Sốc phản vệ gây tai biến, đe dọa đến tính mạng như thế nào nếu chẳng may tiếp xúc với dị nguyên?
GĐXH - Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể đe doạ tính mạng người bệnh trong vòng vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Sốc phản vệ luôn là tai biến gây khó khăn cho không những bệnh nhân và người nhà mà còn cho cả các y bác sĩ.
Theo BS Phạm Đăng Hải (Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện TƯQĐ 108), sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng, gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Các triệu chứng sốc phản vệ xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc 30 phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên. Vì vậy, sốc phản vệ là một cấp cứu cần được xử trí nhanh, kịp thời vì dễ dẫn đến tử vong do suy hô hấp cấp và tụt huyết áp.
Nguyên nhân gây sốc phản vệ
Có rất nhiều nguyên nhân gây sốc phản vệ trong đó thuốc là nguyên nhân hàng đầu, tiếp đến là thức ăn, nọc côn trùng.
Danh mục các thuốc gây sốc phản vệ
- Kháng sinh: Penicillin, streptomycin, ampicillin, vancomycin, amoxycillin, chloramphenicol, cephalosporin, tetracycline, cefotaxime, sulfamethoxazol + Trimethoprim, neomycin, kanamycin, erythromycin, lincomycin, polymycin B, gentamycin.
- Các thuốc chống viêm không steroid: salicylat, colchicin, ibuprofen, indomethacin.
- Các vitamin: vitamin C tiêm tĩnh mạch là nguyên nhân gây sốc phản vệ hay gặp ở nước ta, tiếp sau là vitamin B1, vitamin B12 dạng tiêm.
- Các loại dịch truyền: glucose, nutrisol, alvesin, bestamin, tryphosan.
-Thuốc gây tê: procain, novocain, lidocain, thiopental.
- Thuốc cản quang có iôt: visotrat.
- Các hormon: insulin, ACTH, vasopressin.
- Các loại vacxin, huyết thanh: vaccin phòng dại, phòng uốn ván, huyết thanh kháng bạch cầu, uốn ván.
- Các thuốc có phân tử lượng thấp: dextran, gamma globulin, dịch chiết phủ tạng.
- Các enzym: trypsin, chymotrypsin.
- Các thuốc khác: tiemonium, chlorpromazine hydrochloride, paracetamol, paracetamol-codein.

Có rất nhiều nguyên nhân gây sốc phản vệ trong đó thuốc là nguyên nhân hàng đầu.
Các nguyên nhân khác gây sốc phản vệ
- Thức ăn: Có nhiều loại thức ăn nguồn gốc động vật, thực vật, gây sốc phản vệ như: cá thu, cá ngừ, xôi gấc, tôm, tép, ốc, trứng, sữa, nhộng, dứa, khoai tây, xoài, lạc, đậu nành, chất phụ gia v.v…
- Nọc côn trùng: sốc phản vệ xảy ra do ong đốt, rắn, nhện, bọ cạp cắn.
Bệnh cảnh lâm sàng của sốc phản vệ do côn trùng và do các nguyên nhân khác (thuốc - thực phẩm) về cơ bản giống nhau.
Sốc phản vệ gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?
Theo BSCKI Phan Tuấn Trọng (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM), dị ứng là tình trạng phản ứng của cơ thể khi lần đầu tiếp xúc với một trong số những chất gây dị ứng (dị nguyên). Đây cũng là lúc hệ thống miễn dịch học cách nhận ra kẻ xâm lược bên ngoài.
Sốc phản vệ là tình trạng phản ứng dị ứng cấp tính nguy hiểm, xảy ra sau vài giây đến vài phút tiếp xúc với dị nguyên. Tùy cơ địa nhạy cảm ở mỗi người mà cơ thể sẽ phản ứng với những chất gây dị ứng nhất định.
Sốc phản vệ gây ra những tác động tiêu cực đến toàn bộ cơ thể như hệ thống miễn dịch, hệ hô hấp, da, hệ thống tuần hoàn, hệ thống tiêu hóa, hệ thống thần kinh trung ương. Do đó các triệu chứng sốc phản vệ cũng phân bố khắp cơ thể, phổ biến như: Ngứa da, môi bị sưng vù, hắt hơi, chảy nước mắt, nôn mửa, tiêu chảy…
Ngoài ra, sốc phản vệ còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác như:
Tình trạng giãn mạch làm giảm tưới máu và cung cấp oxy đến các mô – nguyên nhân gây ra những biểu hiện như: da, môi, móng tay tím tái, phù mặt và cổ, huyết áp giảm, nhịp tim nhanh… Nguy hiểm hơn có thể xảy ra là trụy tim mạch và tử vong.
Thể tích tuần hoàn giảm, thể tích mạch máu phân bố không đều, gây sốc tim.
