Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tổng cục Hải quan yêu cầu kiểm soát chặt cá tầm Trung Quốc nhập khẩu

Thứ hai, 08:40 22/02/2021 | Sản phẩm - Dịch vụ

GiadinhNet – Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố yêu cầu kiểm soát chặt việc nhập khẩu cá tầm về Việt Nam để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và chủng loại.

Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan và thực tế hàng hóa

Văn bản do ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan nêu rõ: Ngày 26/1/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn về việc kiểm soát nhập khẩu cá tầm thương phẩm dùng làm thực phẩm, trong đó có đề nghị "Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng Hải quan tại các cửa khẩu trọng điểm, gồm: Hữu Nghị, Lào Cai, Móng Cái, Chi Ma, Tà Lùng... kiểm soát chặt việc nhập khẩu cá tầm về Việt Nam để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và thuộc Danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam".

Liên quan đến vấn đề này, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các Cục hải quan các tỉnh, thành phố thống nhất thực hiện các nội dung đảm bảo công tác quản lý.

Cụ thể, về chính sách quản lý, căn cứ Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và các văn bản quy phạm pháp luật, cá tầm nhập khẩu phải có Giấy phép CITES gồm: Cá tầm Đại Tây dương (Acipenser brevirostrum) và Cá tầm Ban tích (Acipenser sturio) thuộc Phụ lục I của Công ước CITES nhập khẩu không vì mục đích thương mại; các loài cá tầm (trừ các loài quy định tại Phụ lục I) thuộc Phụ lục II của Công ước CITES.

Các loài cá tầm được phép kinh doanh tại Việt Nam bao gồm: Cá tầm Beluga (Huso huso), Cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii), Cá tầm Sterlet (Acipenser ruthenus), Cá tầm Trung Hoa (Acipenser sinensis), Cá tầm Xiberi (Acipenser baerii).

Trường hợp nhập khẩu loài cá tầm không có tên trong danh mục nêu trên để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép.

Tổng cục Hải quan yêu cầu kiểm soát chặt cá tầm Trung Quốc nhập khẩu - Ảnh 2.

Cá tầm Trung Quốc gây loạn giá và nhiều nguy cơ dịch bệnh tại Việt Nam do việc thiếu kiểm soát, ngăn chặn.

Liên quan đến vấn đề kiểm dịch động vật thủy sản và kiểm tra an toàn thực phẩm, căn cứ Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản thì cá tầm thuộc danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản phải kiểm dịch động vật khi nhập khẩu.

Căn cứ Nghị định số 15/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm thì cá tầm dùng làm thực phẩm thuộc đối tượng phải kiểm tra an toàn thực phẩm khi nhập khẩu.

Theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan, cá tầm bị cấm nhập khẩu trong các trường hợp gồm: Cá tầm nhập khẩu không nhằm mục đích phục vụ sản xuất, chế biến làm thực phẩm theo Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã; cá tầm Đại Tây dương (Acipenser brevirostrum), cá tầm Ban tích (Acipenser sturio) thuộc Phụ lục I Công ước CITES nhập khẩu vì mục đích thương mại theo quy định tại Nghị định số 06/2014/NĐ-CP và không phục vụ sản xuất, chế biến làm thực phẩm theo Chỉ thị số 29/CT-TTg; cá tầm không thuộc danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam ban hành kèm Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

Về thủ tục hải quan đối với mặt hàng cá tầm nhập khẩu, Tổng cục yêu cầu cục hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo chi cục hải quan hướng dẫn người khai hải quan thực hiện khai đầy đủ, chính xác các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan đồng thời gửi đầy đủ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trong đó, lưu ý tại ô mô tả hàng hóa phải khai đầy đủ tên thương mại, tên khoa học và mục đích sử dụng của hàng hóa nhập khẩu.

Tổng cục Hải quan yêu cầu kiểm soát chặt cá tầm Trung Quốc nhập khẩu - Ảnh 3.

Một xe tải chở hơn 10 tấn cá tầm nhập khẩu Trung Quốc với giá khai báo hải quan là 103.486 đồng/kg chuẩn bị đưa về thị trường nội địa tiêu thụ.

Về hồ sơ hải quan, ngoài các chứng từ theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015, khi làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng cá tầm phục vụ sản xuất, chế biến làm thực phẩm có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, người khai hải quan phải nộp cho cơ quan Hải quan những chứng từ như: Giấy phép CITES còn hiệu lực được cấp bởi cơ quan quản lý CITES Việt Nam – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giấy chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm được cấp bởi Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đặc biệt, Tổng cục Hải quan cũng hướng dẫn cụ thể các đơn vị kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan; kiểm tra thực tế hàng hóa (đối với tờ khai phân luồng đỏ) và xử lý kết quả kiểm tra.

