Tại sao thiếu kali nguy hiểm hơn thiếu canxi? Không được chủ quan bỏ qua 3 triệu chứng này!
GiadinhNet - Thiếu kali trong khoảng thời gian dài dẫn đến rối loạn nhịp tim, rối loạn hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn là dẫn tới liệt cơ, thậm chí tử vong.
Tại sao thiếu kali nguy hiểm hơn thiếu canxi?
Cả canxi và kali đều là những nguyên tố khoáng trong cơ thể con người, trong đó canxi là thành phần quan trọng của răng và xương.
Canxi cũng điều chỉnh sự hưng phấn của cơ bắp và tham gia vào việc giải phóng chất dẫn truyền thần kinh và các hormone khác nhau, cũng như trong quá trình đông máu.
Một khi cơ thể thiếu canxi sẽ dễ gặp các vấn đề như răng yếu, đau nhức xương, loãng xương và co thắt cơ bắp chân bất thường.

Thiếu canxi có thể dẫn đến co thắt cơ bắp chân bất thường. Ảnh minh hoạ
Kali được cho là một khoáng chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con người. Nó có tác dụng cân bằng độ pH và các chất dịch bên trong cơ thể. Kali giúp bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp, gửi tín hiệu đến hệ thần kinh, phát triển cơ bắp… Chúng ta có thể tìm thấy Kali trong nhiều loại thực phẩm xuất hiện ở các bữa ăn hằng ngày như: Cá, ngao, cà chua, khoai lang, khoai tây, chuối…
Kali là một ion tích điện dương duy trì các hoạt động sinh lý bình thường của tế bào. Nó có thể duy trì hoạt động bình thường của tế bào cơ, tế bào thần kinh, bao gồm cả tế bào cơ tim; duy trì sự cân bằng axit-bazơ và cân bằng áp suất thẩm thấu của dịch nội bào và ngoại bào, và duy trì chức năng cơ tim bình thường. Đồng thời nó cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng của protein và đường trong cơ thể .
Trong điều kiện khỏe mạnh, nồng độ ion kali trong máu là 3,5 ~ 5,5mmol/L.
Một khi nó thấp hơn giá trị này, nó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý bình thường của tế bào, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của thần kinh và cơ tim, thậm chí dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như lú lẫn, rối loạn nhịp tim.
Có 3 triệu chứng thiếu kali trong cơ thể, không thể bỏ qua
Yếu cơ
Khi nồng độ kali trong máu thấp hơn 3.0mmol/L, người bệnh sẽ có biểu hiện mệt mỏi cả ngày. Nếu thấp hơn 2,5mmol/L, sẽ có biểu hiện yếu cơ nói chung, khó thở và khó nuốt. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ kèm theo đau cơ, tê bì chân tay, lừ đừ, phản ứng chậm chạp.

Suy yếu hệ tiêu hóa và tiết niệu
Một khi thiếu kali cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hệ tiết niệu.
Ví dụ, nhu động đường tiêu hóa có thể bị suy yếu, khiến bệnh nhân chán ăn, nôn, chướng bụng hoặc buồn nôn và các triệu chứng tiết niệu như tăng tiểu đêm.
Rối loạn nhịp tim tái phát
Ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ có biểu hiện nhịp tim nhanh, hay còn gọi là hiện tượng co bóp thất sớm. Khi các triệu chứng thiếu kali ngày càng trầm trọng, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như rung thất, thậm chí là ngừng tim.

Người bị thiếu Kali có thể dẫn tới nguy cơ rối loạn nhịp tim. Ảnh minh hoạ
Làm thế nào để bổ sung kali?
Bổ sung bằng thực phẩm
Đối với những bệnh nhân thiếu kali không quá nghiêm trọng thì nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu kali vào chế độ ăn hàng ngày như chuối, khoai tây, đậu, hải sản, thịt...

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và hoa quả đặc biệt đu đủ, chuối giúp bổ sung kali.
Bổ sung bằng thuốc
Nếu các triệu chứng thiếu kali nghiêm trọng, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể pha 10% kali clorid vào sữa và uống sau bữa ăn. Với tình trạng tăng clo huyết, có thể uống kali citrat. Với suy gan, cần tiêm tĩnh mạch kali glutamat.
Bổ sung dưỡng chất
Trước tình hình thời tiết nhiệt độ cao, lúc này cơ thể con người cần bổ sung đủ thức ăn có hàm lượng nước cao, và điều quan trọng hơn là bổ sung các chất dinh dưỡng bị mất đi do mồ hôi gây ra thông qua các thực phẩm giàu vitamin. Đặc biệt, ngày hè nóng nực, bạn có thể nấu một bát canh đậu xanh là thích hợp nhất.

