đến nhà thầy lang bản nổi tiếng, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là ông Lù A Sảu khá thân thiện và cởi mở. Biết phóng viên đến tìm hiểu về phương thuốc bí truyền của mình, ông thành thật tâm sự: “Tôi chưa từng qua một trường lớp nào nhà báo ạ. Cha ông tôi từ bao đời ở bản, tự mày mò học lấy nghề bốc thuốc giúp bà con. Đến đời tôi nối nghiệp, tính ra cũng là đời thứ 6 rồi. Tôi cũng dự định sau này sẽ truyền nghề cho các con để giữ lấy cái đức mà ông cha để lại thôi”.
Ông Lù A Sảu cho biết: “Gia đình tôi đã chữa bệnh từ lâu đời nhưng nhà không treo bảng để giới thiệu hay gì cả, chủ yếu do mọi người truyền tai nhau tìm đến xin thôi. Xưa kia chỉ có dân trong bản hay quanh vùng, nhưng giờ thì bệnh nhân ở khắp nơi cũng biết đến tôi mà “gõ cửa” xin thuốc. Thầy lang bản này cũng tâm sự, trong nhiều năm làm nghề, ông từng gặp những bệnh nhân vì quá xa xôi, gia đình họ thậm chí còn lên tận nơi rước mình về chạy chữa.
Nghe chồng trò chuyện cùng phóng viên, vợ ông Sảu đang sàng lá thuốc phơi ngoài sân vọng vào kể: “Lúc đầu đến lấy thuốc, ai cũng hỏi tự đặt ra câu hỏi không biết ông Sảu trị có khỏi không (?). Những lúc ấy, chồng tôi không nói gì nhiều mà chỉ âm thầm đắp thuốc men. Tính ông ấy đã nhận chữa cho ai thì sẽ theo đến cùng. Ai bị xương khớp tìm đến đây, gia đình tôi đảm bảo chữa cho đến khi khỏi, nhưng phải chữa theo đúng trình tự, khi hết thuốc thì phải đến lấy chữa tiếp chứ không được bỏ dở”.
|
Vợ ông Lù A Sảu ngồi kể cho chúng tôi nghe về nghề thuốc của gia đình. Ảnh: T.G |
Cùng có mặt ở nhà ông Sảu khi chúng tôi tìm đến, anh Nguyễn Văn Hải (TP. Lào Cai) bảo đang nhờ thầy lang kiểm tra giúp cho đứa con trai bị gãy xương. “Lúc mới gãy xương chân, cháu rất đau đớn. Nghe người ta đồn bên xã Phong Niên có ông Sảu chữa gãy xương rất tốt, tuy không biết có tốt như lời đồn không, nhưng thấy con đau chúng tôi vẫn muốn thử. Đưa cháu đến, chúng tôi thấy ông Sảu kéo lại chân cho cháu, sau đó đắp thuốc lên vết thương và dặn chúng tôi cứ ba ngày thay thuốc đắp cho cháu một lần, đồng thời cho thuốc và hướng dẫn cho chúng tôi cách đắp thuốc tại nhà. Lúc đầu mới đắp thuốc cho cháu, chúng tôi thấy chỗ đắp thuốc có hơi sưng thêm nên rất lo, nhưng sau lần đắp thuốc thứ hai thì chỗ sưng lại xẹp xuống. Đến tuần thứ tư thì cháu hết đau và bắt đầu đi lại bình thường. Đến nay, cháu đã khỏi hẳn rồi nhưng chúng tôi vẫn đến nhờ ông Sảu kiểm tra lại cho chắc chắn”.
Giải thích về hiện tượng vết thương sưng lên sau khi đắp thuốc, ông Sảu nói: “Thuốc tươi khi mới đắp cần có sự thích nghi với cơ thể nên chỗ đắp thuốc sẽ sưng lên rồi mới khỏi. Khi đã khỏi hẳn, thì tôi đảm bảo rằng vết thương sẽ lành lặn như lúc bình thường mà không để lại bất cứ di chứng gì, kể cả lúc trái gió trở trời”.
Mấy chục năm nối nghiệp gia truyền, ông Sảu chẳng bao giờ tự quảng cáo về mình hay có ý lợi dụng bài thuốc của tổ tiên mưu lợi. Bao nhiêu lượt bệnh nhân gãy xương tìm đến nhờ vả, dù nặng dù nhẹ, ông cũng luôn sẵn lòng. Nhiều bà con xứ Mường “gõ cửa” tìm ông giữa đêm hôm, trong người không có lấy một đồng, ông cũng hết sức, kể cả băng rừng lội suối tìm thuốc tươi về chữa trị. Ông Sảu bảo: “Điều quan trọng nhất là cái tâm, cái đức. Cũng có những người đến đây, tôi bảo họ phải chờ vì không sẵn thuốc. Nhưng một, hai ngày sau, thế nào tôi cũng gấp rút lên rừng kiếm về”.
