Suy dinh dưỡng vì tẩm bổ cho trẻ nhiều chất xơ chống táo bón
GiadinhNet – Theo các chuyên gia, chất xơ rất có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ nhưng nếu ăn quá nhu cầu, chất xơ sẽ gây đầy hơi, chướng bụng, kém hấp thu một số chất vi khoáng. Có trường hợp suy dinh dưỡng vì tầm bổ cho trẻ nhiều chất xơ chống táo bón.
Tại hội thảo "Tầm quan trọng của chất xơ đối với hệ tiêu hóa của trẻ" vừa diễn ra, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) đã đưa ra những con số đáng báo động về tình trạng mắc bệnh tiêu hóa – táo bón ở trẻ. Theo đó, ở nước ta cứ ¼ trẻ đến khám chuyên khoa tiêu hóa bị táo bón ở nhiều cấp độ với nhiều nguyên nhân khác nhau. Trung bình khoảng 100 trẻ đến khám Nhi khoa thì có 3 trẻ tới vì bị táo bón.
Trẻ được coi là bị táo bón nếu dưới 2 lần đại tiện/ngày đối với trẻ sơ sinh, dưới 3 lần đại tiện/tuần (trên 2 ngày/lần) với trẻ đang bú mẹ, dưới 2 lần đại tiện/tuần (trên 3 ngày /lần) với trẻ lớn. Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, mắc trĩ...
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng táo bón của trẻ có nhiều, 95% là các trường hợp táo bón chức năng, thường do ăn uống, sinh hoạt, lối sống... Việc trẻ uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ do ăn ít rau xanh, quả chín, pha sữa quá đặc, ăn chưa đúng về số lượng hàng ngày… là những thói quen xấu dễ gây táo bón ở trẻ. Lớn hơn, khi trẻ đi mẫu giáo, thường trẻ dễ táo bón do thay đổi môi trường sinh hoạt, vệ sinh và thói quen ăn uống.
Táo bón do ăn ít rau đã đành nhưng quá chú trọng cũng không tốt. Trong một bữa ăn quá nhiều chất xơ làm thiếu các chất dinh dưỡng cơ bản như đạm, đường… PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng kể, có trường hợp vì ăn quá nhiều rau vì nghĩ chúng chứa nhiều chất xơ cải thiện được tình trạng táo của con mà bị suy dinh dưỡng. Bổ sung rau xanh vào bữa ăn cho trẻ chỉ có tác dụng trị táo bón một phần.

Các chuyên gia chia sẻ về những nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ và giải pháp khắc phục là bổ sung chất xơ cho trẻ . Ảnh Phương Thuận
Giải đáp thắc mắc về vai trò của chất xơ đối với hệ tiêu hóa của trẻ, PGS.TS. BS Lê Thị Bạch Mai – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, chất xơ không sinh năng lượng như các chất bột đường, chất đạm, chất béo và không tiêu hóa được khi ăn. Nhưng chúng lại đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng nhờ khả năng thẩm thấu nước, kích thích ruột non, ruột già hoạt động hiệu quả hơn.
Chất xơ có tác dụng chống táo bón vì khi vào ruột, chất xơ hút nhiều nước, tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Đại tiện đều đặn hàng ngày giúp cơ thể thải chất độc thường xuyên và tránh việc ngấm chất độc từ vân vào máu. Ở những trẻ bị táo bón lâu ngày thường khó tính, gắt do chất độc ứ đọng trong cơ thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh.
Chất xơ còn là nguồn thức ăn quan trọng nuôi sống hệ vi khuẩn có lợi. Khi hệ vi khuẩn có lợi khỏe mạnh, chúng sẽ làm việc tốt hơn, đảm bảo hệ tiêu hóa được cân bằng và hoạt động thuận lợi. Do vậy đây là nguyên nhân chính khiến trẻ bị táo nếu không được bổ sung đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Theo PGS.TS Bạch Mai, mặc dù chất xơ có lợi cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhu cầu chất xơ sẽ gây đầy hơi, chướng bụng, kém hấp thu một số chất vi khoáng. Có nhiều bà mẹ than phiền rằng dù có ý thức tăng hàm lượng chất xơ trong khẩu phần ăn nhưng tình trạng táo bón của con vẫn không được cải thiện là vậy.
Theo bảng Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, nhu cầu chất xơ tối thiểu cần là 18 – 20g/ người/ ngày (khoảng 300 gam rau /người/ngày và 100 gam quả chín). Chất xơ cần được bổ sung theo từng độ tuổi, như ở trẻ nhỏ từ 1 – 3 tuổi là 19g/ ngày; trẻ 4 – 8 tuổi là 25 gr/ ngày.

