Trẻ ho nhiều kèm đờm, thở khò khè, xử lý thế nào?
GiadinhNet – Thời tiết chuyển mùa đông – xuân, không khí lạnh, ẩm kéo dài là điều kiện cho các loại virus gây bệnh phát triển nhất là đối với trẻ nhỏ khi sức đề kháng còn non yếu.
Lo lắng vì trẻ thở “gừ gừ”
Hơn một tuần qua, vợ chồng chị Lê Thị Mỹ (Ba Đình, Hà Nội) thường phải thức dậy ban đêm vì cậu con trai 14 tháng tuổi quấy khóc và ho liên hồi từng cơn.
Mỗi cơn ho của bé kéo dài từ 3-5 phút, kèm nhiều đờm đặc. Chị Mỹ cho hay, sau mỗi cơn ho như vậy, bé ngủ lại được nhưng khi ngủ hay thở “gừ gừ”, đôi khi bị giật mình, ngủ không sâu giấc.
“Vợ chồng tôi đã mua thuốc Tây và siro trị ho cho con uống. Sau 3 ngày, cháu ho ít hơn, không sốt và bị ngạt mũi nhẹ. Tuy nhiên, đêm ngủ thì vẫn thở kiểu khò khè. Chúng tôi đang tính sẽ cho cháu vào Bệnh viện Nhi Trung ương kiểm tra xem tình hình ra sao để yên tâm hơn”, chị Mỹ nói.
Tương tự, chị Lê Phương Thảo (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng đang lo lắng cho cô con gái 3 tuổi do thường xuyên gặp các vấn đề về đường hô hấp nhất là mùa đông và mùa xuân.
Chị cho biết, trong thời điểm từ đông sang xuân, tháng nào cháu cũng bị 1-2 lần viêm phế quản, mỗi lần kéo dài từ 7 ngày đến 10 ngày mới hết.
Bé hay quấy về đêm và phải thở bằng miệng vì tắc một bên mũi. Mặc dù chị đã chăm sóc con rất kỹ, tiêm chủng đầy đủ nhưng cháu vẫn bị sút cân và thường hay ốm vặt.

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ huynh nên vệ sinh tai, mũi, họng sạch sẽ cho trẻ. Giữ ấm cơ thể và cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng để tránh nhiễm bệnh. Ảnh minh họa
Nên cho trẻ đi kiểm tra tai - mũi - họng
Chia sẻ về các bệnh liên quan đến đường hô hấp của trẻ nhỏ, PGS.TS. Chu Thị Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Việt Nam khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mùa hay gặp các tình trạng bệnh hô hấp thường là khi chuyển mùa thu sang đông, đông sang xuân, không khí lạnh và ẩm là điều kiện cho virus phát triển.
Cơ thể chưa thích nghi ngay được với thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, hệ miễn dịch kém rất dễ mắc bệnh. Do vậy, nên tiêm phòng cúm, thường vào đầu mùa thu và đầu mùa xuân để phòng bệnh.
Về hiện tượng trẻ thở khò khè khi ngủ, chuyên gia cho biết, khò khè là một triệu chứng hô hấp báo hiệu đường thở của trẻ đang có vấn đề. Nguyên nhân có thể do viêm tiểu phế quản, tình trạng trào ngược dạ dày thực quản hoặc việc hít phải dị vậy nhỏ cũng gây ra thở khò khè ở trẻ nhỏ.
Còn hiện tượng có đờm trong cổ họng, với trẻ nhỏ, mũi và cổ họng chưa hoàn thiện để xử lý chất nhầy. Vì thế, trẻ phải ho nhiều hơn để làm bật chất nhầy ra. Đờm ở cổ họng thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng khi không kèm theo bất kỳ triệu chứng khác như sốt, phát ban và dị ứng.
TS. Chu Thị Hạnh cho hay, có những cháu bé rất dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu bé có các triệu chứng khò khè, ho có đờm, phụ huynh nên cho bé kiểm tra tai mũi họng xem có bị amidan quá to hay bị hen phế quản hay không? Tốt nhất nên cho cháu đi khám chuyên khoa nhi để bác sỹ phát hiện sớm.
"Trong trường hợp mũi họng của bé bị nhiễm trùng thì vẫn phải dùng kháng sinh, nếu không sẽ lan ra các cơ quan khác như viêm tai giữa, viêm phổi... Kháng sinh có thể chữa bệnh nhưng cũng ảnh hưởng nên các bác sỹ sẽ cân nhắc để cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý", bác sỹ Hạnh cho biết thêm.
Để tránh cho trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp trong mùa lạnh, PGS.TS. Chu Thị Hạnh tư vấn, phụ huynh nên dùng khăn và nước muối sinh lý ấm để rửa mũi và vệ sinh răng miệng cho trẻ để không bị nhiễm trùng. Quàng khăn mỏng ở cổ cho trẻ, giữ ấm cơ thể khi ra bên ngoài để trẻ không bị nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất để trẻ khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, chống lại các virus gây bệnh.
Với tình trạng trẻ thở khò khè do có đờm trong cổ họng, bố mẹ có thể chữa trị cho bé bằng những phương pháp dân gian rất hiệu quả như dùng quả quất hay lá hẹ. Một số cách đơn giản sau để khắc phục tình trạng thở khò khè và cổ họng có đờm ở trẻ:
- Cho lá hẹ và đường phèn vào bát, hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước cho bé uống. Mỗi lần cho bé uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ngày.
- Hấp cách thủy quất với đường phèn hoặc mật ong, chắt lấy nước cốt cho bé uống 2-3 lần/ngày.
Tuy nhiên nếu những hiện tượng trên không có dấu hiệu giảm thì bố mẹ nên cho con đi kiểm tra để các bác sỹ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.
Linh Chi/Báo Gia đình & Xã hội

