Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sữa rất tốt, nhưng 6 kiểu uống sữa này lại phản tác dụng, lợi ít hại nhiều

Thứ bảy, 07:00 24/06/2017 | Sống khỏe

Sữa là một loại thức uống giàu dinh dưỡng, nhưng pha sai cách hay kết hợp sai thực phẩm có thể gây mù lòa, tiêu chảy, thậm chí là vô sinh...

Sữa là thức uống giàu dinh dưỡng, được nhiều người tin tưởng và sử dụng hàng ngày. Uống sữa đúng cách có thể tăng cường sức khỏe kéo dài tuổi thọ, ngược lại uống không đúng lại có thể mang thêm bệnh vào người. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều người đang uống sữa sai cách mà không hề hay biết. Đây là những sai lầm điển hình.

Sai lầm 1. Uống sữa càng đặc càng tốt

Có người cho rằng, sữa càng đặc thì cơ thể càng hấp thụ được nhiều dinh dưỡng. Cách nghĩ này không có cơ sở khoa học. Cho nhiều sữa bột và cho ít nước, làm cho nồng độ sữa vượt quá tiêu chuẩn thông thường.

Cũng có người sợ là sữa tươi quá nhạt nên cho thêm sữa bột vào. Nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường ăn sữa quá đặc, sẽ gây ra tiêu chảy hay táo bón , ăn uống sẽ mất cảm giác ngon miệng, thậm chí bỏ ăn, hoặc có thể gây xuất huyết đường ruột cấp. Đó là vì cơ quan nội tạng của trẻ nhỏ còn yếu ớt, không chịu được áp lực và gánh nặng quá sức.


Nên pha tỉ lệ sữa nước đúng theo như hướng dẫn trên vỏ hộp.

Nên pha tỉ lệ sữa nước đúng theo như hướng dẫn trên vỏ hộp.

Sai lầm 2. Sữa uống cùng sô cô la

Một số người lại nghĩ, sữa là thực phẩm có thành phần protein cao, sôcôla thì là thực phẩm năng lượng, ăn cùng hai thứ nhất định sẽ càng tốt cho sức khỏe. Nhưng sự thực không phải như vậy, khi sữa cho thêm sô cô la sẽ làm cho canxi trong sữa và a xit oxalic trong sôcôla tạo ra phản ứng hóa học "oxalat canxi".

Thế là, canxi vốn có giá trị dinh dưỡng lại trở thành chất có hại cho cơ thể, dẫn đến thiếu hụt canxi, gây tiêu chảy, trì hoãn sự phát triển ở trẻ em, làm tóc khô, giòn xương và gia tăng tỷ lệ mắc bệnh sỏi đường tiết niệu...

Sai lầm 3. Sữa uống cùng trứng

Các chuyên gia chỉ ra rằng, bữa sáng với sữa thêm trứng gà không phải là cách ăn hợp khoa học. Bởi vì, protein khó cung cấp năng lượng.

Hiện nay, có hơn 9% trẻ em ăn bữa sáng chỉ với trứng và uống sữa. Điều này gây thiếu hụt thực phẩm kéo dài trong bữa sáng. Hầu hết các bậc phụ huynh đều cho rằng bữa sáng như vậy là theo tiêu chuẩn quốc tế, mà không biết rằng thực ra là quan niệm hết sức sai lầm.

Sữa và trứng là những thực phẩm tốt, nhưng lại bị dùng sai chỗ. Năng lượng sau hơn 10 tiếng của một đêm sẽ tiêu hao hết, cơ thể buổi sáng cần kịp thời bổ sung tiếp năng lượng bằng bữa sáng giàu cacbon hydrates, mà sữa và trứng không thể cung cấp đủ năng lượng cần thiết đó.

Sai lầm 4. Sữa và cháo

Một số người nghĩ rằng, cách làm này có thể bổ sung dinh dưỡng, tuy nhiên đây không phải là cách nghĩ hợp khoa học. Vì trong sữa có vitamin A, còn cháo thì chủ yếu lại là tinh bột, trong thành phần của chúng có chứa lipoxygenase, sẽ phá hủy các vitamin A.

Trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh nếu không đủ vitamin A sẽ gây ra chậm phát triển, còi xương yếu ớt. Vì vậy, cho dù là bổ sung dinh dưỡng thì cũng nên nhớ không ăn hai thứ này cùng nhau mà nên tách ra ở hai thời điểm khác nhau.


Sau khi uống sữa từ 1-2 tiếng mới nên uống thuốc.

Sau khi uống sữa từ 1-2 tiếng mới nên uống thuốc.

Sai lầm 5. Sữa uống cùng với thuốc

Sữa có thể ảnh hưởng rất mạnh đối với việc hấp thụ thuốc vào cơ thể, tức là nó làm cho nồng độ thuốc trong máu thấp rõ rệt (hấp thụ kém). Dùng sữa để uống thuốc còn dễ làm cho thuốc hình thành lớp màng che phủ, khiến canxi, magie và các khoáng chất khác tách ra tạo thành phản ứng hóa học với thuốc, sinh ra các chất không hòa tan trong nước.

Không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc mà sự kết hợp này còn có thể gây nguy hại cho cơ thể. Vì vậy, trước và sau khi uống thuốc 1-2 giờ tốt nhất không nên uống sữa.

Sai lầm 6. Sữa ăn cùng nước cam hoặc nước chanh

Một số người có sáng kiến cho thêm một chút nước cam hoặc nước chanh vào sữa để uống, xem ra thì có vẻ là cách hay. Nhưng thực tế, nước cam và nước chanh đều thuộc loại hoa quả có lượng a xít cao, mà a xít hoa quả gặp protein trong sữa sẽ làm protein biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng của protein.

Theo Trí Thức Trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa

Dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa

Sống khỏe - 2 giờ trước

Ung thư phụ khoa là loại ung thư xuất hiện bên trong cơ quan sinh sản của phụ nữ. Bệnh có thể di căn sang các vị trí khác nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Gừng có tác dụng gì trong việc chữa đau họng?

Gừng có tác dụng gì trong việc chữa đau họng?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Không chỉ là gia vị của nhiều món ăn, gừng còn có một số công dụng với sức khỏe. Gừng được nhiều nghiên cứu khoa học và y học cổ truyền chứng minh là có thể hỗ trợ chữa đau họng. Vậy gừng giúp giảm đau họng như thế nào?

Người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa đột tử khi chơi pickleball có tiền sử mắc bệnh này, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh, người chơi cần cảnh giác

Người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa đột tử khi chơi pickleball có tiền sử mắc bệnh này, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh, người chơi cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Trong lúc chơi pickleball, người đàn ông 39 tuổi ở Thanh Hóa bất ngờ đổ gục, nghi do đột quỵ sau đó tử vong.

Thêm bằng chứng nên ăn mỗi ngày một quả trứng

Thêm bằng chứng nên ăn mỗi ngày một quả trứng

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy trứng tốt cho não, là một phần của chế độ ăn lành mạnh cho não, giúp giảm nguy cơ mắc chứng mất trí. Một nghiên cứu gần đây cho thấy ăn một quả trứng mỗi ngày có ích trong việc giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.

Mạch máu quyết định tuổi thọ: Mỗi ngày đều đặn làm 3 việc, mạch máu sẽ dần “trẻ hóa” và tránh bệnh tật

Mạch máu quyết định tuổi thọ: Mỗi ngày đều đặn làm 3 việc, mạch máu sẽ dần “trẻ hóa” và tránh bệnh tật

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi mạch máu bị tổn thương, nhiều cơ quan sẽ hoạt động bất thường. Do đó, hãy học cách để nuôi dưỡng và "trẻ hóa" mạch máu.

Người đàn ông 38 tuổi ở Phú Thọ đau họng, ho ra máu thừa nhận một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 38 tuổi ở Phú Thọ đau họng, ho ra máu thừa nhận một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử lạm dụng rượu, uống khoảng 01 lít rượu mỗi ngày. Khoảng 1 tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân ho nhiều từng cơn, khạc ra máu đỏ tươi lẫn đờm...

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 1 ngày trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.

Top