Chất xơ cần bổ sung theo đúng nhu cầu của lứa tuổi. Ảnh minh họa
Các chuyên gia khuyến cáo, hệ tiêu hóa được coi là "bộ não thứ 2" của trẻ vì nó là đầu nguồn dinh dưỡng cung cấp các chất và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất cũng như trí thông minh của trẻ. Bởi vậy có một hệ tiêu hóa khỏe là rất quan trọng.
Để chữa dứt điểm táo bón, cha mẹ cần kiên trì, có trẻ mất 6 tháng đến cả năm. Sai lầm nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải là khi thấy con đỡ không điều trị tiếp khiến trẻ bị rất lâu. Hơn nữa, một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cần được quan tâm và bổ sung những chất quan trọng như chất xơ, kháng sinh tự nhiên theo đúng nhu cầu lứa tuổi. Cha mẹ có thể tăng cường chất xơ cho trẻ qua các thực phẩm chứa chất xơ, kháng sinh tự nhiên như tinh bột hẹ, yến mạch, đậu Hà Lan...
Nhiều bậc cha mẹ hiện sử dụng các loại tinh bột, bột từ thiên nhiên ngày càng phổ biến. Tuy nhiên các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám và sử dụng theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng và nhi khoa. Nên dùng các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tốt nhất là dùng nguyên liệu từ thiên nhiên và không nên nóng vội khi bổ sung.
Phương Thuận

Người đàn ông bị suy đa tạng do biến chứng bệnh tiểu đường, bác sĩ chỉ rõ sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 15 phút trướcGĐXH -Trường hợp này là một minh chứng điển hình cho hậu quả ít được chú ý của bệnh tiểu đường lâu năm.

Bé 2,5 tuổi phát hiện bị đột quỵ từ dấu hiệu nhiều trẻ em Việt mắc phải
Mẹ và bé - 2 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi bị đột quỵ nhập viện vào ngày thứ 3 của bệnh với triệu chứng khởi phát là nôn ói sau ăn khoảng 3-4 lần/ngày, sau đó ói ngày càng tăng dần...

Nếu móng tay có dấu hiệu này, cẩn thận với ung thư hắc tố
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Không chỉ là phần phụ của cơ thể, móng tay và móng chân thực ra là “cửa sổ nhỏ” giúp chúng ta nhìn thấy sức khỏe toàn thân.

Nếu da khô, bong tróc, cẩn thận dấu hiệu của suy giáp và 5 dấu hiệu bất thường trên da cảnh báo sức khỏe
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Da không chỉ để đẹp – Những thay đổi trên da cảnh báo sớm vấn đề sức khỏe bạn chớ nên xem nhẹ

Thiếu nữ 16 tuổi ở Quảng Ninh suy gan cấp do mắc sai lầm này trong lúc giảm cân
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Sau khi sử dụng thuốc giảm cân (mua trên mạng), bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, ăn uống kém, ngủ kém... do chỉ số men gan tăng rất cao, rối loạn chức năng gan nghiêm trọng.

Bé trai sơ sinh ở Hà Nội tiên lượng nặng bật tiếng khóc đầu tiên, cả phòng mổ vỡ òa
Y tế - 6 giờ trướcCác bác sĩ vừa cấp cứu thành công một ca nguy kịch hiếm gặp trong sản khoa – sản phụ bị sa dây rau khi thai chưa lọt ngôi dẫn đến suy thai. Đây là tình huống cực kỳ nguy hiểm, có thể cướp đi sinh mạng của thai nhi tức thì nếu không được xử trí kịp thời.

Cảnh giác với dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Sốt cao 2 ngày không rõ nguyên nhân, bé trai 11 tháng tuổi được các bác sĩ phát hiện dương tính với virus sởi.

Thót tim cấp cứu cho mẹ con sản phụ bị sa dây rau, suy thai nghiêm trọng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Các bác sĩ nhận định, đây là tình trạng tối cấp trong sản khoa, đặc biệt nguy hiểm khi ngôi thai chưa lọt, vỡ ối, tử cung co chặt; sa dây rau khiến thai nhi bị chèn ép, gây thiếu oxy nặng cho thai nhi.

Bác sĩ không kê đơn, bệnh nhân vẫn khăng khăng đòi uống thuốc
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhiều người bệnh dù chỉ mới chớm rối loạn mỡ máu hay tiền đái tháo đường vẫn nằng nặc xin bác sĩ kê thuốc thay vì thay đổi lối sống.

Người phụ nữ 39 tuổi phát hiện khối u hiếm gặp trong tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 39 tuổi đi khám với dấu hiệu máu kinh nhiều bất thường. Sau thăm khám, bác sĩ phát hiện người bệnh mắc u đệm bào hiếm gặp, loại u này dễ nhầm lẫn với u xơ tử cung.

Người đàn ông 63 tuổi ở Phú Thọ phát hiện sớm nguy cơ ung thư đại tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông 63 tuổi đi khám và phát hiện polyp đại tràng, tổn thương tiền ung thư nếu để kéo dài từ dấu hiệu mệt mỏi, đau bụng lâm râm, ăn uống kém...