Cách chữa bệnh ở nhà ông Sảu không giống các nơi khác. Thầy lang bản này bảo trong quá trình điều trị, hầu hết thuốc đắp vào vết gãy xương cho bệnh nhân là thuốc tươi lấy từ thân cây hoặc rễ thảo dược do ông tự kiếm. Khi cây thuốc được hái về phải dùng ngay, bởi theo kinh nghiệm tổ tiên truyền lại cho ông thì cây thuốc tươi mới còn nguyên chất và nhiều tác dụng nhất. Công đoạn lấy thuốc cũng không dễ dàng chút nào, ông Sảu phải lấy thuốc trên tận rừng Cốc Ly - Bắc Hà – Lào Cai, hoặc trên các đồi đá cheo leo. Nhiều khi, ông phải trèo vài km đồi núi mới đến được nơi lấy thuốc. Hôm nào may mắn tìm được thuốc sớm thì ông có thể lấy thuốc về trong ngày, nếu không ông Sảu phải ngủ lại các bản làng của người Mèo gần bìa rừng.
Điều khá ngạc nhiên là toàn bộ những cây thuốc dùng bó bột cho bệnh nhân đi hái từ trên rừng, chính ông Sảu cũng không biết tên từng loại. Ông bảo: “Từ nhỏ, tôi theo cha vào rừng hái thuốc. Rồi lâu dần, cứ cây ấy, lá ấy, rễ ấy mà nhớ nằm lòng không sai được. Còn tên các loại thì chính cha tôi bảo cụ cũng không nhớ chắc chắn, chỉ am tường cái công dụng trị bệnh thôi. Bây giờ nhà báo hỏi đến, tôi mới nhớ cách đây mấy năm bản thân cũng định mang mấy thứ thuốc đến cơ quan chức năng nhờ cán bộ nhà nước xem giúp tên gì. Nhưng đường xá xa xôi, tôi lại nhãng đi”.
Tận mắt chứng kiến và trò chuyện cùng thầy lang Lù A Sảu, nhưng thông tin ít ỏi về thành phần bài thuốc vẫn khiến chúng tôi phân vân. Quá trình tìm hiểu sau đó, PV báo GĐ&XH Cuối tuần đã tìm đến UBND xã Phong Niên (huyện Bảo Thắng) và được đích thân ông Phạm Văn Việt – Phó chủ tịch xã, xác nhận về bài thuốc gia truyền của thầy lang Sảu. “Bà con người Nùng ở đây ai cũng biết ông Lù A Sảu. Nhà ông ấy có nghề thuốc truyền lại đã lâu đời. Bố của ông Sảu xưa kia không chỉ truyền nghề cho ông Sảu mà còn truyền nghề cho em trai ông nữa, tuy nhiên có lẽ ông Sảu có duyên với nghề hơn, chữa tốt hơn nên người ta chủ yếu biết đến ông Sảu hơn. Bản thân tôi thì chưa đến chữa bao giờ nhưng tôi thấy ngay cả người thân của các cán bộ trong xã thường hay đến đấy để chữa cũng thấy khỏi”.
Rời xã miền núi Phong Niên, trong đầu chúng tôi vẫn suy nghĩ nhiều về bài thuốc gia truyền của ông Sảu. Có lẽ, cho đến khi các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm chứng cụ thể các thành phần các loại thảo dược, thì bài thuốc nối xương gãy truyền lại 6 đời của gia đình thầy lang Sảu vẫn còn là một bí ẩn, như chính khả năng kỳ diệu mà chúng tôi đã được nghe, được chứng kiến.
Trị bệnh theo phong tục đặc biệt
Trước khi tiến hành điều trị, ông Sảu thường sắm một lễ vật nhỏ (chủ yếu mang tính tượng trưng – PV) dâng lên cụ tổ thuốc nhờ phù hộ. Theo vợ ông Sảu, thì hoạt động này là phong tục đặc biệt mà ông cha thế hệ trước đã truyền lại nên chỉ biết tuân theo thực hiện. Trao đổi cùng phóng viên, ông Phạm Văn Việt (Phó chủ tịch xã Phong Niên) cho biết: “Ở vùng này, các thầy lang thời xưa cúng để đuổi tà ma cho người bệnh. Chắc ông Sảu cúng là làm theo tục lệ truyền thống này”. |

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 6 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 14 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 18 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.