Gây giãn mạch lớn thứ phát sau sự suy giảm tế bào mast (tế bào miễn dịch có trong khoảng giữa các mô niêm mạc và biểu mô và môi trường bên ngoài, chẳng hạn như trong ruột, phổi, da, xung quanh mạch máu). Từ đó giải phóng nhanh chóng các chất trung gian histamin, prostaglandin, leukotrien, gây ra những hiện tượng như tăng tính thấm thành mạch, tăng tiết niêm mạc ruột, niêm mạc phế quản, co thắt tiểu phế quản, đường tiêu hóa, giãn cơ trơn mạch máu…
Cơ chế bệnh sinh sốc phản vệ
Theo Bệnh viện Quân Y 103, cơ chế sốc phản vệ bao gồm ba giai đoạn:
– Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn mẫn cảm: Bắt đầu từ khi dị nguyên vào cơ thể (hoặc hình thành trong cơ thể như một số chất chuyển hoá trung gian của sulfamide và penicilline).
Dị nguyên vào cơ thể theo đường tiêm, truyền, hít thở, ăn uống, hoặc do tiếp xúc qua da. Dị nguyên gặp đại thực bào (tế bào A). Tế bào A được hoạt hoá, "xử lý" dị nguyên, chuyển các thông tin di truyền qua hệ ARN (axit ribonucleit) và tiết ra chất intecleukin 1 (IL1). Chất IL1 hoạt hóa tế bào TCD4, TCD4: sau khi được hoạt hoá, có sự tham gia của các phức hợp tương hợp tổ chức chuyển lớp 1 và 2 (Major histocompatibility complex class 1 và 2), tác động đến thứ lớp của TCD4 là TH1 và TH2.
Trong sốc phản vệ do thuốc (penicillin…) có vai trò rõ rệt của TH2 với sự tham gia của các IL4 và IL5, dẫn đến sự sản sinh của IgE.
Các kháng thể IgE từ các tế bào plasma (plasmocyte = tương bào) chui qua màng tương bào và gắn tên bề mặt mastocyte (dưỡng bào). Đến đây kết thúc giai đoạn thứ 1.
– Giai đoạn thứ hai là giai đoạn hoá sinh bệnh: Với sự kết hợp của phân tử thuốc (ví dụ penicillin) với IgE, với sự tham gia của bạch cầu ái toan.
Trong giai đoạn này sự kết hợp của dị nguyên (thuốc) kết hợp với IgE giải phóng nhiều loại hoạt chất trung gian: histamin, serotonin, bradykinin, prostaglandin D2, các leucotrien (D4, B4)...
– Giai đoạn thứ ba là giai đoạn sinh lý bệnh: Trong giai đoạn này các hoạt chất kể trên làm giãn động mạch lớn gây tụt huyết áp, co thắt phế quản gây khó thở co thắt dạ dày, tá tràng gây nên cơn đau vùng bụng, co động mạch não gây đau đầu, choáng váng, hôn mê.
Những năm gần đây, y học đã xác định về vai trò một số chất trung gian, trong cơ chế sốc phản vệ. Hậu quả sinh bệnh học là sự tăng tính thấm mao quản và tính nhậy cảm qua mức của phế quản.
– Gây giãn mạch ngoại biên, tăng tính thấm thành mạch thoát dịch và giảm thể tích tuần hoàn dẫn đến giảm cung lượng tim, tụt huyết áp.
– Co thắt phế quản, phù nề thanh quản, thanh môn, tăng tiết dịch, làm hẹp đường hô hấp, giảm thông khí phế nang, suy hô hấp cấp.

Sốc phản vệ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa
Nếu thấy ai đó bị sốc phản vệ cần làm gì?
ThS.BS Nguyễn Thị Mỹ (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng), các dấu hiệu sốc phản vệ nguy hiểm bao gồm: Da nhợt nhạt, da lạnh và ẩm nhớt, khó thở, mạch nhanh và yếu, lú lẫn và mất ý thức
Nếu thấy ai đó đang bị phản ứng dị ứng và có các dấu hiệu sốc phản vệ, Ngay cả khi không chắc chắn rằng triệu chứng là do phản vệ vẫn nên:
Gọi 115 hoặc số cấp cứu tại địa phương hoặc bất cứ trợ giúp y tế nào.
Để nạn nhân ở tư thế nằm thoải mái, nâng cao chân nạn nhân lên.
Kiểm tra mạch và nhịp thở của nạn nhân. Nếu có thể, hãy tiến hành hồi sức tim phổi (CPR) và các biện pháp sơ cứu khác.
Tiêm thuốc điều trị sốc phản vệ cho nạn nhân như dụng cụ tiêm epinephrine tự động hoặc thuốc kháng histamine nếu nạn nhân có mang theo.
Sốc phản vệ vô cùng nguy hiểm nên những người có nguy cơ phản vệ cao nên mang theo dụng cụ tiêm tự động bên mình. Dụng cụ này là ống tiêm kết hợp với kim tiêm ẩn, chỉ tiêm được một liều thuốc duy nhất khi ấn nó vào đùi, sẽ giúp giảm hoặc làm chậm các phản ứng sốc phản vệ, tăng khả năng sống cho bệnh nhân.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 13 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 22 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.