Thực hư thông tin đường hóa học có thể gây ung thư
GiadinhNet – Thời gian gần đây, có thông tin cho rằng, ăn nhiều đường hóa học có thể gây ung thư. Vậy thực chất, loại đường này có "đáng sợ" như nhiều người vẫn nghĩ?
Hiện nay, các loại đường sử dụng trong gia đình thường được lấy từ những loại rau củ quả trong tự nhiên như: Mía, củ cải, mật ong... vừa tạo vị ngọt tự nhiên, vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đường tự nhiên sau khi hấp thụ vào cơ thể được chuyển hóa thành glucose nên an toàn và không gây hại cho sức khỏe (trừ một số đối tượng như bệnh nhân bị đái tháo đường).
Tuy nhiên, trên thực tế, một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm thường lạm dụng đường hóa học để thay thế đường tự nhiên để tiết kiệm chi phí. Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, nguyên giảng viên Khoa Dược (Đại học Y dược TP HCM), đường hóa học hay chất tạo ngọt nhân tạo là hóa chất tổng hợp dùng thay thế đường mía vì có độ ngọt gấp trăm lần so với vị ngọt của đường tự nhiên.

Nhiều người lo ngại trước thông tin đường hóa học có thể gây ung thư. Ảnh minh họa
Hiện nay, các loại đường hóa học được phép sử dụng như: Saccharine, acesulfam K, aspartame, isomalt, sorbitol, sucralose, maltitol, lactitol, xylitol. Tuy nhiên, lưu ý rằng, dù được phép sử dụng nhưng các loại này vẫn phải dùng trong giới hạn cho phép.
PGS.TS Nguyễn Hữu Đức cho biết, hiện có nhiều sản phẩm được phép sử dụng đường hóa học (với hàm lượng nhỏ, không vượt quá mức cho phép) vì chúng cũng có những lợi ích nhất định. Chẳng hạn, đường hóa học là chất tạo vị ngọt nhưng lại không cung cấp năng lượng, do đó, rất hữu ích cho những người béo phì.
Bên cạnh đó, loại đường này không cung cấp glucose vào máu nên có lợi cho người bị bệnh đái tháo đường. Mặt khác, đường hóa học không hỗ trợ cho vi khuẩn hại men răng nên được tận dụng vào các sản phẩm chăm sóc răng miệng.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này nhấn mạnh, chỉ có những sản phẩm tiêu dùng ứng dụng các tính chất trên mới được phép sử dụng đường hóa học, còn những sản phẩm khác tuyệt đối không. Thậm chí, ngay cả những loại sản phẩm được phép sử dụng đường hóa học cũng rất cần được quản lý và hướng dẫn dùng trên nguyên tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Chính vì vậy, theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, về cơ bản, đường hóa học (loại được phép sử dụng) không độc nếu dùng đúng liều để hỗ trợ chữa bệnh béo phì, đái tháo đường. Điều quan trọng nhất, khi dùng đường hóa học, phải luôn chú ý đến quy định liều lượng (ADI) của Tổ chức Y tế thế giới.
ADI là quy định liều lượng có thể dùng được đối với 1kg cơ thể trong ngày. Chẳng hạn, đối với loại đường aspartame có ADI là 40mg thì mức tiêu thụ tối đa nếu người dùng 60kg là 60 x 40 = 2.400mg, nhưng WHO vẫn khuyên người dùng chỉ nên sử dụng 30% liều lượng cho phép tức là 800mg/ngày để bảo đảm an toàn cho gan, thận.
Điều khiến các chuyên gia lo ngại nhất là việc các nhà sản xuất, cơ sở chế biến thực phẩm sử dụng liều lượng đường hóa học như thế nào, chất lượng đường ra sao mới là việc cần bàn tới. Bởi lẽ, các loại đường hóa học không rõ nguồn gốc xuất xứ, sản xuất với các quy trình kém chất lượng thì rất có thể bị lẫn những hợp chất khác. Đó chính là nguy cơ tiềm ẩn gây độc hại cho cơ thể con người nếu dùng trong thời gian dài.
Ăn nhiều đường hóa học gây hại như thế nào?
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu lạm dụng hoặc thường xuyên ăn phải thực phẩm bị "ướp" đường hóa học sẽ gây ra những tác hại đối với sức khỏe. Ví dụ, nếu thai phụ thường xuyên ăn nhiều đường hóa học, sẽ gây kích thích niêm mạc đường ruột, suy giảm chức năng tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa và trở ngại cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng thời có thể gây hại tới chức năng thận.
Đối với trẻ em, đây là lứa tuổi đang cần bổ sung năng lượng và chất dinh dưỡng để phát triển trí não và chiều cao nên việc sử dụng đường hóa học nhiều sẽ kìm hãm sự phát triển của trẻ, thậm chí sinh ra bệnh tật hay suy dinh dưỡng, hoặc trí não không phát triển bình thường...
Bên cạnh đó chức năng thải độc của gan, thận của trẻ em đều kém nên các hóa chất này sẽ tích lũy lại. Một số trẻ tự nhiên biếng ăn bởi những chất ngọt "dởm" cản trở khả năng hấp thu protein, sắt, kẽm khiến trẻ chậm lớn.
Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, để bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình trước thực trạng đường hóa học được buôn bán và sử dụng tràn lan trên thị trường, khó kiểm soát về nguồn gốc và chất lượng, người tiêu dùng cần sáng suốt trong việc lựa chọn thực phẩm, thức uống hàng ngày.
Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp, nước uống đóng chai. Thay vào đó nên ăn những thực phẩm tươi sống, uống nước ép từ trái cây tự nhiên để đảm bảo cho cơ thể vừa cung cấp đầy đủ năng lượng, dinh dưỡng vừa an toàn cho sức khỏe.
Cách nhận biết thực phẩm có chứa đường hóa học
Đường hóa học rất dễ hòa tan trong nước, không màu, không mùi nên rất khó phát hiện. Tuy nhiên, khi ăn phải thực phẩm có đường hóa học, thường sẽ cảm nhận được vị ngọt gắt, hơi chát và hơi đắng.
Vì vậy, nhiều người thường dùng thêm đường mía khi chế biến để thực phẩm được ngọt, ngon hơn và đỡ đắng. Tuy nhiên, đường hóa học vẫn tạo vị ngọt lợ sau khi ăn, đặc biệt là khi uống nước lúc nào cũng đọng lại vị ngọt trong miệng.
Anh Khôi (th)

