Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tác hại của việc lạm dụng thuốc nhỏ mũi

Thứ tư, 14:13 18/10/2017 | Sống khỏe

Thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng bị bệnh về mũi ngày càng nhiều. Khi bị viêm mũi, ngạt mũi nhiều người thường ra ngay hiệu thuốc mua các lọ thuốc nhỏ mũi dạng nước hoặc dạng xịt về dùng.

Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng thuốc nhỏ mũi như vậy đã dẫn tới những hậu quả đáng tiếc như bệnh nhân lệ thuộc vào thuốc, phát hiện bệnh muộn, phải phẫu thuật ngoại khoa, mất khả năng cảm nhận mùi vị...


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Các loại thuốc nhỏ mũi thông thường như Ephedrin, Phinol, Naphazolin, xymetazolin, Otrivin... có tác dụng làm co mạch máu ở niêm mạc mũi, giảm xung huyết làm cho mũi thông thoáng, dễ thở.

Ban đầu sử dụng hiệu quả được khoảng 6 đến 10 giờ, sau đó, tác dụng của thuốc giảm dần, bệnh nhân thường dùng tăng liều hoặc thay bằng thuốc mạnh hơn.

Thuốc co mạch nhỏ xịt vào mũi có hiệu quả trong trường hợp mũi bị viêm do lạnh, nhiễm siêu vi... niêm mạc mũi bị xung huyết, dãn mạch, phù nề và mũi sưng to. Tuy nhiên, các loại thuốc Naphazolin, Otrivin, Coldi-B... chỉ là loại thuốc dùng tạm thời để chữa triệu chứng khó chịu, không phải là thuốc trị bệnh.

Do vậy chỉ được dùng thuốc trong 5-7 ngày, nếu dùng thuốc nhiều lần hoặc kéo dài cho dù mỗi ngày vài lần thì sau nhiều tuần dùng liên tục, thuốc sẽ giảm hiệu quả.

Tai hại hơn là thuốc sẽ gây hiệu ứng ngược lại, khiến tình trạng nghẹt mũi càng nặng, trở thành bệnh viêm mũi, điều trị rất khó khăn. Ngoài ra, việc dùng thuốc nhỏ mũi lâu ngày còn có thể gây viêm teo mũi, thủng vách ngăn...

Khi trẻ bị ngạt mũi mà chưa xác định được nguyên nhân, cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc co mạch để nhỏ cho bé.

Tốt nhất dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để nhỏ, rửa mũi hàng ngày. Nó có tác dụng rửa mũi, làm cho dịch mũi loãng ra và giúp niêm mạc mũi trở lại trạng thái bình thường. Có thể nhỏ 4 - 5 giọt vào một bên mũi rồi hút sạch, ngày làm 2 - 4 lần.

Chú ý không bơm nước mạnh quá vào mũi để khỏi chảy xuống họng, nhất là với trẻ sơ sinh vì dễ gây sặc. Loại này hoàn toàn không gây hại gì, có thể dùng lâu dài.

Ngoài ra có thể dùng các loại xịt dạng nước biển phun sương cũng có tác dụng làm cho niêm mạc mũi trở lại bình thường; có nhiều nguyên tố vi lượng như bạc, kẽm (giúp kháng viêm), đồng, mangan (chống dị ứng).

Dạng phun sương nên có tác dụng làm sạch các rỉ mũi, tăng cường dẫn lưu dịch, loại bỏ các vảy ở trong mũi... Tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để các thầy thuốc tìm nguyên nhân gây bệnh, sử dụng đúng thuốc điều trị mới có kết quả.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 1 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 4 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 16 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 16 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 21 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Top