Tân trang bàn thờ gia tiên ngày Tết (2): Sang, sửa bát hương ngày cuối năm sao cho đúng?
GiadinhNet - Vào cuối năm, nhiều gia đình thường tiến hành sửa bát hương, thậm chí là bốc lại bát hương. Dưới đây các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên khi thực hiện công việc này cho đúng.

Tối kỵ đổ tro cũ, thay tro mới?
Chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh (Phong thủy Hay Nhất) cho biết, vào mỗi dịp cuối năm các gia đình thường tiến hành lễ sang, sửa bát hương. Đó là việc gia chủ vệ sinh lại bát hương, bàn thờ; tỉa bớt chân hương, thay hoặc thêm tro bát hương. Công việc này thông thường bắt đầu từ ngày 23/12 - 30/12 (Âm lịch), thời điểm theo quan niệm dân gian là “tiễn các thần lên thiên đình”... chứ không được làm quá sớm.
Có nhiều gia đình hiện nay vẫn hiểu sai giữa việc thay chân hương với việc bốc lại bát hương. Đây là hai khái niệm và công việc hoàn toàn khác nhau. Khi bốc lại bát hương, tro cốt của bát hương đổ hết ra rồi rửa sạch bát hương để bốc lại. Việc bốc lại bát hương cũng chỉ thực hiện khi về nhà mới hoặc khi nhà gặp nhiều điều không may mắn, vận hạn, nhà đang có nhiều bát hương cần gộp lại, hoặc có ít nhất một bát hương cần tách ra... Còn thay chân hương là khi hàng ngày ta thắp hương, tàn hương rơi xuống làm bụi bẩn bàn thờ sẽ thực hiện rút chân hương bỏ bớt phần tro đã đầy, cho thêm tro mới. Điều tối kỵ là trường hợp khi dọn dẹp chân hương lại cầm cả bát hương đổ dốc tro, cốt ra rồi nhặt lại cốt thay tro mới.
Cũng theo chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh, trước khi tiến hành, nên thắp hương để “xin phép” thần linh và gia tiên. Đây là quan niệm thể hiện sự tôn trọng, kính hiếu với bề trên, gia tiên kể cả khi họ đã mất. Khi vệ sinh bát hương cần dùng rượu gừng, khăn gạc sạch thấm rượu gừng lau sạch từ miệng bát hương trở xuống. Sau khi đã vệ sinh, sang, sửa bát hương xong đặt yên vị trên bàn thờ, gia chủ không được xê dịch bát hương nữa. Lưu ý, khi cho thêm tro mới cần cách miệng bát hương 1-2cm.
Đối với tro, trước đây, các cụ thường chọn loại rơm nếp, được cắt và làm sạch, phơi khô để riêng. Trước khi đốt thành tro thì dùng rượu gừng vẩy lên rơm để tẩy uế. Hiện nay, nhiều cửa hàng mã cũng bán sẵn tro. Một xu hướng mới nhiều nhà chọn là dùng tro của hương. Loại này dù được sàng lọc kỹ vẫn không được mịn bằng tro rơm, khi hương cắm sẽ không chắc chân. Sau một thời gian sẽ khó cắm hương vì thời tiết ẩm tàn hương dễ bết cứng lại.
Cần bốc từng nắm một theo số “sinh”
Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, Trưởng phòng Phòng Phong thủy Kiến trúc (ĐH Xây dựng), thông thường các gia đình thường bốc ba bát hương, thờ quan thần linh, gia tiên, bà cô hoặc ông mãnh. Trước khi bốc bát hương nào thì cũng cần phải khấn nhỏ là "Con ... (họ tên)... xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên...)".
