Thế giới mong ngóng Vắc xin phòng COVID – 19, chuyên gia lý giải về tác dụng và cơ chế của vắc xin trong phòng chống dịch bệnh
GiadinhNet – Hiện nay dịch COVID – 19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu khi số người mắc ngày càng tăng. Các nước trên thế giới vẫn đang nỗ lực nghiên cứu ra Vắc xin phòng COVID – 19.
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người tử vong vì các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bằng vắc xin. Nhiều dịch bệnh đã được phòng ngừa hiệu quả nhờ có Vắc xin. Khoảng 85% – 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Nhờ đó, mỗi năm vắc xin giúp ngăn ngừa 3 triệu ca tử vong và giúp hàng trăm ngàn người thoát khỏi nguy cơ tàn tật vĩnh viễn vì di chứng của các bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu.
Tuy nhiên, dịch bệnh COVID – 19 xuất hiện mới đây vẫn chưa có vắc xin đặc hiệu. Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tại các nước châu Âu, châu Mỹ…. Đến chiều ngày 30/7, thế giới đã có 17.187.414 người mắc, 670,202 người tử vong. Ngay ở nước ta, sau gần 100 ngày không xuất hiện ca mắc COVID – 19 trong cộng đồng, đến nay cũng đã ghi nhận nhiều ca ở các tỉnh thành Đà Nẵng, Hà Nội, TP HCM và Đắc Lắk.
Thế giới vẫn mong ngóng Vắc xin phòng COVID - 19. Ảnh: Reuters
Hiện giờ, cả thế giới mong ngóng Vắc xin phòng COVID – 19 vì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Và các biện pháp phòng bệnh rất khó khăn, phải phong tỏa, giãn cách xã hội, ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội. Đã có những nước thực hiện miễn dịch cộng đồng nhưng lại gây thiệt hại rất lớn vì số mắc, tử vong cao và phải quay lại giải pháp phong tỏa.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng dịch bệnh khẩn cấp (Bộ Y tế), một bệnh truyền nhiễm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và phương pháp phòng bệnh tối ưu thì không gì bằng vắc xin. Và thực tế trong lịch sử vắc xin đã cứu sống rất nhiều người vượt qua các bệnh truyền nhiễm như đậu mùa, bại liệt… Nhiều người bệnh nếu không được tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh sẽ dễ mắc bệnh, để lại di chứng nặng nề, thậm chí tử vong.
Vắc xin điều trị đặc hiệu COVID – 19 hiện rất nhiều nước tham gia sản xuất, đặc biệt những nước tiên tiến như Anh, Mỹ, Nga… Việt Nam cũng tham gia. Để làm ra một vắc xin rất phức tạp. Theo đó, các nhà khoa học phải tiến hành nuôi cấy, phân lập được virus, thử nghiệm trên động vật và sau khi đạt an toàn trên động vật thí nghiệm mới đưa ra thử nghiệm lâm sàng. Việc thử nghiệm lâm sàng cũng có rất nhiều bước.
Độ an toàn và tính hiệu quả là hai yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định một vắc xin có được áp dụng rộng rãi trên người hay không. Nhưng tìm ra vắc xin điều trị COVD – 19 vẫn còn là cuộc đua của các nước, chúng ta vẫn chờ đợi.
Về cơ chế của vắc xin trong phòng chống dịch bệnh, theo Trung tâm tiêm chủng VNVC, vắc xin là chế phẩm có chứa kháng nguyên (có thể là các vi rút hoặc vi khuẩn sống, giảm độc lực, hay bị bất hoạt, giết chết) dùng để kích thích cơ thể tạo miễn dịch nhằm chống lại tác nhân gây bệnh. Vắc xin kích thích cơ thể tạo nên miễn dịch "bắt chước" giống nhiễm trùng tự nhiên.
Khi đưa vào cơ thể vắc xin sẽ nhận diện nó như là "vật lạ", kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh ra kháng thể trung hòa tác nhân gây bệnh, giống như nhiễm trùng tự nhiên. Quá trình tạo kháng thể thường mất khoảng vài tuần, có thể gây nên một số triệu chứng nhẹ như sốt. Nhưng đây là biểu hiện bình thường và được coi như là dấu hiệu đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Sau khi quá trình nhiễm trùng "bắt chước" này kết thúc, cơ thể sẽ tạo ra các tế bào lympho có trí nhớ miễn dịch, sẵn sàng đáp ứng nhanh khi gặp lại các tác nhân gây bệnh trong những lần sau giúp cơ thể chủ động chống lại tác nhân gây bệnh khi bị phơi nhiễm.