Sẽ thành lập đoàn liên ngành kiểm tra, xử lý cá tầm không rõ nguồn gốc

Là một trong những địa phương có sản lượng cá nước lạnh (cá tầm, cá hội) nuôi nhiều nhất cả nước, đến năm 2020, sản lượng sản phẩm này trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt trên 670 tấn/năm, tập trung chủ yếu ở các huyện: Sapa, Bát Xát, Bắc Hà, Văn Bàn… Tương tự, tỉnh Lâm Đồng hiện có khoảng 50ha mặt nước chăn nuôi cá tầm, cá hồi với 50 trang trại của các doanh nghiệp và hộ gia đình, tập trung chủ yếu tại huyện Lạc Dương, Đam Rông, Di Linh và TP. Đà Lạt. Sản lượng cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng luôn dẫn đầu cả nước, đạt 3.000 tấn/năm, giá trị trên 500 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Tất Ngà - Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng cho hay, nghề nuôi cá tầm trong nước đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc. Cá tầm nhập từ Trung Quốc giá bán chỉ bằng 2/3 giá của cá tầm trong nước. Đặc biệt, khi vào thị trường trong nước, thương lái trộn lẫn cá tầm Trung Quốc vào cá chăn nuôi tại Việt Nam, tạo ra tình trạng lừa dối khách hàng và sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường.

Tổng cục Hải quan yêu cầu kiểm soát chặt cá tầm Trung Quốc nhập khẩu - Ảnh 4.

Nhiều hồ nuôi cá Tầm Việt Nam chấp nhận bỏ hoang, dừng kinh doanh do không thể cạnh tranh với cá tầm Trung Quốc giá rẻ.

Trước tình trạng này, các hiệp hội, hội và doanh nghiệp nuôi cá tầm đã gửi công văn kiến nghị các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý đối với cá tầm được nhập khẩu từ Trung Quốc dưới mọi hình thức. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. Kiểm tra, ngăn chặn nhập khẩu cá tầm dùng làm thực phẩm không nằm trong danh mục được phép kinh doanh để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phối hợp với địa phương thu mẫu cá tầm thương phẩm tại chợ Yên Sở, TP. Hà Nội và chợ Bình Điền, TP. Hồ Chí Minh. Kết quả có nhiều mẫu cá tầm thương phẩm được xác định hình thái không phù hợp với loài cá tầm được phép kinh doanh tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, chưa rõ nguồn gốc, không thực hiện kiểm dịch, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, môi trường và sản xuất cá tầm tại Việt Nam.

Để ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả hành vi gian lận thương mại trong việc nhập khẩu cá tầm dùng làm thực phẩm và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công an và địa phương thành lập đoàn công tác liên ngành để kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện vận chuyển cá tầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không thực hiện kiểm dịch theo quy định. 

Rà soát việc cấp phép nhập khẩu cá tầm không thuộc danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; chủ trì, phối hợp với các đơn vị và địa phương kiểm tra cơ sở kinh doanh cá tầm làm thực phẩm và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh cá tầm làm thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch đối với cá tầm nhập khẩu dùng làm thực phẩm. Kiểm tra, rà soát quy trình cấp CITES từ phía Việt Nam, đảm bảo tuân thủ đúng trình tự thủ tục của Công ước.

Tổng cục Hải quan yêu cầu kiểm soát chặt cá tầm Trung Quốc nhập khẩu - Ảnh 5.

Cá tầm Kaluga ngoài danh mục được bày bán ở các chợ đầu mối phía Nam.

Hà Nội "mạnh tay" với hành vi gian lận thương mại trong việc nhập khẩu cá tầm

Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về việc kiểm soát nhập khẩu cá tầm thương phẩm dùng làm thực phẩm; mặt khác nhằm kiểm soát chặt chẽ đối với cá tầm nhập khẩu dùng làm thực phẩm, đồng thời, ngăn chặn kịp thời có hiệu quả đối với hành vi gian lận thương mại trong việc nhập khẩu thực phẩm cá tầm dừng làm thực phẩm, Sở Công Thương Hà Nội đã đề nghị các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm lĩnh vực công thương trên địa bàn thành phố chấp hành đúng, đầy đủ quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) theo quy định. 

Các cơ sở nhập khẩu thực phẩm thường xuyên nắm bắt thông tin, yêu cầu nhà cung cấp sản phẩm cá tầm bảo đảm đầy đủ hồ sơ pháp lý về ATTP theo quy định; lưu trữ đầy đủ hồ sơ năng lực của nhà cung cấp, hồ sơ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm cá tầm nhập khẩu; thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu theo quy định; thực hiện tự công bố sản phẩm theo đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn.

Bên cạnh đó, các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhập khẩu chỉ kinh doanh sản phẩm cá tầm nhập khẩu dùng làm thực phẩm của các cơ sở có đầy đủ hồ sơ pháp lý về ATTP theo quy định (đăng ký kinh doanh, giấy xác nhận kiến thức, giấy xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, bản cam kết bảo đảm ATTP, giấy chứng nhận HACCP, ISO 22000...; có đầy đủ hồ sơ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm (hợp đồng mua bán, hóa đơn, bản tự công bố sản phẩm...); sản phẩm thực phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.

Sở Công Thương Hà Nội cũng đề nghị UBND các quận huyện thị xã thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở nhập khẩu, cơ sở kinh doanh sản phẩm cá tầm nhập khẩu dùng làm thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về ATTP theo quy định.

