Sau 7 năm nhận “án tử”, nữ hiệu trưởng có 380 khối u quái ác vẫn... khỏe
GiadinhNet - Sau 7 năm "chiến đấu" với căn bệnh ung thư quái ác, đến nay cô giáo Ngô Kim Loan là 1 trong 14 bệnh nhân ung thư còn sống sau khi nhận "án tử" năm 2012. Chị tâm niệm, nếu cuộc đời đã cho thêm cơ hội tiếp tục sống thì mình sẽ sống đẹp như những đóa hoa…
Cô giáo Ngô Kim Loan trong chuyến đi từ thiện tại vùng cao huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh: NVCC
Không để lãng phí một giây phút nào
Năm 2012, chị Ngô Kim Loan (SN 1976, trú tại xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) phát hiện mình mắc phải căn bệnh ung thư cổ tử cung và chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. Ít lâu sau, bác sĩ còn chẩn đoán chị mắc thêm căn bệnh Lupus ban đỏ, một loại bệnh mà hệ miễn dịch chống lại các cơ quan trong cơ thể. Dù mạnh mẽ, nhưng cái tin sét đánh ngang tai ấy cũng khiến chị suy sụp. Cô giáo mầm non đang ở tuổi phát triển sự nghiệp nhưng đành phải tạm gác để chạy chữa bệnh.
Ám ảnh với bệnh tật, chị giấu diếm gia đình để không làm ảnh hưởng đến 2 con nhỏ. Nhiều đêm thức trắng, những cơn đau quằn quại đã làm chị bừng tỉnh. Chị nghĩ rằng mình không thể gục ngã dễ dàng như thế được, mình còn quá nhiều việc phải làm. Cùng thời gian đó, những sinh viên của Viện Kỹ thuật hóa học (Đại học Bách Khoa Hà Nội) đến Trường mầm non Tú Chi, nơi chị đang làm hiệu trưởng để xin nhờ nơi nấu ăn cho các bệnh nhân ung thư. Trân trọng nghĩa cử cao đẹp đó, chị đã tham gia sinh hoạt cùng các bạn trẻ.
Chương trình nấu cơm từ thiện của nhóm sinh viên Đại học Bách Khoa phải dừng lại sau một tháng thực hiện tại Bệnh viện K Hà Nội cơ sở Tam Hiệp. Lý do là Bệnh viện K đã có rất nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đến làm từ thiện, phát cơm cho các bệnh nhân nghèo. Hơn nữa, các bạn ấy nhà xa, sức lực có hạn nên không thể duy trì được lâu. Thế nhưng chị thì không thể dừng lại bởi thời gian sống của chị đang được đếm ngược từng ngày.
Xuất phát từ chính bản thân khi là một bệnh nhân ung thư, hàng tháng đều phải đến bệnh viện thăm khám nên chị đã đi khảo sát thực tế công tác từ thiện tại đây. Thế là thay vì phát cơm hộp chị đã chuyển sang tặng sữa hộp cho các bệnh nhân ung thư. Thấy các người bệnh hào hứng đón nhận, chị càng tích cực hơn trong những hoạt động từ thiện, những chương trình cộng đồng.
Sau nhiều năm phát sữa miễn phí tại bệnh viện, cô giáo Kim Loan nhận ra rằng còn rất nhiều nơi khó khăn, thiếu thốn, đặc biệt là các điểm trường miền núi rất cần được giúp đỡ. Vậy là chị nhanh chóng lên ý tưởng rồi kêu gọi mọi người thực hiện những chuyến đi đem đến yêu thương đến cho trẻ em nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng biên giới xa xôi như Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La…
Cô giáo Kim Loan kể cho chúng tôi nghe về kỷ niệm đáng nhớ trong chuyến thiện nguyện tại điểm trường mầm non Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. "Lần đó chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ tất cả những đồ thiện nguyện mang đến cho điểm trường Lóng Sập. Nhưng khi đến nơi mới biết rằng có 37 em học sinh cấp 1 đang học chung địa điểm với trường mầm non. Tôi nhớ lúc đó khi đoàn từ thiện bước vào các em cấp 1 đứng hai hàng đón chào. Những khuôn mặt thơ ngây, đôi bàn tay nhỏ xíu chờ đợi nhưng chúng tôi lại không có quà cho các bạn ấy. Điều này khiến tôi rất trăn trở và phải họp nhóm, góp tiền để nhờ các thầy cô mua quà cho 37 bạn học sinh cấp 1", chị Loan chia sẻ.