Trong quá trình bốc bát hương cần nhớ là bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào. Theo quan niệm dân gian thường đếm theo số sinh như "sinh, lão, bệnh, tử". Lần lượt đếm và bốc tro đến khi gần đầy bát hương, thường nắm cuối cùng sẽ dừng lại ở số "sinh". Bốc xong bát hương để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Để tránh nhầm mọi người có thể viết giấy dán bên ngoài nhưng khi đưa lên bàn thờ phải bỏ ra. Sau cùng có lễ nhỏ thắp hương, đọc kinh để an vị bát hương.
Điều sau đó cần giữ cho bát hương không được uế tạp. Người xưa quan niệm rằng, bát hương là vật linh thiêng nhất trên bàn thờ của mỗi gia đình, là biểu hiện của cõi tâm linh. Đó là nơi con cháu hướng lòng tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, các vị thần linh cai quản ở mảnh đất của gia đình... nhằm cầu mong sự an lành, bình yên. Mỗi khi gia chủ thắp một nén hương rồi cung kính cắm lên bát hương, cũng là lúc sợi dây vô hình giữa cõi tâm linh và cõi dương được thiết lập.
Giải đáp thắc mắc của nhiều người về việc ai có thể tiến hành việc thay chân hương, chuyên gia Mai Văn Sinh cho rằng, ai cũng có thể sửa bát hương nhưng sẽ là tốt nhất nếu đó là người trụ cột trong gia đình (ông, cha, con trưởng). Phụ nữ rất ít khi làm việc này, ngay cả các sư nữ. Người thực hiện không nên là người ốm yếu hoặc không có tín tâm việc này.
Nếu gia đình nào muốn thay bát hương mới thì thực hiện từ sau Đông chí đến trước Tết Nguyên đán. Khi đó nên nhờ thầy đến giúp, nếu còn cốt bát hương thì lấy lại, nếu không còn thì nhờ thầy viết cho. Tuy nhiên, cần mua bát hương sao cho phù hợp với bàn thờ, đốt rơm nếp lấy tro và cho vào bát hương, giã gừng tươi hòa một chút rượu trắng, lấy cành tre hoặc bông hoa nhúng vào bát nước gừng sau đó vẩy vào bát hương để tẩy uế. Ngày, giờ đẹp bốc mới bát hương sẽ tùy thuộc theo tuổi của từng gia chủ và do các thầy bốc bát hương tính.
Trong bát hương có những gì?
Trong bát hương thường đặt một bộ Dị hiệu gồm có:
- Tờ hiệu viết tên người được thờ (Nếu là thần linh thường được viết là “Cung thỉnh chư vị thần linh giáng nhập lô nhang”; nếu là Tổ cô hoặc Ông mãnh sẽ được viết là “Cung thỉnh Tổ cô (Tổ mãnh” an vị lô nhang”). Tờ này thường in giấy vàng, chữ đỏ, có bán kèm theo bát hương. Tên người được thờ được viết dọc vào ô trống ở giữa. Một bát hương thờ nhiều người thì ghi chung vào một tờ hiệu hoặc ghi thêm tờ hiệu khác đều được.
- Bộ Thất phật hoặc Thất bảo (là 7 thứ quý mà người xưa coi trọng như: Vàng, bạc, mã não, san hô, hổ phách, xà cừ, trân châu để bát hương có trường năng lượng, linh khí, giúp con cháu có sức khỏe, làm ăn phát tài lộc. Ngày nay Thất bảo thường làm đồ giả bán kèm theo bát hương, không có giá trị. Có khi chỉ là một bao giấy, bên trong có một số mảnh giấy kim tuyến có màu khác nhau, mang tính tượng trưng cho 7 thứ quý.
Ngoài việc đặt Thất bảo, các thầy thường yêu cầu gia chủ đặt một tờ tiền dương màu đỏ vào trong bát hương (Trước thường dùng tờ 200 – 500 đồng nhưng ngày nay tiền bị mất giá nên thường dùng tờ tiền 50.000 đồng hoặc 200.000 đồng). Tất cả được gói trong một tờ giấy trang kim để bảo vệ rồi đặt dưới đáy bát hương.
Chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh
P. Thuận - H.Dương

