Sau vụ tiêu cực nâng điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Hà Giang: Những lỗ hổng cần “bịt”
GiadinhNet - Xung quanh vụ việc tiêu cực trong kỳ thi THPT Quốc gia tại Hà Giang, một số chuyên gia cho rằng kỳ thi đã bộc lộ hạn chế quá nhiều lỗ hổng cần điều chỉnh, thậm chí tách lại kỳ thi tuyển sinh đại học riêng.
Nhiều ý kiến cho rằng, kỳ thi THPT Quốc gia cần được điều chỉnh và Bộ GD&ĐT tham gia chấm thi thay vì để các địa phương tự chấm. Ảnh minh họa: Q.Anh
Kẽ hở trong công tác chấm thi
Bộ GD&ĐT và tỉnh Hà Giang vừa công bố kết quả rà soát, điều tra nghi vấn điểm thi cao bất thường tại Hà Giang. Theo đó, làm rõ ông Vũ Trọng Lương, Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD&ĐT Hà Giang can thiệp làm thay đổi điểm thi của 114 thí sinh lên toàn điểm 9 - 10 khiến dư luận hết sức “choáng váng” bởi tính chất nghiêm trọng của vụ việc, đồng thời đặt dấu hỏi cho tính công bằng của cả kỳ thi THPT Quốc gia 2018.
Theo TS Quách Tuấn Ngọc (nguyên Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT), thi các môn theo hình thức tự luận, tiêu cực sửa bài thi là rất khó vì có rọc phách. Nếu dồn túi 2 lần không thể nào biết bài của ai mà sửa bài thi. Còn kỳ thi THPT Quốc gia hiện nay, phiếu trả lời trắc nghiệm hoàn toàn không có phách nên bất kỳ ai cũng có thể biết phiếu trả lời này là của ai và dễ dàng tìm ra phiếu của một thí sinh nào đấy, đây là một lỗ hổng lớn. Quy trình chấm trắc nghiệm hiện nay rất thích hợp cho việc một trường đại học tổ chức thi. Còn thi tại địa phương thì có thể nói quy trình đó là chưa hoặc không phù hợp, nhất là khâu chấm và kiểm dò, rất có cơ hội cho con người can thiệp.
Cũng theo TS Quách Tuấn Ngọc, nếu so sánh giữa thời thi “ba chung” và kỳ thi “2 trong 1” (từ 2015), thứ hạng sắp xếp của các tỉnh, thành trên bản đồ điểm thi toàn quốc bị xáo trộn. Nhiều tỉnh ngày xưa ở nhóm dưới, nay nhảy lên sánh vai với top 10. Dù hiện nay có thêm cán bộ coi thi từ các trường ĐH, nhưng còn nhiều nơi là do cán bộ địa phương chủ động làm hết nên càng có cơ hội xảy ra tiêu cực, bởi người cùng địa phương, làm tại địa phương kiểu gì cũng có những mối quan hệ riêng tư… Độ tin cậy kết quả kỳ thi đương nhiên có phần suy giảm nếu không muốn nói là không thể tin được.
Kỳ thi đánh giá năng lực nào của học sinh?
Phổ điểm môn Toán ở Hà Giang rất cao cho thấy sự bất thường trong chấm thi. Nguồn: Bộ GD&ĐT
Sau vài năm tổ chức kỳ thi Quốc gia, TS Quách Tuấn Ngọc đặt ra câu hỏi: “Kỳ thi THPT Quốc gia được cho là đánh giá năng lực là đánh giá năng lực nào? Năng lực đoán đáp số? Năng lực phản biện? Năng lực sáng tạo? Thực sự, chưa hiểu đánh giá năng lực ở kỳ thi này là gì. Để đảm bảo chất lượng “đầu vào”, các trường đại học nên chủ động đánh giá lại năng lực thật của thí sinh trước khi cho họ vào ngồi học. Ví dụ, năng lực giải lại bài toán đã thi, xem giải lại có được không, hay chỉ là ngồi vấn đáp một chút thôi… Như vậy, đảm bảo sẽ biết được điểm của thí sinh có thực chất thật hay không?”.
Theo dõi vụ việc tiêu cực tại Hà Giang trong những ngày qua, ThS Nguyễn Sóng Hiền – Nghiên cứu sinh tại ĐH Newcastle (Australia) cho biết, những năm vừa qua, kỳ thi THPT Quốc gia có một số ưu điểm, song hiện nay còn bộc lộ nhiều bất cập trong việc đánh giá năng lực riêng của mỗi học sinh. Việc chỉ dùng duy nhất điểm thi tốt nghiệp cấp ba để làm cơ sở cho đầu vào các trường ĐH và CĐ sẽ khó đánh giá một cách khách quan và chính xác năng lực riêng của các em. Và vô tình những nỗ lực của ba năm học của các em chỉ được quyết định bởi một kỳ thi và những gì các em nỗ lực cho mỗi một học của mình trong suốt ba năm trở thành vô nghĩa, học bạ của các em suốt ba năm cũng trở nên vô giá trị. “Theo cá nhân tôi chúng ta nên xét tốt nghiệp cấp ba cho các em cần phải dựa trên điểm học bạ ở mỗi môn của các em đã đạt được trong ba năm các em đã phấn đấu. Ngoài ra, có thể tham khảo giáo dục bên Úc, việc xét tốt nghiệp cấp 3 và xét tuyển đầu vào ĐH được dựa trên kết quả của học sinh học ở trường trong suốt hai năm cấp ba và điểm thi cuối kỳ lớp 12 được xem là kỳ thi tốt nghiệp cấp ba. Việc xét tốt nghiệp cấp 3 và xét đầu vào ĐH là do hai cơ quan khác biệt thực hiện, đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng”, ThS Hiền chia sẻ thêm.