Báo Gia đình & Xã hội sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại côn trùng bay đầy đồng lúa có giá bán cao bất ngờ

Loại côn trùng bay đầy đồng lúa có giá bán cao bất ngờ

Giá cả thị trường - 5 giờ trước

Mặc dù có giá lên đến gần 800.000 đồng/kg nhưng khách muốn mua muồm muỗm cũng phải đặt hàng trước, chờ đến lượt.

5 cách chăm sóc tóc đẹp tại nhà đơn giản, tiết kiệm chi phí

5 cách chăm sóc tóc đẹp tại nhà đơn giản, tiết kiệm chi phí

Sản phẩm - Dịch vụ - 7 giờ trước

GĐXH - Chăm sóc tóc đúng cách mái tóc sẽ được cấp đủ ẩm, chắc khỏe và suôn mượt. Gợi ý 5 cách chăm sóc tóc đẹp tại nhà đơn giản mà không tốn nhiều chi phí nên thử ngay.

Từ 15h chiều nay (16/5), giá xăng dầu tăng giảm đan xen, xăng RON95-III vẫn vượt 23.000 đồng/lít

Từ 15h chiều nay (16/5), giá xăng dầu tăng giảm đan xen, xăng RON95-III vẫn vượt 23.000 đồng/lít

Giá cả thị trường - 7 giờ trước

GĐXH - Bộ Công thương vừa công bố giá xăng dầu bán lẻ mới áp dụng từ 15h chiều nay (16/5). Kỳ điều hành này, giá mặt hàng xăng đều giảm.

Từ 2025, người dân đi tách thửa đất cần lưu ý những điểm này

Từ 2025, người dân đi tách thửa đất cần lưu ý những điểm này

Sản phẩm - Dịch vụ - 8 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai 2024 đã quy định rõ về nguyên tắc, điều kiện tách thửa, hợp thửa. Theo dự kiến, Luật Đất đai 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2025.

Đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (16/5): Lượng vàng trúng thầu cao kỷ lục thị trường có giảm nhiệt?

Đấu thầu vàng miếng SJC sáng nay (16/5): Lượng vàng trúng thầu cao kỷ lục thị trường có giảm nhiệt?

Bảo vệ người tiêu dùng - 8 giờ trước

GĐXH - Theo Ngân hàng Nhà nước, phiên đấu thầu vàng miếng diễn ra sáng nay (16/5) đã đấu thầu thành công 12.300 lượng vàng, với 11 đơn vị tham gia.

Loạt ngân hàng tăng lãi suất: Ngân hàng nào có lãi suất cao 9,5% khi gửi tiết kiệm 13 tháng?

Loạt ngân hàng tăng lãi suất: Ngân hàng nào có lãi suất cao 9,5% khi gửi tiết kiệm 13 tháng?

Giá cả thị trường - 9 giờ trước

GĐXH - Lãi suất tiết kiệm kì hạn 13 tháng trong hệ thống ngân hàng dao động quanh ngưỡng 4,4 - 9,5%. Tuy nhiên, để hưởng số lãi 9,5% thì người gửi cần đáp ứng đủ điều kiện từ ngân hàng.

6 loại trái cây rẻ tiền tăng cường sinh lý nữ nên ăn mỗi ngày

6 loại trái cây rẻ tiền tăng cường sinh lý nữ nên ăn mỗi ngày

Sản phẩm - Dịch vụ - 9 giờ trước

GĐXH - Ăn táo, dâu tây, dưa hấu... là loại trả cây giá tốt nhưng có thể giúp cơ thể giải phóng "hormone tình yêu" oxytocin. Những loại trái cây này giàu phytoestrogen tự nhiên góp phần điều hòa nội tiết, tăng cường chức năng tình dục.

6 trường hợp sẽ bị Nhà nước thu hồi sổ đỏ từ năm 2025

6 trường hợp sẽ bị Nhà nước thu hồi sổ đỏ từ năm 2025

Sản phẩm - Dịch vụ - 10 giờ trước

GĐXH - Theo dự kiến, 01/01/2025 Luật Đất đai 2024 sẽ chính thức có hiệu lực. Theo Luật Đất đai mới, những trường hợp này cần lưu ý vì sẽ bị Nhà nước thu hồi sổ đỏ.

Phải công bố quyết định thanh tra thị trường vàng chậm nhất vào ngày mai (17/5), chênh lệch giá vàng liệu có giảm?

Phải công bố quyết định thanh tra thị trường vàng chậm nhất vào ngày mai (17/5), chênh lệch giá vàng liệu có giảm?

Bảo vệ người tiêu dùng - 10 giờ trước

GĐXH - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu, chậm nhất ngày 17/5 công bố quyết định thanh tra thị trường vàng.

Giá vàng hôm nay 16/5: SJC vượt 90 triệu, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji lên 77 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 16/5: SJC vượt 90 triệu, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji lên 77 triệu đồng/lượng

Giá cả thị trường - 12 giờ trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay ở vàng miếng SJC bất ngờ tăng mạnh lên trên mốc 90 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn cũng tăng theo.

Top