Không gian sống tiện nghi bất ngờ bên trong căn hộ nhỏ
Ở - 9 giờ trướcDù chỉ rộng vỏn vẹn 36m2 nhưng căn hộ nhỏ này vẫn đáp ứng tốt mọi nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

'Khu vườn trên cao' trong căn nhà phố 100m2 của diễn viên Diệp Bảo Ngọc
Ở - 12 giờ trướcGĐXH - Diệp Bảo Ngọc sống cùng gia đình trong ngôi nhà phố rộng 100m2 tại TP.HCM, có khu vườn trên sân thượng ngập tràn rau xanh, hoa trái.

Thiết kế những góc ăn sáng nhỏ xinh
Ở - 13 giờ trướcDù bếp có diện tích nhỏ đến đâu cũng vẫn cần tạo một góc ăn sáng, để bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng và niềm vui.

Những món đồ không nên làm sạch thường xuyên
Ở - 18 giờ trướcBạn có biết rằng có những đồ dùng không nên làm sạch thường xuyên,

Chỉ với vài thùng xốp dễ dàng trồng loại quả ví ‘vàng xanh’ cực tốt cho sức khỏe sai trĩu quả
Ở - 1 ngày trướcGĐXH – Được ví như “vàng xanh”, đậu rồng mang lại giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe rất cao. Chỉ vài thùng xốp dễ dàng trồng loại quả này ra quả sai trĩu mà bạn nên thử.

Biệt thự mới mà Hoa hậu Tiểu Vy vừa hoàn thành tặng bố mẹ mang phong cách đối lập với căn nhà cũ 'đậm chất Hội An'
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Đây là căn nhà mới tại TP. Hồ Chí Minh của Tiểu Vy, mang phong cách hiện đại, sang trọng khác hẳn nét hoài cổ, lãng mạn của căn nhà bố mẹ cô đang có tại Hội An.

Gia đình trẻ rời nhà phố chật hẹp, về sống trong ngôi nhà có vườn rau xanh mướt
Ở - 1 ngày trướcQuyết định táo bạo của gia đình chị Katie Bryan (Hoa Kỳ) chính là từ bỏ không gian đầy tiện nghi để trở về cuộc sống tự cung tự cấp nhờ việc trồng rau chăm hoa ở ngoại ô.

'Hô biến' phòng khách thành chốn bình yên nhờ những gam màu pastel dịu ngọt
Ở - 1 ngày trướcNếu bạn yêu thích vẻ đẹp ngọt ngào của những gam màu pastel thì sao không sử dụng chúng cho phòng khách gia đình.

Đồ lễ cúng Rằm tháng 8 Tết Trung Thu không nên thiếu những thứ này để mang lại tài lộc, may mắn
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Mâm cỗ cúng rằm tháng 8 không cần cầu kỳ như rằm tháng Giêng hay rằm tháng 7 nhưng vẫn phải chuẩn bị một cách kỹ lưỡng. Đồ lễ cúng rằm tháng 8 không nên thiếu những thứ này để mang lại may mắn.

5 điều quan trọng nhất Rằm tháng 8 giúp gia chủ mọi sự như ý, lý do cần mặc đồ đen, xanh nước biển, xanh lục... dịp này
Ở - 1 ngày trướcGĐXH - Để gia tăng năng lượng tốt lành trong ngày Rằm tháng 8 âm lịch cần biết 5 điều quan trọng nhất sau đây để đắc cát khí, cải biến vận trình của gia chủ được hanh thông, như ý...

4 địa điểm đón tết Trung thu lớn ở Việt Nam ai cũng nên đến ít nhất một lần trong đời
ỞGĐXH - Tết Trung thu ở Việt Nam hay còn được gọi là tết Đoàn viên, được tổ chức vào rằm tháng 8 hàng năm. Dưới đây là một số những địa điểm đón tết Trung thu lớn ở Việt Nam mà ai cũng nên đến một lần trong đời để không phải hối tiếc.