Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
GĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.
Chỉ số đường huyết cảnh báo bạn mắc bệnh tiểu đường
Người bình thường có đường huyết sẽ dưới 100 mg/dL sau khi nhịn ăn trong ít nhất 8 giờ và ít hơn 140 mg/dL 2 giờ sau khi ăn.
Trong ngày, đường huyết có xu hướng thấp dần và xuống mức thấp nhất ngay trước bữa ăn. Đối với hầu hết những người không bị tiểu đường, lượng đường trong máu trước bữa ăn dao động khoảng 70 đến 80 mg/dL hoặc với một số người thì 60 mg/dL là bình thường và những người khác là 90 mg/dL.
Để xác định bạn có bệnh tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm.

Ảnh minh họa
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói (the fasting plasma glucose test – FPG): Bác sĩ kiểm tra lượng đường trong máu sau khi bạn đã nhịn ăn khoảng 8 tiếng và kết quả cho thấy cao hơn 126 mg/dL.
- Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống (Oral glucose tolerance test). Sau khi nhịn ăn 8 giờ, bạn sẽ có được một loại đồ uống có đường và sau 2 giờ sẽ xét nghiệm đường máu lại một lần. Bác sĩ sẽ nghi ngờ bạn mắc tiểu đường nếu kết quả cao hơn 200 mg/dL.
- Kiểm tra ngẫu nhiên trong khám sức khỏe định kỳ hoặc vì lý do bệnh lý khác. Bác sĩ kiểm tra lượng đường trong máu và kết quả cho thấy cao hơn 200 mg/dL, ngoài ra bạn có thêm các triệu chứng như đi tiểu nhiều, hay khát nước và tăng cân hoặc giảm cân đáng kể... Nếu có các triệu chứng trên, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm glucose lúc bụng đói hoặc xét nghiệm dung nạp glucose đường uống để xác định chẩn đoán.
Bất kỳ mức đường huyết nào cao hơn bình thường đều có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Mức đường huyết cao hơn bình thường, nhưng không đạt đến mức của bệnh tiểu đường thì được gọi là tiền tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường làm thế nào để kiểm soát mức đường huyết?
Để giữ cho lượng đường trong máu của mình ở mức bình thường ổn định, người bệnh cần thực hiện tốt những điều sau đây:

Ảnh minh họa
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học: Bao gồm nhiều rau xanh, ngũ cốc, các loại trái cây, uống nhiều nước, hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, ăn ít đường và muối.
- Giữ tinh thần thoải mái: Sự căng thẳng cũng là một tác nhân làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Do đó, bạn hãy cố gắng giữ cho mình một tâm trạng thật thoải mái, thường xuyên tập thể dục và từ bỏ hút thuốc để nâng cao sức khỏe.
- Sử dụng thuốc: Trong trường hợp bạn phải sử dụng thuốc để điều trị tiểu đường, bạn cần phải uống thuốc theo đúng sự chỉ định của bác sĩ. Tránh việc bỏ thuốc giữa chừng, hoặc uống thuốc không đúng liều lượng, vì điều này có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi được người nhà đưa đến viện và phát hiện bị nhồi máu não, người bệnh rơi vào tình trạng liệt nửa người trái, cười méo miệng, nói khó.

Người đàn ông bị vỡ u gan nhập viện cấp cứu vì 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nhiều người bệnh ung thư gan vẫn còn tâm lý chủ quan, không điều trị sớm, không theo dõi định kỳ, chỉ đến viện khi cơ thể suy kiệt, đau tức hoặc thậm chí đã vỡ u, chảy máu ồ ạt, đe dọa tính mạng.

Người đàn ông phát hiện u ác tính ở cột sống từ dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Đi khám vì đau lưng, người đàn ông được phát hiện mắc u tương bào cột sống, một loại u ác tính tế bào miễn dịch, có nguy cơ tiến triển thành đa u tủy xương nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Người phụ nữ 43 tuổi đột quỵ nhồi máu não ngay lúc ngủ, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Chỉ vì quên uống vài cữ thuốc kháng đông điều trị rung nhĩ, hẹp van 2 lá, người phụ nữ 43 tuổi này đã bị đột quỵ ngay trong khi ngủ.

Liên tiếp 2 người ở Phú Thọ bị thủng đường tiêu hóa, bác sĩ cảnh báo thói quen nguy hiểm nhiều người mắc phải
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Các bác sĩ đã xử trí liên tiếp 2 trường hợp bị thủng đường tiêu hóa do dị vật, nhưng người bệnh không biết đã nuốt phải dị vật từ khi nào.

Người đàn ông 33 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ đột quỵ trước sự ngỡ ngàng của đồng nghiệp
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Buổi trưa, khi đang làm công việc thợ hồ thì người đàn ông này có dấu hiệu đột quỵ. Anh ngã quỵ, liệt nửa người bên trái trước sự ngỡ ngàng của đồng nghiệp.

Người phụ nữ ở Phú Thọ đang khỏe mạnh thì viêm tụy cấp, mỡ máu cao 37 lần, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị viêm tụy cấp có mỡ máu cao gấp 37 lần, men tụy tăng cao gấp 2,5 lần cho biết: "Tôi vốn nghĩ mình khỏe mạnh, người cũng thuộc dạng hơi gầy nên chưa từng đi khám sức khỏe hay kiểm tra mỡ máu..."

5 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều đồ ngọt
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu bạn đang gặp phải những dấu hiệu dưới đây, chứng tỏ bạn đang ăn quá nhiều đồ ngọt. Hãy kiểm soát lượng đường ngay từ bây giờ.