Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sai lầm nguy hiểm khi cho trẻ uống nước ép hoa quả ngày hè nhiều người mắc

Thứ ba, 21:16 21/07/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet – Nhiều cha mẹ cứ nghĩ con không ăn được trái cây thì tẩm bổ bằng cách ép nước cho uống, nhất là trong những ngày hè nóng nực hiện nay vì nghĩ vừa có dinh dưỡng vừa giải khát cho con. Thế nhưng, chuyên gia cho rằng, việc cho trẻ uống nước ép hoa quả cần tránh những sai lầm này để không gây hại cho trẻ.


Uống càng nhiều càng tốt với trẻ?

Đây là suy nghĩ của rất nhiều người vì cho rằng hoa quả rất tốt cho sức khỏe nên việc ép nước hoa quả cho con uống càng nhiều càng có lợi. Theo TS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, lợi ích của nước ép hoa quả không thể phủ nhận. Ngoài việc chứa nhiều vitamin và các khoáng chất tốt cho sức khỏe như đồng, magie, kali… chúng còn là nguồn cung cấp axit folic tốt. Nhưng nước ép hoa quả lại không nên dùng nhiều vì nó bỏ qua chất xơ quý giá. Chính chất xơ giúp cho chúng ta phòng chống ung thư, nhất là ung thư đường tiêu hoá.

Nếu so sánh giữa nước hoa quả và hoa quả nguyên miếng, hoa quả nguyên miếng sẽ có nhiều dinh dưỡng và tốt hơn cho sức khỏe. Bởi khi lượng nước, đường trong trái cây chuyển hóa mau hơn làm đường huyết tăng. Trung bình có 140 calo có trong 250 ml nước ép hoa quả. Một ly nước ép 100% nước ép trái cây khoảng 180ml có thể thay thế cho một phần ăn trái cây nhưng giá trị dinh dưỡng sẽ không cao bằng.

Nhiều cha mẹ còn cho trẻ uống nước ép hoa quả thay nước lọc. Điều này cũng không tốt. Phần lớn nước hoa quả đều cung cấp một lượng đường nhất định cho cơ thể trẻ, nếu uống nước hoa quả thay nước lọc hàng ngày sẽ khiến bé bị béo phì, thậm chí tiểu đường. Uống quá nhiều làm đầy dạ dày và làm giảm sự thèm ăn với các thực phẩm bổ dưỡng khác của trẻ. Từ đó dẫn tới mất cân bằng dinh dưỡng, trẻ dù nhận được nhiều calo nhưng chủ yếu từ đường hoặc carbohydrate và thiếu chất đạm, các chất béo… Ngoài ra, uống quá nhiều nước trái cây có thể góp phần gây ra tiêu chảy và các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi.

Ép nhiều một lúc để tủ lạnh uống dần


Sai lầm nguy hiểm khi cho trẻ uống nước ép hoa quả ngày hè nhiều người mắc - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Nhiều gia đình có thói quen ép nước hoa quả bỏ tủ lạnh cho trẻ uống dần. Điều này làm cho chất dinh dưỡng trong hoa quả bị thay đổi tuyến tính, giảm bớt tác dụng hoặc có thể gây rối loạn tiêu hoá. Một số loại nước hoa quả để vài giờ trong tủ lạnh mất chất, thậm chí còn xuất hiện vị đắng như nước cam. Hơn nữa, trẻ uống nhiều nước lạnh cũng không thực sự tốt.

Cho trẻ dưới 1 tuổi uống nước hoa quả ép

BS Lê Thị Hải – Nguyên Giám đốc Trung tâm tư vấn dinh dưỡng (Viện dĩnh dưỡng quốc gia) cho rằng, trẻ dưới 6 tuổi quan trọng nhất vẫn là được bú sữa mẹ đầy đủ. Nước lọc hay nước hoa quả không được khuyến khích cho bé sử dụng. Khi mẹ cho bé uống nước ép trong 6 tháng tuổi ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng khiến quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể trẻ bị chậm lại.

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cũng khuyến cáo trẻ em dưới 1 tuổi không nên cho uống nước trái cây, mặc dù nhiều bác sĩ nhi khoa khuyên dùng một lượng nhỏ nước trái cây cho trẻ em bị táo bón. Ngoài ra, nếu bạn cho trẻ uống nước trái cây, thì đó phải là nước trái cây tiệt trùng 100% và không phải là thức uống trái cây đóng chai sẵn.

Lượng nước ép trái cây với trẻ từ 1 - 3 tuổi không được quá 120ml mỗi ngày; Trẻ em từ 4 - 6 tuổi khoảng 120-180ml/ ngày; Trẻ em từ 7 đến 18 tuổi, không được quá 220ml mỗi ngày.