Nên để Bộ GD&ĐT chấm thi?
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho rằng, việc Hà Giang có điểm thi THPT Quốc gia cao bất thường nên thanh tra vào cuộc, phát hiện hơn 300 bài thi được nâng điểm, bản chất không ảnh hưởng quyền lợi của thí sinh. Tuy nhiên, khó có thể tin sự việc hơn 300 bài thi thay đổi điểm chỉ liên quan tới một cá nhân. Vì vậy, rất cần cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ. Ngoài ra, có phải chỉ riêng Hà Giang xảy ra tình trạng trên, hay đây chỉ là không may mà bị phát hiện? Cần phải xử lý nghiêm để răn đe cho kỳ thi năm sau, chứ không để tái diễn.
Đánh giá về kỳ thi, PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng: “Thời gian qua, việc giám sát khâu coi thi đã làm tốt, nhưng khâu chấm thi để đảm bảo công bằng, khách quan thì chưa làm được. Bộ GD&ĐT nên có nhận định, năm nay tỉnh nào gặp khó khăn trong công tác tổ chức thi, năm sau sẽ giám sát sâu hơn không những ở khâu coi thi mà cả chấm thi. Tuy nhiên, không cần thiết phải chuyển bài thi của thí sinh trong cả nước tập trung về một chỗ để chấm, mà xem xét địa phương nào làm tốt, bảo đảm khách quan thì cứ để họ làm”.
Đề xuất hạn chế tiêu cực xảy ra, TS Quách Tuấn Ngọc cho rằng: “Năm nay, một cán bộ Sở GD&ĐT Hà Giang can thiệp về điểm thi, nhưng qua đó mới thấy các lỗ hổng ở các khâu và ở các nơi. Theo tôi hiểu qua các báo thì anh ta sửa trực tiếp vào file kết quả (file ảnh) rồi gửi về Bộ đĩa CD1. Xong, anh ta bình tĩnh quay sang sửa bài trên giấy. Do đó, để khắc phục tình trạng này, sau khi thi xong (rọc phách nếu có thì càng tốt) và quét ảnh xong thì truyền file về Bộ GD&ĐT ngay lập tức và nếu mà Bộ cũng chấm độc lập trên file ảnh này (Đĩa CD1) thì rất tốt. Ngoài ra, tổ chức chấm theo Cụm (theo vùng miền) do trường ĐH chủ trì. Nghĩa là sau khi thi xong thì niêm phong ngay túi bài thi, chuyển về chấm theo Cụm”.
Về đề nghị nên chuyển hết số bài thi THPT Quốc gia của thí sinh về Bộ GD&ĐT chấm để kiểm soát, tránh tiêu cực, nhiều ý kiến cho rằng, đây là cách làm cổ điển. Điều quan trọng là cần xử lý nghiêm vi phạm để sang năm các địa phương được giao quyền tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia sẽ làm nghiêm túc và chặt chẽ. Ngoài ra, cũng có nhiều chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục thảo luận có nên để công nhận tốt nghiệp THPT do các địa phương tự xét, còn Bộ GD&ĐT hay các trường ĐH tổ chức thi tuyển, xét tuyển vào ĐH?
Liên quan tới xử lý sai phạm trong vụ việc tiêu cực nâng điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Hà Giang, trả lời trước báo giới, ông Trần Đức Quý - Phó Chủ tịch UBND Hà Giang cho biết: “Hiện các cơ quan điều tra vẫn đang tiếp tục làm việc. Sai ở mức độ nào, sai ở đâu và bao gồm những ai thì sẽ trả lời sau vì cơ quan điều tra vẫn đang tiếp tục làm việc. Sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi xác định phải xử lý vụ việc một cách nghiêm túc, vào ai, vi phạm vào điều nào, khoản nào thì phải xử lý theo đúng quy định. Nếu đúng phải khởi tố thì sẽ khởi tố, đuổi việc hay cảnh cáo… đều phải làm đúng quy định, đúng người, đúng việc”.
Trước đó, thông tin nhiều thí sinh ở Hà Giang đạt điểm 9,10 trong kỳ thi THPT Quốc gia lại chỉ đạt điểm trung bình trong kỳ thi thử trước đó khiến dư luận nghi ngờ về tính minh bạch của kỳ thi. Ngày 14/7, đoàn công tác của Bộ GĐ&ĐT lên Hà Giang để phối hợp điều tra nghi vấn điểm thi cao bất thường. Chiều 17/7, Bộ GD&ĐT phối hợp với UBND tỉnh Hà Giang tổ chức họp báo công bố kết quả rà soát. Theo đó, một cán bộ chấm thi đã có tác động làm thay đổi điểm số của thí sinh trên máy tính. Kết quả chấm thẩm định cũng cho thấy, 114 thí sinh với 330 bài thi được chỉnh sửa để nâng điểm từ 1,0 cho đến 8,75 điểm mỗi môn. Bộ GD&ĐT cho biết, kết quả thẩm định sẽ là kết quả chính của các thí sinh, thay thế cho kết quả đã công bố ngày 11/7.
Tối ngày 17/7, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi Bộ GD&ĐT, Bộ Công an về kết quả thi bất thường tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang. Thủ tướng ghi nhận, biểu dương Bộ GD&ĐT, Bộ Công an đã kịp thời, khẩn trương rà soát, xác minh kết quả thi bất thường kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại đây. Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật. Bộ GD&ĐT phát huy ưu điểm của kỳ thi THPT Quốc gia những năm qua, tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy trình kỹ thuật bảo đảm giám sát chặt chẽ, khách quan, minh bạch đối với tất cả các khâu của kỳ thi THPT Quốc gia.
Quang Anh
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 2 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 2 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 4 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 4 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 4 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 5 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.