P.Thuận
Sau 65 tuổi, bất kể nam hay nữ, khi đi bộ mà không xuất hiện 4 “mầm bệnh” này thì xin chúc mừng
Sống khỏe - 1 giờ trướcThông qua quá trình đi bộ, người ta cũng có thể đánh giá tổng thể sức khỏe của một người.
Người mẹ trẻ ở Bảo Yên đi bộ 16 tiếng, vượt 40km đường rừng để sinh con
Y tế - 2 giờ trướcCó sẹo mổ cũ không thể sinh thường tại trạm y tế, đồng thời mưa lũ khiến đường sá bị chia cắt, người mẹ 22 tuổi (trú tại huyện Bảo Yên, Lào Cai) đã đi bộ 40km đường rừng đến bệnh viện sinh con.
PhD tham gia Triển lãm Pharmedi Vietnam 2024
Sống khỏe - 2 giờ trướcCông ty TNHH PhD Health Sciences (viết tắt là: PhD) tham gia Triển lãm Y tế Quốc tế Việt Nam - Pharmedi 2024 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
Nỗ lực cứu chữa các nạn nhân trong vụ lũ quét tại thôn Làng Nủ
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện đang điều trị cho 2 bệnh nhân nặng trong vụ lũ quét tại thôn Làng Nủ (Lào Cai), trong đó một bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao.
Loại đồ uống khiến nhiều người cấp cứu, có ca tử vong sau bữa nhậu
Sống khỏe - 3 giờ trướcRượu pha methanol khiến người uống nhanh chóng ngộ độc phải vào viện cấp cứu với các triệu chứng nghiêm trọng.
Tập hợp các tinh chất quý hiếm từ thảo dược cho bài thuốc hỗ trợ tăng cường miễn dịch
Sống khỏe - 6 giờ trướcQua hành trình dài tìm kiếm một giải pháp an toàn và hiệu quả cho người suy giảm sức đề kháng, người cần phòng và chống chọi với bệnh tật, nâng cao chất lượng cuộc sống, các nhà khoa học Việt nam đã khám phá ra các tinh chất quý hiếm, là tinh hoa từ thiên nhiên, kết hợp với công nghệ chiết xuất hiện đại trên thế giới để tạo ra sức mạnh tăng đề kháng toàn diện.
Loại củ quen thuộc của người Việt giúp kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Củ dong có chỉ số đường huyết thấp, điều này giúp ngăn ngừa sự tăng đột biến lượng đường trong máu sau bữa ăn. Ngoài ra, củ dong còn có nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe.
5 lưu ý cơ bản về an toàn thực phẩm sau khi hết lũ lụt
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcNhững ngày này, Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc vừa trải qua cơn bão số 3 với mưa lớn kèm theo nước dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập lụt nghiêm trọng. Nguy cơ phát sinh bệnh tật và ngộ độc thực phẩm sau lũ lụt rất cao.
Đau đầu 4 ngày uống thuốc không đỡ, người phụ nữ 38 tuổi mắc bệnh nguy hiểm ở não
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH – Tại bệnh viện, sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết, người bệnh được xác định mắc huyết khối tĩnh mạch não.
Người trên 50 tuổi nên ăn mấy quả trứng mỗi ngày?
Sống khỏe - 10 giờ trướcNgười lớn tuổi vẫn có thể ăn 1-2 quả trứng mỗi ngày như khi còn trẻ nhưng cần thỉnh thoảng kiểm tra sức khỏe để thay đổi phù hợp.
Người trên 50 tuổi nên ăn mấy quả trứng mỗi ngày?
Sống khỏeNgười lớn tuổi vẫn có thể ăn 1-2 quả trứng mỗi ngày như khi còn trẻ nhưng cần thỉnh thoảng kiểm tra sức khỏe để thay đổi phù hợp.