Người đàn ông không thể tiểu tiện vì bị u tiền liệt tuyến, nam giới sau 50 tuổi có dấu hiệu này cần cảnh giác
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Phì đại tiền liệt tuyến bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 30, tuy nhiên sau độ tuổi 50 mới xuất hiện các triệu chứng của bệnh, một số ít xuất hiện ở người trẻ tuổi.

Bệnh sởi lây lan nhanh, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Các chuyên gia y tế nhận định, sởi là bệnh lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm, bệnh lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.

Dùng thuốc trị tăng mỡ máu ở người bệnh đái tháo đường như thế nào?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcĐái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa mạn tính, không chỉ ảnh hưởng đến đường huyết mà còn liên quan mật thiết đến rối loạn lipid máu, hay còn gọi là tăng mỡ máu. Kiểm soát mỡ máu là một trong những mục tiêu quan trọng trong điều trị đái tháo đường nhằm giảm nguy cơ biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống...

Hạ đường huyết nguy hiểm thế nào? Đây là cách phòng bệnh tốt nhất
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Hạ đường huyết nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tổn thương não, tăng nguy cơ chấn thương do ngã và suy giảm nhận thức.

Người đàn ông 63 tuổi nhập viện vì men gan tăng cao do lạm dụng uống nước lá vối và xạ đen liên tục để giải độc
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, người đàn ông uống nước lá cây với mục đích mát gan, giải độc gan nhưng phải nhập viện vì men gan tăng cao.

Can thiệp qua da cứu bệnh nhi 3 tuổi bị hẹp eo động mạch chủ
Y tế - 16 giờ trướcBệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, các bác sĩ khoa Tim Mạch vừa tiến hành điều trị thành công một ca tim bẩm sinh, hẹp eo động mạch chủ kết hợp còn ống động mạch bằng phương pháp can thiệp qua da.

876 ca bệnh sởi chỉ trong 2 tháng đầu năm, Hà Nội đẩy mạnh tiêm vaccine để ngăn dịch sởi
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Theo Sở Y tế Hà Nội, số ca mắc sởi trên địa bàn có xu hướng gia tăng từ 2 tháng cuối năm 2024 đến nay. Chỉ tính riêng hơn 2 tháng đầu năm 2025, Hà Nội đã ghi nhận 876 ca mới.

Chuyên gia dinh dưỡng nói gì về trào lưu mukbang sau khi một 'thánh mukbang' qua đời ở tuổi 24?
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, mukbang là một trào lưu ăn uống trực tuyến phổ biến. Tuy nhiên, việc ăn theo trào lưu này có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

5 lợi ích bất ngờ khi đi bộ 10 phút sau bữa tối
Sống khỏe - 20 giờ trướcChúng ta đều biết rằng đi bộ tốt cho sức khỏe, nhưng đi bộ 10 phút sau bữa tối có thể mang lại nhiều điều kỳ diệu ngoài việc tiêu hóa tốt và giảm cân…

Bé trai 8 tuổi ở Hà Nội phát hiện bệnh phổi hiếm gặp sau một cú ngã trong giờ ra chơi
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Một cú ngã tưởng chừng vô hại trong giờ ra chơi lại tình cờ giúp phát hiện một tổn thương phổi nghiêm trọng ở bé trai 8 tuổi.

Chỉ số huyết áp của U50 bao nhiêu là tốt nhất? khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay
Bệnh thường gặpGĐXH - Việc tìm hiểu về chỉ số huyết áp bình thường sẽ giúp bạn phát hiện sớm tình trạng huyết áp thấp, huyết áp cao và có biện pháp khắc phục sớm.