Cho trẻ uống nước quả ép trước khi đi ngủ

Việc làm này sẽ làm cho trẻ gặp những vấn đề về răng miệng do thường xuyên phải tiếp xúc với đường. Khi cho trẻ uống nên rót ra cốc thông thường, tránh để trẻ tu chai vì khó kiểm soát được lượng tiêu thụ của trẻ.

Uống nước ép tốt hơn ăn hoa quả trực tiếp

Đây là quan điểm phổ biến của rất nhiều bậc cha mẹ trẻ hiện nay. Họ thường nghĩ ăn hoa quả trực tiếp không thể bằng uống nước ép. Thực tế, một số hoa quả chứa nhiều cellulose không phải dễ hấp thụ được nhưng có tác dụng tăng cường nhu động ruột và giúp đại tiện thuận lợi. Hơn nữa trẻ vẫn cần tới các chất xơ trong hoa quả và việc nhai nghiền hoa quả để phát triển răng và cơ hàm. Nên khuyến khích trẻ ăn trái cây tươi là tốt nhất.

P.Thuận

P.Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ ở Phú Thọ đang khỏe mạnh thì viêm tụy cấp, mỡ máu cao 37 lần, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ ở Phú Thọ đang khỏe mạnh thì viêm tụy cấp, mỡ máu cao 37 lần, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị viêm tụy cấp có mỡ máu cao gấp 37 lần, men tụy tăng cao gấp 2,5 lần cho biết: "Tôi vốn nghĩ mình khỏe mạnh, người cũng thuộc dạng hơi gầy nên chưa từng đi khám sức khỏe hay kiểm tra mỡ máu..."

Loại rau mùa hè mọc dại khắp nơi, người Việt ăn theo cách này để chữa viêm tiết niệu, bệnh mãn tính

Loại rau mùa hè mọc dại khắp nơi, người Việt ăn theo cách này để chữa viêm tiết niệu, bệnh mãn tính

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Rau mã đề được dùng làm thuốc chữa các bệnh về viêm tiết niệu, viêm bàng quang, viêm gan mật, viêm loét dạ dày tá tràng,…

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội mới ban hành Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 Cách mạng tháng Tám thành công, Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn.

Em bé 3 ngày tuổi nhập viện gấp do người lớn tự cắt rốn bằng kéo, cứa dao lam khắp người để 'giải bệnh'

Em bé 3 ngày tuổi nhập viện gấp do người lớn tự cắt rốn bằng kéo, cứa dao lam khắp người để 'giải bệnh'

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, trẻ suy hô hấp, nguy cơ cao nhiễm trùng huyết, uốn ván rốn, vàng da bệnh lý và sang chấn da nghiêm trọng.

Cụ bà hoại tử gần nửa đầu do sai lầm khi điều trị zona thần kinh

Cụ bà hoại tử gần nửa đầu do sai lầm khi điều trị zona thần kinh

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một ca nhiễm khuẩn tụ cầu vàng vùng đầu rất phức tạp, với mức độ hoại tử lớn và nguy cơ viêm lan vào xương sọ, thậm chí lan tới nhu mô não nếu không được xử lý kịp thời.

Người đàn ông 52 tuổi ở Phú Thọ đột quỵ ngay lúc uống rượu, người nhà nhanh trí làm việc này

Người đàn ông 52 tuổi ở Phú Thọ đột quỵ ngay lúc uống rượu, người nhà nhanh trí làm việc này

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Bất ngờ mất dần ý thức, rơi vào trạng thái hôn mê trong lúc uống rượu nhà bạn, nhận thấy dấu hiệu bất thường, người nhà lập tức gọi điện đến Trạm Y tế để được hỗ trợ.

Chỉ ăn hạt thay bữa chính để giảm cân: Cẩn thận nguy cơ béo phì

Chỉ ăn hạt thay bữa chính để giảm cân: Cẩn thận nguy cơ béo phì

Sống khỏe - 17 giờ trước

Nhiều người chọn ăn các loại hạt thay bữa chính để giảm cân, nhưng chuyên gia dinh dưỡng khẳng định đây là quan niệm sai lầm.

Cách hỗ trợ làm tan cục máu đông tránh nguy cơ tai biến mạch máu não

Cách hỗ trợ làm tan cục máu đông tránh nguy cơ tai biến mạch máu não

Sống khỏe - 18 giờ trước

Cục máu đông có thể gây tắc nghẽn mạch máu - Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tai biến mạch máu não. Hãy cùng tìm hiểu cách hỗ trợ làm tan cục máu đông và phòng ngừa tai biến.

Thực phẩm bổ gan, tốt cho người bị gan nhiễm mỡ

Thực phẩm bổ gan, tốt cho người bị gan nhiễm mỡ

Sống khỏe - 18 giờ trước

Chế độ ăn uống cân bằng và dinh dưỡng hợp lý là chìa khóa để hỗ trợ sức khỏe gan, ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến gan, trong đó có gan nhiễm mỡ.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.

Top