Rước bệnh hiểm loanh quanh chuyện ăn rau quả mỗi ngày
Sau đại dịch, lượng người tới khám, than phiền các vấn đề tiêu hoá gia tăng mạnh. Ngoài vấn đề về sử dụng thuốc, tâm lý, stress, nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm chỉ vì sai lầm trong bổ sung chất xơ.
PGS.TS Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết năm 2019, khoảng 10% người dân đến khám hoặc than phiền về các vấn đề đường tiêu hoá, nhưng sau dịch Covid-19, con số này có xu hướng gia tăng, ước chừng 15%.
"Bệnh tiêu hoá không chỉ liên quan vấn đề ăn uống mà còn do sử dụng thuốc, yếu tố tâm lý, stress" - PGS Hoàng nói.
Mỗi ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM khám, phát hiện khoảng 30 trường hợp bị táo bón, 30 trường hợp viêm túi thừa đại tràng và nhiều ca ung thư đại trực tràng. Đây là những bệnh liên quan nhiều đến vấn đề ăn uống, đặc biệt là chất xơ.
Ăn ít chất xơ rất nguy hiểm
Nam bệnh nhân hơn 70 tuổi sáng dậy bất ngờ phát hiện đi vệ sinh ra máu tươi nên đi khám ngay. Nói với bác sĩ, ông khai có tiền sử táo bón kinh niên. Kết quả nội soi phát hiện vùng đại tràng sigma của ông có túi thừa bị viêm xung quanh.
Nguyên nhân gây ra viêm túi thừa này do bệnh nhân ăn quá ít chất xơ dẫn tới bị táo bón mạn tính, làm tăng áp lực trong lòng ruột già, đặc biệt là thành ruột ở vùng đại tràng sigma, khiến niêm mạc ruột bị thoát vị tạo thành túi thừa. Nếu không can thiệp sớm, chỗ viêm ở túi thừa sẽ bị áp xe, khi vỡ ra làm thoát phân ra ngoài gây nhiễm trùng ổ bụng.
Táo bón lâu ngày cũng là yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng - xếp thứ ba trong các loại ung thư thường gặp. Không những thế, người bị táo bón lâu ngày thường khó tính bẳn gắt do chất độc ứ đọng trong cơ thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

Hậu quả nếu bổ sung chất xơ không hợp lý
Ở chiều ngược lại, vì lo sợ ít ăn rau củ quả, ít chất xơ sẽ táo bón, nhiều người bổ sung các thực phẩm chức năng viên xơ thay thế, hoặc ăn rất nhiều chất xơ, sữa chua, men vi sinh.
"Không có thực phẩm nào hoàn hảo", TS.BS Lưu Ngân Tâm - Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết. Nữ bác sĩ lấy ví dụ khi sử dụng sữa chua có men vi sinh được cho là rất tốt cho cơ thể. Mỗi ngày một hũ sữa chua này với đường tiêu hoá bình thường là hợp lý, nhưng nếu nghĩ uống nhiều càng tốt, dùng tới 5-7 hũ/ngày sẽ gây mất cân đối, rối loạn tiêu hoá.
"Có những người mỗi ngày chỉ 1-2 chai nhỏ nhưng uống liền vài ngày sẽ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá ngay, vì thế phải tuỳ theo khả năng dung nạp và dùng chừng mực" - TS Tâm khuyến cáo.
Đối với chất xơ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người Việt cần tiêu thụ từ 20-25g chất xơ/người/ngày. TS Tâm cho hay mỗi loại rau củ quả có hàm lượng chất xơ khác nhau. Trong 100g rau thơm có 3g chất xơ hoà tan, nhưng trong 100g ổi lại có tới 6g xơ tan.
Một người nên tiêu thụ 300-400g rau củ /ngày và trái cây từ 200-300g/ngày; cùng với việc uống đủ nước, vấn đề đại tiện sẽ được đảm bảo. Nếu mỗi ngày cứ ăn tới 1.000g rau, củ, quả, cơ thể sẽ có vấn đề do quá nhiều chất xơ.
Loại xơ hòa tan khi ăn vào sẽ tan trong đường ruột, là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn, giảm cholesterol, tham gia vào quá trình kiểm soát đường huyết... Chất xơ tan có nhiều trong các loại đậu như: đậu nành, đậu ngự, đậu tây, trái cây họ cam quýt, cà rốt,…
Chất xơ không hòa tan, ăn vào sẽ không tan (như rau muống), nhưng lại hút nước, khi di chuyển trong đường ruột sẽ lấy đi hết cặn bã, làm sạch hệ tiêu hóa. Chất xơ này có trong cám lúa mì, hạt ngũ cốc chưa xay, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau xanh (đặc biệt có nhiều trong hạt, vỏ và thân, cuống)...
Người hay đi tiêu phân đã không sệt, nếu ăn xơ hoà tan nhiều sẽ làm nặng hơn tình trạng rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy. Ngược lại, nếu ăn nhiều chất xơ không tan kèm uống ít nước sẽ táo bón, để dài ngày sẽ phải vào viện mổ do tắc ruột hoặc loạt bệnh lý khác.
"Chế độ ăn phải cân đối, thay đổi thường xuyên" - TS Tâm khuyên. Thực tế, nhiều người nghe ăn chất xơ hoà tan nhiều sẽ tốt liền đi mua thực phẩm chức năng về uống, nhưng uống nhiều viên uống hoặc bột xơ hoà tan sẽ gây đầy bụng, chướng bụng, sình hơi.
Các bác sĩ cũng cho biết, người cao tuổi hay có các bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường, bệnh lý mạch máu não, dùng chất xơ quá độ sẽ gây ảnh hưởng tới sự hấp thu thuốc, làm giảm tác dụng của thuốc. Do đó cần tham vấn ý kiến bác sĩ nếu dùng thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ.


