Thịt bò tái: Vì sao nên đoạn tuyệt?
Thịt bò tái tuy là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng thực sự món ăn này chứa rất nhiều hiểm họa nên dù thích mấy cũng nên từ bỏ thói quen này.
Hàng năm, viện Sốt rét Ký sinh trùng Trung ương tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng do ăn thực phẩm tái sống. Một trong những ca bệnh đó là anh Đ.Đ.C ở Cửa Lò, Nghệ An.
Anh Đ.Đ.C nhập viện trong tình trạng đau thượng vị, dạ dày bị tổn thương, rối loạn tiêu hóa, sốt rất cao. Trước đó bệnh nhân đã nằm điều trị ở tuyến dưới nửa tháng nhưng không tìm ra bệnh nên các bác sỹ đã cho chuyển viện.
Tại đây, các bác sĩ nhận định, bệnh nhân này có nhiều dấu hiệu của bệnh sán lá gan lớn nên đã cho làm xét nghiệm tìm kiếm sán lá gan.
Kết quả xét nghiệm cho thấy, thông số bạch cầu ái toan của bệnh nhân tăng cao 70%. Kiểm tra máu bằng kỹ thuật miễn dịch tìm thấy kháng thể sán lá gan lớn trong huyết thanh. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm phân còn cho thấy có trứng ấu trùng sán lá gan.
Qua điều tra thói quen sinh hoạt cho thấy, bệnh nhân C. có sở thích ăn thịt bò tái hàng ngày. Các bác sĩ nhận định đây chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị nhiễm sán lá gan lớn.

Theo các bác sĩ, thịt bò tái tuy là món ăn khoái khẩu của nhiều người vì cách ăn này khiến cho thịt bò mềm và ngọt hơn so với khi nấu chín hẳn nhưng thực sự món ăn này chứa rất nhiều hiểm họa nên dù thích mấy cũng nên từ bỏ thói quen này.
Khi ăn thịt bò tái, nguy cơ lớn nhất của người ăn là bị nhiễm ký sinh trùng. Khi ăn thịt bò tái thường xuyên, người ăn có nguy cơ nhiễm 2 căn bệnh điển hình do ký sinh trùng gây nên như:
- Bệnh sán lá gan lớn: Sán lá gan lớn là loại ký sinh trùng ký sinh ở gan và đường mật của động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê... Nếu giết ổ những động vật này không đúng quy trình vệ sinh sẽ khiến cho ký sinh trùng xâm nhập vào thịt.
Ngoài ra, trong quá trình tiêu hóa của động vật ăn cỏ, phân của chúng thường chứa ấu trùng sán lá gan. Khi ra ngoài, chúng phát triển ở ngoài không khí, sống trong môi trường nước và bám vào các loại rau thủy sinh như rau ngổ, rau muống, rau cần...
Nếu con người ăn sống các loại rau này cũng có nguy cơ cao nhiễm bệnh sán lá gan.
- Bệnh sán giải bò: Bệnh này do loài sán ký sinh trong ruột bò có tên khoa học là Taenie Saginata gây ra.
Nang sán có trong thịt bò nấu không chín kỹ, khi vào ruột sẽ phóng thích cho ra ấu trùng sán, có thể thâm nhập qua thành ruột và đi khắp cơ thể, gây nên bệnh sán ở mô.
Bác sĩ Trần Hữu Thọ, Trưởng khoa Khám bệnh Viện sốt rét ký sinh trùng Trung ương: "Trong thịt bò tái có chứa các nang ấu trùng, chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể bằng đường miệng di qua dạ dày, tá tràng vào ổ bụng rồi di chuyển đến gan.
Ấu trùng đục thủng bao gan chui vào nhu mô gan để sinh trưởng và tiết ra các chất độc phá huỷ nhu mô gan, gây cảm giác đau bụng, đau vùng rốn, và gây tắc đường ruột". - Theo Pháp luật và Đời sống
Theo Trí thức trẻ

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 25 phút trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 18 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 1 ngày trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.