Thoát khỏi trầm cảm bằng cách nào?
Giadinh.net - Ngay sau khi nữ diễn viên nổi tiếng Choi Jil Sin và một số ngôi sao điện ảnh Hàn Quốc tự tử, cư dân mạng xứ kim chi lại xôn sao khi võ sĩ quyền anh nổi tiếng Choi Hong Man (27 tuổi) viết trên blog một entry có tựa đề "Tôi muốn chết". Tất cả cho thấy, họ đều bị áp lực và bị trầm cảm kéo dài, không được hỗ trợ và điều trị một cách tích cực.
ông Park Jin Seng - bác sĩ tâm lý của Choi Jil Sin cho biết, cô đã không điều trị trầm cảm đến nơi đến chốn vì... quá bận. Bác sĩ Park cho biết, nữ diễn viên xấu số đã không thể hoàn thành quá trình điều trị căn bệnh trầm cảm - lý do khiến cô tìm đến cái chết.
Theo ông, cô đã phản ứng tốt với quá trình điều trị lúc ban đầu, tuy nhiên “sau đó tôi chỉ có thể kê đơn thuốc cho cô ấy vì lịch làm việc của Choi quá dày. Điều quan trọng nhất đối với những người điều trị trầm cảm là họ phải luôn sẵn sàng theo hết quá trình mà không ngừng nghỉ”, bác sĩ Park Jin Seng nói.
Các triệu chứng trầm cảm ở nơi làm việc - Giảm năng suất. - Xuống tinh thần (không thích thú, mất động cơ làm việc...). - Giảm khả năng giao tiếp, hợp tác (tự tách mình khỏi đồng nghiệp, không tham gia hội, họp...). - Tai nạn lao động (thường do giảm khả năng tập trung chú ý). - Thường than vãn lúc nào cũng mệt. - Đau nhức nhiều chỗ mà không có nguyên nhân rõ ràng (đau đầu, đau lưng, đau vai, rối loạn tiêu hóa...). - Lạm dụng rượu hay ma túy. |
Điều nguy hiểm là do sự mặc cảm hoặc thiếu hiểu biết về căn bệnh này, có đến 60% số người mắc trầm cảm không được phát hiện và điều trị. Các bác sĩ tâm thần cho biết, trầm cảm ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Những căng thẳng kéo dài sẽ gây hại cho các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là tim. Trầm cảm cũng làm tăng nguy cơ ly dị và những đứa con cũng sẽ giống cha mẹ mình.
Không chỉ bị trầm cảm bởi yếu tố hôn nhân, tình yêu và công việc cũng góp phần lớn vào căn bệnh này. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 20% số nhân viên làm việc tại công sở bị trầm cảm. Họ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau nhức khắp nơi không rõ nguyên nhân, sa sút tinh thần và mất hết hy vọng. Trong số bệnh nhân trầm cảm từng nhập viện, 15% tử vong do tự sát.
Mỗi năm, cả thế giới tiêu tốn khoảng 240 tỷ USD cho trầm cảm và các rối loạn liên quan. Trầm cảm hướng đến mọi ngành nghề và người ở cấp bậc nào cũng có thể bị rối loạn này. Nó ảnh hưởng đến khả năng phán đoán và giao tiếp, làm giảm năng suất lao động, khiến bệnh nhân ra những quyết định gây thiệt hại cho công ty hoặc dẫn đến tai nạn lao động. Đối với rối loạn này, nếu được điều trị sớm, tỷ lệ khỏi bệnh là trên 80%.

Hãy khởi động lại cảm xúc
“Người dễ vướng vào căn bệnh trầm cảm thường là những người có tính chất yếu đuối, còn người năng động, hay bộc lộ cảm xúc ít khi bị trầm cảm”, nhà tâm lý Đinh Đoàn, Phó Giám đốc Công ty tư vấn, đầu tư và phát triển con người Nhật Minh cho hay.
Nhà tâm lý Đinh Đoàn cho rằng, những mệt mỏi, căng thẳng chưa hẳn đã là trầm cảm như mọi người thường nghĩ mà nó phải là mất mát lớn, những căng thẳng kéo dài khiến người mang nó mắc bệnh.
