Sản phẩm giảm béo cho phụ nữ bị làm giả nhiều nhất
GiadinhNet - Các dược phẩm, thực phẩm chức năng hay bị làm giả, nhất là những sản phẩm làm đẹp như: Thuốc giảm béo cho phụ nữ, thuốc hỗ trợ sinh lý đàn ông, dầu gội đầu, sữa tắm, thuốc bổ… và đặc biệt có cả thuốc chữa thần kinh. Các sản phẩm này được dán nhãn mác của các hãng nổi tiếng, thậm chí còn được dán cả loại tem chống giả hệt sản phẩm chính hãng.

Mất tiền triệu để mua thuốc rởm
Nhiều người dân thực sự choáng váng khi mới đây nhất (ngày 8/6), Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP Hà Nội đã điều tra thu giữ khoảng 20 tấn thực phẩm chức năng nghi giả, kém chất lượng, có thành phần không đúng như doanh nghiệp công bố. Trong đó, chủ yếu là sản phẩm thực phẩm chức năng như: Sữa ong chúa Costar, 100% Royal Jelly 1.450mg, Omega 3… tại kho hàng của Công ty VQTech (trụ sở ở Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội).
Đây chỉ là một trong rất nhiều dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả, kém chất lượng được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý từ đầu năm 2015 đến nay. Điển hình là vụ Công an Quảng Ninh bắt giữ đối tượng Zhong Dao Ping (Trung Đạo Bình) quốc tịch Trung Quốc về hành vi nhập lậu 150 thùng mỹ phẩm giả với 25 sản phẩm mang nhãn hiệu Pond’s, Esance, Quickly, Lancome, Natural Story, Esteelauder... Vụ tiếp theo, Đội Quản lý thị trường số 6 Hà Nội đã tạm giữ toàn bộ số thực phẩm chức năng của 5 lô hàng hóa không đạt gồm 7.840 hộp thực phẩm chức năng Natures Tea (trà thải độc đường ruột) và 766 hộp thực phẩm chức năng Bios Life Slim (hỗ trợ giảm cân) không phù hợp an toàn thực phẩm theo quy định.
Gần đây nhất, sáng 24/6, Tổ công tác đặc biệt 113 của Tổng cục Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) phối hợp với Cảnh sát kinh tế TP HCM đã khám xét trụ sở Công ty Bảo Khang (quận Gò Vấp, TPHCM) tìm thấy lượng lớn thực phẩm chức năng nhiều nhãn hiệu cùng nguyên vật liệu, bao bì để đóng gói sản phẩm. Tại Cơ quan điều tra, bước đầu Giám đốc Công ty Bảo Khang thừa nhận đã tổ chức buôn bán một số loại thực phẩm chức năng giả các nhãn hiệu Slimmore, Reduce Weight, Everslim best, Weight Gain, Weight Gain Plus. Số hàng này do Bảo Khang đặt một người Trung Quốc tên Jerry làm từ tháng 3/2014. Mỗi đợt hàng, Jerry giao riêng sản phẩm, vỏ hộp và tem, sau đó Công ty Bảo Khang đóng gói thành sản phẩm đưa đi tiêu thụ. Sản phẩm Công ty Bảo Khang tung ra thị trường được quảng cáo có công dụng giảm cân, giá từ 400.000 đồng - 2 triệu đồng.
Bất chấp sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng
Trước đó, ngày 8/11/2014, Cục Cảnh sát kinh tế phối hợp với Công an TP Hà Nội bắt giữ Nguyễn Anh Văn, thu 150 hộp thuốc Lumbrotine (chữa bệnh tai biến mạch máu não và xuất huyết não), 80 hộp thuốc ZinC-Kid (điều trị cho trẻ em chậm lớn, còi xương và suy dinh dưỡng) giả. Đối tượng khai, từ tháng 4/2014 đến khi bị bắt đã sản xuất và tiêu thụ hơn 3.000 hộp thuốc Lumbrotine và ZinC-Kid giả.
Ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015, đơn vị đã xử phạt gần 1,5 tỉ đồng đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng, thu hồi 5 giấy xác nhận công bố sản phẩm, 6 giấy xác nhận nội dung quảng cáo. Từ đầu năm 2015 đến nay, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cũng đã thu hồi 99 sản phẩm và thu hồi 188 số tiếp nhận phiếu công bố đã cấp...
Ông Vương Trí Dũng – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, đại diện BCĐ 389 TP Hà Nội cho biết: Hiện trên thị trường có hơn 10.000 loại thực phẩm chức năng và trong đó hơn 70% thực phẩm chức năng được sản xuất trong nước. Qua kiểm tra 10 đơn vị thì có tới 50% vi phạm ở các mức độ khác nhau, tại một số đơn vị, cơ quan chức năng chỉ lấy 5 sản phẩm thì có đến 3 sản phẩm không đạt chất lượng; trong khi đó sản phẩm này đã được cung ứng đến 28 tỉnh, thành phố.
Theo Đại tá Giang Văn Chiến, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an): Phần lớn các đối tượng thường đặt sản phẩm và nhãn mác giả từ Trung Quốc, sau đó nhập khẩu vào nội địa qua các lối mòn, lối mở ở các tỉnh biên giới như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai…
Tại buổi “Tọa đàm về công tác chống hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế” vừa diễn ra ngày 26/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn khẳng định: “Thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng thời gian vừa qua cho thấy, không thể một bộ, một ngành, hay cá nhân, doanh nghiệp có thể triển khai hiệu quả nếu không có sự tham gia và phối hợp của toàn xã hội, đặc biệt người dân và chính bản thân doanh nghiệp”.
Nhằm triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường và các sở, ban, ngành liên quan tập trung nguồn lực triển khai công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược phẩm nguyên liệu. Đây là các mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ lớn trên thị trường, có nguy cơ cao trong buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Một số mặt hàng này vừa qua đã được Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, Bộ Công an cảnh báo.
Hà Anh/Báo Gia đình & Xã hội

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 5 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 14 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 18 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.