Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thí sinh ăn uống thế nào để đảm bảo sức khỏe khi đi thi?

Thứ sáu, 09:43 01/07/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - 1/7 là ngày bắt đầu kỳ thi THPT Quốc gia kéo dài 4 ngày. Cha mẹ cần quan tâm đến việc ăn, uống, nghỉ ngơi cho con để trong thời tiết nắng nóng, con giữ được sức khỏe và bớt lo lắng, căng thẳng…

Lê Thị hảo (Đường Lâm, Hà Nội)

Để có sức khỏe vượt qua kỳ thi THPT Quốc gia quan trọng, phụ huynh lưu ý lựa chọn thực phẩm an toàn, đảm bảo các yếu tố sau:

- Cho con ăn đủ chất – đủ bữa –hợp lý –hợp vệ sinh. Bữa ăn đủ thịt, cá, rau xanh, hoa quả. Ăn đủ 3 bữa. Bữa sáng cần ăn no. Bữa trưa ăn vừa đủ để không bị khó chịu. Bữa tối không ăn quá no. Ăn thực phẩm tươi. Các món ăn an toàn là trứng (luộc, rán, kho), thịt luộc, kho và rán; gà luộc, gà rang, rau luộc, lạc rang muối…

- Hoa quả cho con ăn cần đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, rửa sạch bằng nước muối, gọt vỏ.

- Để phòng bệnh tiêu hóa, đường ruột, dị ứng… cần tránh các món tanh vì dễ gây đau bụng.

- Hạn chế ăn uống hàng rong. Nếu buộc phải ăn cần chọn quán sạch, đồ ăn tươi, gọi món ăn quen để con không bị dị ứng, đau bụng, tiêu chảy… ảnh hưởng tới chất lượng thi.

Uống:

- Không nên uống rượu bia, nước giải khát có chất kích thích, cà phê, trà, nước có ga… vì những ngày thi sẽ khiến con mệt mỏi.

- Tránh uống nước vỉa hè. Hạn chế uống đá lạnh vì có thể gây viêm họng, sốt, cảm lạnh…

- Tốt nhất nên dùng nước lọc, nước ép trái cây tự làm (nước cam, quít, nước bưởi, nước lựu, nước táo, nước quả dâu…). Nên mang theo chai nước lọc vào phòng thi, uống cả khi không khát.

Các loại nước từ mướp đắng, dược thảo (râu ngô, bông mã đề…) rất tốt. Để các con tỉnh táo, minh mẫn, thần kinh đỡ căng thẳng, mệt mỏi nên dùng 100g hạ khô thảo (bán ở hiệu thuốc Đông y), sao qua, đun với 2 lít nước, sắc còn 1/2, uống thay nước chè hàng ngày (có thể thêm chút cam thảo cho dễ uống).

Nghỉ ngơi:

- 4 ngày thi nên ngủ sớm trước 11h đêm và dậy vào lúc 5h sáng. Không nên xem đá bóng, xem phim khuya. Không đi thăm người ốm để tránh bị lây bệnh.

- Để đồng hồ, hẹn giờ dậy sớm để kịp ăn sáng, không để bụng đói vì sẽ khó tập trung làm bài, dễ bị hạ đường huyết… và tránh được tắc đường.

- Phụ huynh nên chọn nhà trọ thoáng mát, có đủ quạt, điều hòa. Tránh ở nhà tạm nóng, ẩm thấp mà thí sinh dễ ốm, ảnh hưởng tâm lý thi cử.

Tuy bận thi nhưng thí sinh không nên bỏ qua việc thể dục vì giúp cơ thể duy trì tốt sức khỏe, khoan khoái tinh thần giúp thi cử tốt hơn.

Chuyên gia tư vấn Kim mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 4 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 8 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 17 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 17 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Top