Ở những người trầm cảm nặng thì bản thân họ không thể biết được mình sẽ làm gì, chỉ có người thân, bạn bè mới có thể nhận ra và giúp họ thoát ra được. Với họ, việc tự sát được quyết định tại thời điểm đó rất nhanh chóng, bột phát, ít người biết để ngăn cản. Thậm chí có người sau khi chết hụt đã rất ngỡ ngàng khi nói không hiểu sao lúc đó mình lại làm vậy.
Ở những người mới bắt đầu chớm bệnh, để thoát ra khỏi trạng thái này, họ cần tách ra khỏi công việc, tách khỏi môi trường cũ vài ngày, chuyển hướng sang một hoạt động khác như du lịch, vui chơi với bạn bè. “Hãy coi trầm cảm như một cái máy tính bị treo, đơ. Ta hãy “tắt nguồn”, đi đâu đó một lúc rồi về khởi động lại”, nhà tâm lý Đinh Đoàn nói.
Theo PGS.TS Trần Hữu Bình, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, để điều trị hiệu quả bệnh trầm cảm, bản thân người bệnh cần đi khám, điều trị tích cực tại cộng đồng hoặc cơ sở nào đó; Bác sĩ điều trị cần xây dựng mô hình chữa bệnh trên cơ sở bệnh lý của bệnh nhân.
Điều đặc biệt quan trọng là người bệnh rất cần được người thân chia sẻ, cảm thông, không kỳ thị, nâng đỡ về mặt tâm lý để vượt qua giai đoạn đầu, mau chóng đến cơ sở chữa trị về tâm thần chứ không phải đến bệnh viện đa khoa.
Mặt khác, trầm cảm là một quá trình kéo dài nên việc điều trị cần phải theo đúng liệu trình đầy đủ về cả thuốc men, thời gian và liệu pháp tâm lý. Để tránh tái phát, bác sĩ thường cho dùng các thuốc điều chỉnh khí sắc và thuốc chống trầm cảm trong ít nhất 6 tháng sau khi bệnh nhân hồi phục.
1 trong 10 nguyên nhân gây chết lớn nhất thế giới Theo WHO, toàn cầu có không dưới 100 triệu người mắc bệnh trầm cảm... Riêng thành phố New York (Mỹ), có 20% số phụ nữ và 7% nam giới bị bệnh. Điều trớ trêu là những người bị bệnh đặc thù này hay đến các bác sỹ không chuyên, vì thế chỉ có 1-5% số trường hợp là chẩn đoán đúng. Dù nguyên nhân nào đi nữa thì hậu quả của trầm cảm cũng rất phức tạp và nghiêm trọng: lạm dụng thuốc, nghiện rượu, nghiện ma tuý, mất khả năng lao động, tan vỡ cuộc sống gia đình... và đặc biệt là tự sát - 1 trong 10 nguyên nhân gây chết lớn nhất trên thế giới. Ngay ở Pháp, một nước có nền y học tiên tiến cũng có đến 75% số trường hợp trầm cảm không được chẩn đoán, điều trị đầy đủ do không được phát hiện. Và ở Pháp, tỷ lệ chết do tự sát vì trầm cảm chiếm tới 30-35% tổng số vụ tự sát.
![]() Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, chuyên gia phòng tránh tai nạn thương tích, trẻ em:
Trẻ em, trẻ vị thành niên là những đối tượng dễ bị rối nhiễu tâm trí, trầm cảm. Nhiều trẻ em do bị bạo hành, sỉ nhục hoặc ép học căng thẳng gây tổn thương về thể xác và tinh thần lâu ngày đã rơi vào tình trạng trầm cảm.
Các em cần được cách ly ra khỏi “nguồn” gây ra (có thể là cô giáo, cha mẹ hoặc người chăm sóc) và được hỗ trợ ngay về tâm lý. Nhiều trường hợp cho thấy, trẻ được điều trị tốt nhưng khi gặp lại “nguồn” gây ra bệnh đã lâm vào tình trạng nặng thêm, phải điều trị rất lâu dài và tốn kém. Trong các hệ lụy của trầm cảm, tự sát được coi là một loại hình tai nạn thương tích cố ý, cùng với bạo hành, lạm dụng về cả tinh thần và thể xác. |
Hà Thư

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏe - 7 giờ trướcNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?
Sống khỏe - 10 giờ trướcBữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua
Sống khỏe - 13 giờ trướcMặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử
Sống khỏe - 1 ngày trướcCơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!
Sống khỏeGĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.