Sản phụ 22 tuổi bị tan máu bẩm sinh may mắn được cứu sống, bác sĩ khuyến cáo trước khi kết hôn nên làm việc này
GĐXH - Bác sĩ khuyến cáo, trước khi quyết định kết hôn, sinh con, các cặp vợ chồng nên khám tầm soát cũng như được tư vấn kỹ về bệnh lý Tan máu bẩm sinh (thalassemia).
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết đã tiếp nhận và điều trị thành công cho sản phụ 22 tuổi có bệnh lý tan máu bẩm sinh vô cùng nguy hiểm.
Được biết, sản phụ 22 tuổi mang thai lần thứ nhất, tiền sử phát hiện bệnh tan máu bẩm sinh, truyền máu 1-2 lần/năm, đã phải phẫu thuật cắt lách năm 2014 do biến chứng của bệnh.
Trong quá trình khám thai ở những tuần cuối thai kỳ tại Phòng khám vệ tinh thuộc Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, sản phụ được xác định có bệnh lý tiền sản giật kèm theo thiếu máu mức độ nặng, thai nhi chậm tăng trưởng trong buồng tử cung. Các bác sĩ vô cùng lo lắng cho sức khỏe của bản thân sản phụ và thai nhi. Sau khi hội chẩn cùng lãnh đạo khoa, được sự đồng ý của bản thân sản phụ và gia đình. Sản phụ ngay lập tức được chỉ định nhập viện.
Khi tiếp nhận sản phụ, các bác sĩ khoa Phụ Sản đã xác định đây là trường hợp có yếu tố nguy cơ rất cao đối với cả sản phụ và thai nhi. Với bệnh lý tan máu bẩm sinh gây thiếu máu nặng kết hợp bệnh lý tiền sản giật và thai nhi chưa đủ tháng, các bác sĩ phải nhanh chóng hội chẩn đa chuyên khoa: Huyết học, chẩn đoán hình ảnh, nhi khoa, Tim mạch và Gây mê - Hồi sức cấp cứu. Mục tiêu là giữ thai và kiểm soát chảy máu cho sản phụ một cách an toàn nhất có thể.
Sau hơn 1 ngày theo dõi và điều trị tích cực, khi tình trạng của mẹ diễn biến xấu hơn (tiền sản giật có dấu hiệu nặng), các bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn và thống nhất phẫu thuật lấy thai cấp cứu.
Bác sĩ chuyên khoa Sản cho biết: “Đối với trường hợp này, các bác sĩ đã hội chẩn và chuẩn bị kỹ lưỡng cho ca phẫu thuật, dự trù máu sẵn sàng để truyền cho sản phụ ngay trong ca phẫu thuật. Đồng thời, các bác sĩ ở đa chuyên khoa hỗ trợ điều trị cho sản phụ và thai nhi trước, trong và sau phẫu thuật.
Với sự phối hợp kịp thời và chuyên nghiệp của các bác sĩ, ca phẫu thuật đã diễn ra thành công, các chỉ số của mẹ đều được điều chỉnh hợp lý và lượng máu mất trong suốt ca phẫu thuật đã được kiểm soát tốt, an toàn cho cả mẹ và bé.
Hiện tại, tình trạng sức khỏe của hai mẹ con đã ổn định và được ra viện, dùng thuốc theo đơn nội khoa và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Tan máu bẩm sinh (hay còn gọi là thiếu máu huyết tán bẩm sinh) là một nhóm bệnh lý di truyền gây ra sự hủy hoại quá mức các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy nhanh chóng hơn bình thường, cơ thể không thể sản xuất đủ lượng hồng cầu khỏe mạnh để thay thế chúng, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Trong quá trình mang thai, tan máu bẩm sinh không những ảnh hưởng đến mẹ và còn rất nguy hiểm cho thai nhi.
Chính vì thế trước khi quyết định kết hôn, sinh con, các cặp vợ chồng nên được khám tầm soát cũng như được tư vấn kỹ về bệnh lý Tan máu bẩm sinh (thalassemia).
Bé 3 tuổi nguy kịch do bị dây mũ áo mắc vào cầu trượt thắt ngang cổ, bác sĩ chỉ ra nguy cơ và cách phòng tránh
Mẹ và bé - 1 tuần trướcGĐXH - Đang chơi cầu trượt, trẻ không may bị mũ áo mắc vào thành cầu trượt, dây mũ áo rút lại khiến trẻ bị giữ ở tư thế ngạt thở.
Trẻ nhập viện, sốt li bì, rối loạn ý thức do gia đình pha Oresol không đúng tỉ lệ
Mẹ và bé - 1 tuần trướcGĐXH - Tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Kỳ diệu: Bé gái chào đời khỏe mạnh với 9 vòng dây rốn quấn cổ
Mẹ và bé - 2 tuần trướcGĐXH - Một bé gái nặng 2,5kg đã chào đời khỏe mạnh dù bị 9 vòng dây rốn quấn cổ. Các bác sĩ đã nhanh chóng tháo gỡ và cắt bỏ từng vòng dây rốn để 'giải cứu' em bé.
Bé 7 tuổi ở Quảng Ninh may mắn được điều trị dậy thì sớm từ dấu hiệu nhiều cha mẹ Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 3 tuần trướcGĐXH - Dù bất ngờ với chẩn đoán con gái 7 tuổi bị dậy thì sớm, nhưng gia đình cảm thấy may mắn khi con được chẩn đoán chính xác, kịp thời và điều trị đúng hướng.
Bé gái bị viêm phổi hoại tử sau 10 ngày ho, sốt
Mẹ và bé - 3 tuần trướcBé gái 19 tháng có triệu chứng ho, sốt, dù đã đi khám và điều trị từ sớm, tình trạng vẫn tiến triển nặng dẫn đến viêm phổi hoại tử.
Trẻ mắc cúm dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm
Mẹ và bé - 1 tháng trướcTrẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và cấu trúc đường hô hấp còn non yếu, có nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não khi mắc cúm.
Cha mẹ nên biết về chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em
Mẹ và bé - 1 tháng trướcCha mẹ muốn con mình ăn những thực phẩm lành mạnh nhưng nhiều người chưa biết cần những chất dinh dưỡng nào.
Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng
Mẹ và bé - 1 tháng trướcKhoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.
Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con
Mẹ và bé - 1 tháng trướcGĐXH - Nếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
Trẻ nào dễ có nguy cơ bị thiếu máu, thiếu sắt?
Mẹ và bé - 1 tháng trướcThiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.
Bé 5 tuổi ở Hải Dương nhập viện gấp vì sự cố vùng kín, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm này khi chăm con
Mẹ và béGĐXH - Nếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…