Thực hư hiệu quả của cách sử dụng gừng với thảo dược khi giao mùa để tăng sức đề kháng, sạch phổi, phòng bệnh
GiadinhNet – Các nguyên liệu dưới đây khi kết hợp với mật ong có tác dụng nhất định đối với sức khỏe, giúp sát khuẩn, hỗ trợ phòng trị bệnh, chứ không phải là chữa bệnh và không thể nói là để phòng được dịch bệnh. Do đó người dân đừng hiểu lầm là có tác dụng phòng chống được tất cả các bệnh dịch mà sinh ra chủ quan, lơ là trong việc phòng chống dịch COVID-19.
Để nâng cao sức đề kháng trong thời tiết giao mùa, phòng chống dịch bệnh, nhiều người truyền tai nhau cách sử dụng gừng kết hợp với một số loại thảo dược. Hiệu quả của cách phòng bệnh này như thế nào?
Theo Lương y Quốc gia Phạm Anh Đào (nguyên là Bác sĩ - lương y Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội), khi giao mùa tùy vùng miền mà dùng gừng phối với thảo dược đối phó với bệnh giao mùa.
Dân gian có cách dùng gừng kết hợp chanh, sả, mật ong biến tấu, gia giảm thành nhiều loại nước uống nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa, trị các bệnh thời khí, viêm/đau rát họng...như sau:
1. Nước chanh - sả - gừng - mật ong: Có tác dụng trị đau rát họng
Nguyên liệu:
8 cây sả
1 củ gừng
1,5 quả chanh bỏ hạt
2 lít nước
Đường phèn, mật ong, muối
Cách làm:
Sả rửa sạch, đập giập cắt khúc.
Gừng cạo vỏ đập giập.
Cho sả vào nồi nước, thêm chút muối. Đun sôi 15 phút cho sả ra nước vàng thì cho gừng, 2 muỗng cơm đường phèn vào đun tiếp 10 phút cho đường tan thì tắt bếp. Cứ để nồi nước như vậy khoảng 20 phút thì vớt bỏ gừng, sả (chỉ để lại 1 – 2 khúc sả trang trí).
Chanh tươi vắt lấy nước, cho vào nồi khuấy lên. Thêm mật ong vừa miệng. Múc ra cốc, trang trí vài lát chanh mỏng, thêm sả (phần vừa để lại) và uống.
Chanh vàng - gừng - mật ong. Ảnh minh họa.
2. Chanh vàng - gừng ngâm mật ong: Có tác dụng ngừa cảm lạnh, cảm cúm và giảm cân.
Nguyên liệu
300 gram (khoảng 3 quả) chanh vàng
250 ml mật ong
30 gram gừng
Muối hột, dấm
Cách làm
Bình thủy tinh tráng nước sôi, để khô.
Chanh chần qua nước sôi, rồi ngâm trong nước pha dấm loãng 30 phút (cho sạch), rồi đeo bao tay chà chanh với muối hột cho bớt hăng. Sau đó lau thật khô và thái lát mỏng, vừa thái vừa lựa bỏ luôn hạt đi.
Gừng cạo vỏ rửa sạch và thái lát mỏng (nhiều nơi rửa sạch vỏ gừng rồi thái lát để lấy tinh chất ở vỏ gừng).
Cho chanh, gừng xen kẽ vào bình thủy tinh, từ từ đổ mật ong vào ngập kín. Sau đó đậy kin nắp và cất ở nơi thoáng mát. Khoảng 7 - 10 ngày thì dùng được. Chanh gừng ngâm mật ong - giúp phòng ngừa ho, cảm lạnh, cảm cúm, giảm cân rất tốt. Nhớ bảo quản trong tủ lạnh.
Bột trà matcha cho nước gừng – chanh – mật ong giúp trị cảm cúm, đau cổ họng. Ảnh minh họa.
3. Gừng – chanh – mật ong – trà matcha: Giúp trị cảm cúm, đau cổ họng.
Nguyên liệu (1 người)
100g gừng (khoảng 2 củ to)
100 ml nước cốt chanh (khoảng 5 quả chanh)
200ml mật ong (khoảng đầy 1 ly uống nước thấp) hoặc muốn ngọt hơn thì cho thêm
1.2 lít nước lọc
2 muỗng cà phê bột trà xanh matcha.
Cho gừng vào 1.2 lít nước lọc và đun lửa nhỏ từ 30 – 60 phút để gừng ra hết chất.