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 59 phút trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Người đàn ông 49 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh tuyến giáp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị u tuyến giáp đi khám trong tình trạng có khối to vùng cổ, cảm giác nuốt vướng khi ăn, đôi lúc cảm thấy khó thở và dễ mệt mỏi.

Bí quyết đảm bảo sức khỏe khi đi du lịch dịp 30/4 - 1/5 sắp tới
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để nghỉ ngơi, khám phá những vùng đất mới sau những ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chuyến đi thật trọn vẹn, nên lên kế hoạch chu đáo và đừng quên chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình trong suốt chuyến đi. Dưới đây là một số bí quyết giúp giữ gìn sức khỏe khi đi du lịch dịp nghỉ lễ sắp tới:

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Thấy bất thường ở ngực, người phụ nữ 38 tuổi ở Hà Nội đi khám bất ngờ phát hiện khối u hiếm gặp
Sống khỏe - 20 giờ trướcGĐXH - U diệp thể tuyến vú thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trưởng thành. Đặc điểm lâm sàng của bệnh như: Khối không đau, phát triển nhanh, kích thước trung bình 3-5cm.

Người bệnh thoái hóa khớp gối tập luyện thế nào cho phù hợp?
Sống khỏe - 22 giờ trướcTập thể dục có thể ngăn ngừa thoái hóa sụn, mất xương, ức chế viêm, tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho khớp ở người thoái hóa khớp gối…

Uống sữa vào buổi sáng hay buổi tối tốt hơn? 7 nhóm người này không nên uống sữa
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Làm thế nào để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của sữa? Uống sữa như thế nào để không gây hại cho cơ thể? Những ai không nên uống sữa?... là những câu hỏi sẽ được giải đáp dưới đây.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 1 ngày trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.