Truyền năng lượng tích cực
Các cụ già tại trại phong Minh Phú cảm thấy được an ủi, chia sẻ trong mỗi lần chị Loan và đoàn từ thiện đến thăm.
Hiện cô giáo Ngô Kim Loan đang là chủ nhiệm Câu lạc bộ các trường mầm non tư thục huyện Thanh Trì. Câu lạc bộ không chỉ là nơi trao đổi chuyên môn giữa các giáo viên mà còn là những thành viên tích cực trong những chương trình hỗ trợ cộng đồng mà chị khởi xướng. Song song với đó, chị còn là hiệu trưởng 3 cơ sở Trường mầm non tư thục Tú Chi với gần 200 học sinh. Không chỉ bận rộn với công việc quản lý, mỗi tuần chị vẫn đứng lớp trực tiếp dạy kỹ năng sống cho học sinh. Điều mà tất cả các giáo viên và các học sinh ở đây luôn thấy đó là sự vui vẻ, lạc quan, nguồn năng lượng tích cực tỏa ra nơi chị.
Chị Loan tâm sự, cứ sau 18 tháng, các khối u sẽ phát triển chèn lên dây thần kinh khiến chị phải phẫu thuật. Sau 3 ca mổ, 380 khối u trong cơ thể chị chỉ mới loại bỏ được 30 khối. Mỗi lần phẫu thuật là mỗi lần chị đánh cược với mạng sống của mình. "Thực lòng mà nói, tôi không sợ căn bệnh ung thư. Tôi là 1 trong 14 ca bệnh nhân ung thư còn sống cho đến bây giờ sau khi phát hiện bệnh từ năm 2012. Nếu cuộc đời đã cho tôi một cơ hội tiếp tục sống thì tôi sẽ sống tốt, sống đẹp", cô giáo Loan chia sẻ.
Dù phải "chiến đấu" với căn bệnh ung thư suốt 7 năm qua nhưng chưa lúc nào chị Loan từ bỏ thông điệp và hành động mang yêu thương đến cho cuộc đời. Gần đây nhất, chị và các giáo viên mầm non đã có một chuyến đi đến trại phong tại xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) để thăm những cụ già neo đơn bị cụt tay chân vì bệnh phong. Đoàn của chị đã mang bánh chưng, chăn ấm cùng tấm lòng để san sẻ nỗi yêu thương với những phận người của trại phong. Chị và đoàn tình nguyện viên còn cùng các cụ già đào sắn, xới đất trồng cây rồi quét dọn. Sau đó, chị mang số sắn đó xuống Hà Nội để bán rồi lại dùng số tiền đó mua thức ăn và đồ dùng cá nhân cho các cụ...
Trong cuộc trò chuyện, nhiều lúc chị Loan phải dừng lại để nghỉ vì mệt. Những khối u đã di căn lên các cơ quan nội tạng và chèn vào dây thần kinh khiến chị không thể nằm được, thậm chí phải ngủ ngồi. "Ngày nào còn thở, được làm việc, được cống hiến, ngày ấy với tôi vẫn là một ngày tuyệt vời. Ung thư chỉ là một trải nghiệm khiến cuộc sống của tôi hạnh phúc hơn", cô giáo giàu nghị lực ấy cười tươi.
Chị Ngô Kim Loan quan niệm, dù xã hội có hiện đại đến đâu thì giáo dục cũng vẫn tuân theo triết lý truyền thống “tiên học lễ, hậu học văn”. Vì thế, rất nhiều trẻ ở mầm non Tú Chi thường xuyên được cô giáo cho đi cùng trong các buổi phát cơm từ thiện tại bệnh viện. Ban đầu các em học sinh còn ngại ngùng và có chút sợ hãi nhưng qua những câu chuyện nhân văn, các em đã dần nhận ra được giá trị của hạnh phúc. Các em biết quan tâm, hỏi han và chia sẻ với những bệnh nhân nhỏ tuổi. Đây là một trong những điều mà cô Hiệu trưởng trường mầm non Tú Chi luôn tự hào.
Lương Hạnh
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 3 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 4 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 6 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 6 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 6 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 7 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.