Trong lúc chờ nấu gừng thì vắt chanh lấy nước cốt.
Nước gừng nấu xong để nguội bớt thì đổ mật ong, nước cốt chanh vào khuấy đều. Uống nóng hay lạnh đều được.
Bột trà xanh matcha đánh bột trà với ít nước lạnh cho tan. Khi uống cho vào khuấy đều. Khi bị đau họng dùng nước này uống sẽ dễ chịu nhanh.
Cho gừng và chanh vào 1 cái rây nhỏ ngâm vào nước sôi nóng để tiết tinh chất. Ảnh minh họa.
4. Nước gừng - chanh - mật ong: Là món nước uống tốt cho sức khỏe, đặc biệt giải cảm, trị cảm lạnh, cảm cúm, ho khan, đau họng...
Gừng (chọn gừng ta nhỏ nhưng rất thơm, có tác dụng chữa bệnh) đem rửa sạch, sau đó dùng dụng cụ bào sợi.
Gừng gọt vỏ, thái khoanh mỏng, dùng dao đập cho dập ra để nước gừng sẽ tiết tinh chất nhanh hơn trong nước.
Chanh cắt lát mỏng.
Cho gừng và chanh vào 1 cái rây nhỏ.
Đun sôi nước thì cho rây có chứa gừng và chanh để gừng và chanh tiết ra các tinh chất. 15 phút sau thì vớt bã (nhưng không bỏ đi).
Khi uống cho mật ong vào khuấy đều. Muốn có hương vị thì cho bã chanh, gừng vào. Hoặc cho vài lát chanh trang trí cho đẹp mắt.
Trang trí vài lát chanh cho đẹp mắt. Ảnh minh họa.
5. 15 phút có nước gừng - sả - mật ong: Chống cảm cúm, ổn định cân nặng.
Nếu không có nhiều thời gian thì làm món nước uống này, chỉ sau 15 phút là có ly nước giúp đánh bay cảm cúm, cảm lạnh, còn có tác dụng ổn định cân nặng.
Nguyên liệu (1 người)
1 quả chanh
3 củ sả
1 củ gừng nhỏ
Mật ong
500ml nước
Các bước
Rửa sạch các nguyên liệu, đập giập sả và gừng.
Đun sôi 500ml nước rồi thả sả, gừng vào đun sôi lại thì tắt bếp, bắc xuống để nguội tự nhiên rồi rót ra cốc, cho mật ong, nước cốt chanh vừa miệng. Muốn đẹp thì trang trí bằng 1 lát chanh trên miệng cốc, rồi uống.
6. Sả - gừng - vỏ chanh – mật ong: Kháng vi rút, sạch phổi, tăng sức đề kháng.
Nguyên liệu
15 củ sả tươi
5 quả chanh quê
1 củ gừng to (cỡ 4 x 4cm)
4 thìa canh mật ong
2 lít nước lọc
Cách làm
Chanh rửa sạch, gọt vỏ ngâm nước muối 10 phút.
Sả rửa sạch và ngâm nước muối 10 phút. Sau vớt ra đập giập, cắt khúc.
Gừng rửa sạch, đập giập
Vỏ chanh xay với nước lọc.
Cho tất cả vào nồi với 2 lít nước đun sôi, và để sôi thêm khoảng 2 phút thì tắt bếp, để nguội tự nhiên rồi lọc bỏ bã. Cho mật ong vào khuấy đều rồi đổ vào chai/ bình thủy tinh cất vào tủ lạnh và để uống dần trong 3 ngày là hết. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 100ml trước khi ăn 30 phút. Nếu vị đắng quá thì thêm nước ấm cho dễ uống.
Mật ong - gừng. Ảnh minh họa.
7. Gừng - mật ong: Trị ho, tiêu đờm, giải độc, chữa các chứng phong hàn, tốt so sức khỏe.
Nằm điều hòa khi có dấu hiệu ho (ngứa họng, bật ho khan…), hoặc trời trở lạnh, mưa gió thì pha 1 - 2 thìa gừng (đập giập ngâm nước ấm), thêm mật ong vào nước ấm để uống.
Gừng có tác dụng làm tiêu đờm, giải độc chữa các chứng cảm lạnh. Mật ong có tác dụng sát khuẩn, tăng cường vitamin cho cơ thể. Hỗn hợp mật ong ngâm gừng rất tốt cho trẻ em và người lớn, nhất là ở trong phòng điều hòa và mùa lạnh.