Đậu xanh rất giàu khoáng chất và vitamin, đặc biệt là hàm lượng kali, vitamin B1, B2 rất cao , nó có thể được ví như một loại "thức uống vitamin khoáng chất" hoàn toàn tự nhiên.
Vì vậy, uống canh đậu xanh vào thời điểm này không chỉ giúp cơ thể bổ sung nước mà còn bổ sung các vitamin và khoáng chất bị mất do đổ mồ hôi ở nhiệt độ cao; điều chỉnh cân bằng chuyển hóa nước và muối trong cơ thể tốt hơn, tránh tình trạng mất nước, chóng mặt và ngăn ngừa say nắng.
Các mức độ cần chú ý ở người người bị thiếu kali
Mức độ nhẹ: Các cơ đau nhức, mệt mỏi, viêm đường ruột, da có thể bị dị ứng, khô, phồng rộp, trầm cảm, lo âu, mất ngủ, đau chi dưới.
Mức độ nặng: Phản xạ chậm, thiếu tập trung, đau nhức khớp, rối loạn nhịp tim, buồn nôn, tiêu chảy, dễ nhầm lẫn, không xác định được phương hướng…
Thiếu kali trong khoảng thời gian dài: Rối loạn nhịp tim, rối loạn hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn là dẫn tới liệt cơ, thậm chí tử vong.

Tọa đàm khoa học “Từ lượng giá bàn chân đến khoa học cân bằng cơ thể”
Sống khỏe - 2 giờ trướcNgày 20/9/2023, Phòng khám Asina cùng các đơn vị đồng hành - tài trợ đã tổ chức buổi Tọa đàm khoa học về bàn chân nhằm nâng cao hiểu biết nền tảng về thăng bằng, chuyển động của bàn chân và cột sống, thảo luận các phương pháp chẩn đoán đo lường và phương pháp điều trị.

Phòng bệnh 'vi khuẩn ăn thịt người' theo khuyến cáo của Bộ Y tế
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Hiện chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore. Các biện pháp phòng bệnh chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường...

Hôm nay, 11 bệnh nhân của vụ cháy chung cư mini điều trị tại BV Bạch Mai xuất viện
Y tế - 7 giờ trướcThông tin từ BV Bạch Mai cho biết, 11 người trong số 27 bệnh nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ được ra viện hôm nay 22/9. Đây là lượt bệnh nhân đầu tiên tại Bệnh viện Bạch Mai ra viện sau gần 10 ngày theo dõi, điều trị.

Từ vụ thanh niên 19 tuổi bị ung thư xương, chuyên gia chỉ rõ dấu hiệu cảnh báo bệnh
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH - Ung thư xương là bệnh lý hiếm gặp, bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em, cho đến lứa tuổi thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 - 20 và trong giai đoạn xương phát triển mạnh.

8 điều ‘không thương lượng’ để sống thọ của cụ ông 95 tuổi từng là bác sĩ
Sống khỏe - 9 giờ trướcCụ ông người Nhật từng là bác sĩ tim mạch chia sẻ bí quyết giúp có một cuộc đời khỏe mạnh, sống thọ lâu dài.

Lo lắng về trái cây ủ chín bằng hóa chất: Chuyên gia nói gì?
Sống khỏe - 13 giờ trướcĐể trái cây chín đều, lên màu đẹp thương lái và nhà vườn thường dùng các hóa chất làm chín nhanh như đất đèn, ethylen.

Giải mã sản phẩm dinh dưỡng thảo dược có chỉ số đường huyết GI thấp
Sống khỏe - 14 giờ trướcVới vai trò tiên phong trong ngành dinh dưỡng thảo dược Cysina kết hợp cùng Viện Nghiên cứu Thực phẩm chức năng đã cho ra đời sản phẩm dinh dưỡng Suppro Cerna có chỉ số GI thấp, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu cho người sử dụng.

Vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore khiến nữ sinh tử vong nguy hiểm thế nào? Cần làm gì để phòng bệnh?
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Bệnh “vi khuẩn ăn thịt người” (tên khoa học Whitmore) là căn bệnh truyền nhiễm rất khó phát hiện do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác và không được điều trị kịp thời. Ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh, việc điều trị cũng vô cùng khó khăn và có nguy cơ tử vong cao.

Áp lực học trường chuyên, nữ sinh cấp 3 ở Hà Nội bị rối loạn lo âu
Sống khỏe - 15 giờ trướcTừ khi đỗ vào trường chuyên, M. (15 tuổi, ở Hà Nội) luôn áp lực vì xung quanh các bạn đều học giỏi. Sợ đứng nhóm cuối lớp, nữ sinh này học thâu đêm. Thấy con sụt cân nhanh, mắt đờ đẫn, bố mẹ đưa M. đi khám tâm lý.

Tìm thấy nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm trong mẫu bánh mì Phượng
Y tế - 1 ngày trướcNhiều loại vi khuẩn sinh độc tố được tìm thấy trong các mẫu rau, chả lợn, thịt heo xíu, xíu mại được lấy tại quán bánh mì Phượng ở Hội An.

Cơ thể có 6 dấu hiệu này chứng tỏ gan của bạn đang nhiễm bệnh, cần khám gan càng sớm càng tốt!
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh về gan gần như không thể nhận biết sớm được, bởi các triệu chứng ban đầu của bệnh gan thường không rõ rệt và thường bị lẫn với các dấu hiệu của bệnh khác.