Người đàn ông 60 tuổi bị thủng dạ dày thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 phút trướcGĐXH - Người đàn ông này đã uống thuốc giảm đau và thuốc xương khớp không rõ nguồn gốc dài ngày để điều trị viêm khớp dạng thấp, dẫn đến tình trạng viêm dạ dày biến chứng thủng dạ dày.

Người phụ nữ 48 tuổi phát hiện u tuyến yên hiếm gặp thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị u tuyến yên hiếm găp có biểu hiện thường xuyên đau nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu... nhưng chỉ đi mua thuốc giảm đau để uống vì nghĩ mình bị đau cột sống.

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Khi người nhà phát hiện, bé đã rơi vào tình trạng tím tái, ngưng thở do đuối nước nên lập tức được sơ cấp cứu ban đầu rồi đưa đi cấp cứu.

6 tác dụng phụ tiềm ẩn khi bổ sung vitamin D
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcVitamin D rất cần thiết cho xương, sức khỏe miễn dịch và điều chỉnh tâm trạng… nhưng việc bổ sung quá nhiều hoặc không phù hợp có thể dẫn đến các tác dụng phụ tiềm ẩn.

4 thực phẩm tốt nhất bảo vệ mắt và cải thiện thị lực
Sống khỏe - 5 giờ trướcCó nhiều loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết để giữ cho đôi mắt khỏe mạnh, bảo vệ thị lực và thậm chí làm cho mắt nhìn sắc nét hơn…

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.

Người phụ nữ bị sốc nhiễm trùng, suy thận cấp do biến chứng bệnh tiểu đường từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị biến chứng bệnh tiểu đường mặc dù đã được bác sĩ dặn chỉ xoa nhẹ vùng da khi ngứa nhưng do quá khó chịu, bà D. đã gãi mạnh liên tục, thậm chí ngâm nước nóng để dễ chịu hơn...

Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà
Sống khỏe - 9 giờ trướcThời tiết nóng nực mùa hè là điều kiện thuận lợi gây nhiều bệnh, nhất là các bệnh ngoài da như rôm sảy ở trẻ em. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh rôm sảy ở trẻ là gì? Cách chăm sóc trẻ bị rôm sảy tại nhà ra sao?

5 loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn nhất
Sống khỏe - 11 giờ trướcLợi khuẩn (probiotic) đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tiêu hóa. Những vi sinh vật có lợi này có thể giúp điều trị nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm hội chứng ruột kích thích, bệnh viêm ruột và tiêu chảy…

Người đàn ông ở Phú Thọ phát hiện mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư từ dấu hiệu nhiều người bỏ qua
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán mắc 2 bệnh ung thư là ung thư dạ dày và ung thư thực quản.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...