Nếu có điều kiện thì chọn gừng củ già, rửa sạch, cắt sợi/ hoặc băm nhuyễn rồi bỏ vào lọ thủy tinh, đổ ngập mật ong. Dùng nan nén chặt gừng dưới lớp mật ong rồi đậy nắp kín, cất nơi thoáng mát.
Sau 1 tuần có thể dùng. Mỗi lần dùng chắt ra một ít pha nước ấm để uống mỗi sáng rất tốt.
Ngoài nước chanh pha ấm, chanh - mật ong mỗi sáng, thì nước gừng - mật ong pha ấm phòng ngừa bệnh lúc giao mùa rất tốt, dùng thay đổi cho đỡ chán, lại duy trì cân nặng, thể lực, giúp năng động hơn.
Chanh - sả - gừng là những nguyên liệu chính làm nước uống tốt lúc giao mùa. Ảnh minh họa.
Không nên lơ là, mất cảnh giác với dịch bệnh
Bác sĩ Anh Đào cho biết, trên đây là các bài thuốc dân gian từ xưa truyền lại uống tốt cho sức khỏe, phòng ngừa được một số bệnh thời khí. Theo Đông y, chanh tươi giúp thanh lọc cơ thể. Gừng tươi giúp tăng cường năng lượng, chữa cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng… Y học hiện đại cũng cho rằng gừng giúp điều hòa cholesterol, chống viêm, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, thải độc gan, giảm nguy cơ bệnh tim và gan hoặc suy thận… ổn đinh trọng lượng cơ thể.
Các món nước uống trên sở dĩ dùng mật ong (không dùng đường trắng bởi độ ngọt của đường buộc cơ thể phải điều tiết các vitamin, khoáng chất thiết yếu để tiêu hóa và có xu hướng tăng cân). Mật ong có đầy đủ các khoáng chất và vitamin giúp trung hòa hiệu ứng trên, giúp giảm mức cholesterol, hỗ trợ giảm cân. Mật ong vị ngọt, tính bình, vào 5 kinh (tâm, tì, phế, vị, đại tràng, xoa dịu vết thương - nhất là dạ dày rất tốt), được dùng như thuốc bổ với lượng khuyến cáo 10-20g/ ngày.
Nước ấm hòa vào giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể.
Theo Ths. BS Trần Thuấn (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn), mật ong và nước ấm cũng rất tốt cho quá trình phân hủy thực phẩm thích hợp trong cơ thể chúng ta và hỗn hợp có xu hướng hoạt động tốt hơn khi được uống vào buổi sáng. Tuy nhiên, các nguyên liệu trên có tác dụng sát khuẩn, hỗ trợ phòng trị bệnh, chứ không phải là chữa bệnh và không thể nói là đề phòng được dịch bệnh hiện tại. Do đó người dân đừng hiểu lầm là có tác dụng phòng chống được tất cả các bệnh dịch mà sinh ra chủ quan, lơ là trong việc phòng chống dịch COVID-19.
Tốt nhất khi dùng các nguyên liệu trên làm đồ uống, người dân vẫn luôn tuân thủ các khuyến cáo phòng dịch của Bộ Y tế để bảo vệ, giữ gìn sức khỏe tốt cho mình và mọi người.
Lưu ý khi dùng gừng:
Gừng vị cay nóng, có tác dụng ôn ấm tỳ vị kiện tỳ chống nôn do vậy người đang viêm cấp dạ dày, có bệnh dạ dày thì không dùng.
Mật ong có tác dụng bồi bổ, sát khuẩn, nhuận tràng nhưng những người có bệnh tiểu đường không nên dùng.
Người dễ bị táo bón, khô miệng hoặc cơ thể nhiệt, khô nóng; Phụ nữ có thể chất khô nhiệt khi đến kỳ kinh nguyệt, sau khi tắm hoặc bị nhiệt miệng, lở loét miệng; Nhóm người bị đau dạ dày đường ruột nên hạn chế uống nước gừng vì có thể ảnh hưởng đến vết thương.
Các bác sĩ đông y khuyên do uống thanh lọc nên khuyến khích người dân không cho mật ong quá ngọt.
Ngọc Hà
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 11 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông
Sống khỏe - 15 giờ trướcKhi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh
Sống khỏe - 21 giờ trướcCơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh. Vậy có những cách nào giúp giảm đau nhức xương khớp tại nhà?
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.