Trẻ uống thuốc một lát lại tái sốt cần làm gì?
Sốt là một triệu chứng thường hay gặp nhất ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến phụ huynh lo lắng. Nhiều lúc trẻ uống thuốc nhưng chỉ một lúc sau lại tái sốt.
Chào bác sĩ,
Con trai tôi đang được 18 tháng tuổi, gần đây cháu hay có biểu hiện ho, sổ mũi và sốt cao, thường là 38 độ C với trên 38 độ C. Tôi đã cho cháu uống thuốc hạ sốt dành cho trẻ nhỏ nhưng khi uống thuốc thì cháu hạ sốt còn cách vài tiếng sau cháu lại sốt trở lại và quấy khóc hơn? Vậy bác sĩ cho tôi hỏi khi trẻ bị sốt như thế, gia đình tôi cần phải làm gì?
Trả lời:
Sốt là một triệu chứng thường hay gặp nhất ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến phụ huynh lo lắng. Bình thường thân nhiệt ở trẻ dao động từ 36,8 độ C đến 37,3 độ C. Nhiệt độ buổi chiều thường tăng hơn buổi sáng khoảng nửa độ. Gọi là sốt khi trẻ có nhiệt độ trên 38 độ C (đo nhiệt độ hậu môn hoặc ở tai là chính xác, ở nách thì cộng thêm 0,5 độ nữa). Sốt cao có thể từ 39 đến 40 độ C. Trên 40,5 độ thì xem như một cấp cứu đối với trẻ vì dễ đưa đến co giật. Tuy nhiên ở nhiều trẻ có tiền căn co giật thì ngưỡng sốt gây co giật có thể thấp hơn, có thể chỉ cần sốt dưới 38 độ C là đã có nguy cơ gây co giật.

Khi trẻ bị sốt phải làm gì? Khi trẻ sốt cần phải cởi bớt quần áo bé ra, lau bằng nước ấm, nhất là vị trí ở nách, bẹn, đầu(ảnh minh họa)
Làm gì khi trẻ bị sốt?
Khi trẻ sốt cần phải cởi bớt quần áo bé ra, lau bằng nước ấm, nhất là vị trí ở nách, bẹn, đầu. Sau khi lau nước cần thay đồ cho bé bằng quần áo thoáng nhẹ vải cotton. Sau nửa giờ cặp nhiệt lại, nếu nhiệt độ chưa xuống thì cho bé uống hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Không nên ủ ấm bé và cũng không nên chườm nước đá lạnh khi bé đang sốt (vì nếu chườm lạnh thì mạch sẽ bị co lại, khó thoát nhiệt hơn). Không được nghe theo lời mách bảo để hạ sốt cho bé như: dùng rượu hay chanh để chà xát lau cho bé, dễ gây ngộ độc và dễ tổn thương da. Bé bị sốt cần uống nước nhiều vì sốt thường mất nhiều nước qua mồ hôi và hô hấp, nếu uống nước ít sốt sẽ khó hạ. Sau khi đã qua cơn sốt cho bé ăn nhẹ kịp thời thức ăn lỏng dễ tiêu như (cháo loãng, súp,…) và tăng lên từ từ. Đối với trẻ còn bú mẹ thì vẫn cho bú theo nhu cầu.Theo dõi các dấu hiệu đi kèm sốt là việc quan trọng để tìm ra nguyên nhân gây sốt và lưu ý những dấu hiệu nặng của trẻ để đưa đến cơ sở gần nhất. Không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.
Khi nào cần cấp cứu?
Sau khi áp dụng các biện pháp hạ nhiệt, uống thuốc hạ sốt mà nhiệt độ của bé không hạ, nhất là trong một số trường trường hợp sốt kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác như: nôn ói, thở khò khè, thở mệt, giật mình hoảng hốt, lạnh tay lạnh chân v.v… hoặc bé sốt cao liên tục 2, 3 ngày, sốt tái đi tái lại kéo dài hơn 1 tuần. Cần cho trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị. Riêng trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi khi bị sốt, nhất thiết phải đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Theo Bác sĩ CK2 Nguyễn Thị Thanh/ Trí Thức Trẻ

Hành trình 103 ngày kỳ diệu nuôi bé sinh non chỉ nặng 550 gram
Sống khỏe - 2 giờ trướcBé gái chào đời ở tuần thai thứ 24, chỉ nặng 550 gram, cẳng chân nhỏ bằng ngón tay út của người lớn, thể trạng rất non yếu, được trở về với gia đình sau 103 ngày nuôi dưỡng đặc biệt, sức khoẻ ổn định.

Người đàn ông bị ung thư đại tràng giai đoạn 4 ân hận vì không làm việc này dù đã được cảnh cáo trước
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Gia đình từng có người mắc ung thư đại tràng, mặc dù được khuyến cáo nên nội soi đại tràng sau tuổi 40, anh vẫn chưa thực hiện...

Ca bệnh hi hữu: Viên bi sắt 6mm nằm trong mí mắt nam sinh 15 tuổi ở Ninh Bình suốt nhiều ngày
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Nam sinh 15 tuổi mang dị vật kim loại nằm sâu trong mí mắt trái suốt nhiều ngày mà không biết.

Hai người phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn tiết canh, nem sống
Y tế - 16 giờ trướcSau khi ăn nem sống và tiết canh, hai người đàn ông phải nhập viện cấp cứu với biểu hiện sốt cao, đau đầu dữ dội, kích thích vật vã, cứng gáy, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, kèm biến chứng điếc.

Người đàn ông nhập viện vì sốc nhiễm khuẩn, thừa nhận sai lầm nghiêm trọng khi điều trị bệnh tiểu đường
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Tự ý dùng thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị bệnh tiểu đường, người đàn ông này nhập viện với biểu hiện lơ mơ, vã mồ hôi và tình trạng ngày một xấu đi.

Hai người viêm màng não, điếc vĩnh viễn do món 'khoái khẩu' của nhiều đàn ông Việt
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, các bệnh nhân xuất hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn nên được đưa đi cấp cứu. Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán mắc liên cầu khuẩn lợn có biến chứng nghiêm trọng.

8 dấu hiệu ung thư trực tràng dễ nhận biết nhưng thường bị bỏ qua
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo ung thư trực tràng nhưng thường bị người bệnh phớt lờ, bỏ qua như: Tiêu chảy, táo bón, thay dổi hình dạng phân...

Người đàn ông ở Phú Thọ bị hỏng van tim, tự tin lên bàn mổ khi được bác sĩ áp dụng phương pháp ít xâm lấn
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bằng phương pháp ít xâm lấn, bệnh nhân hỏng van tim vẫn sẽ giữ được chức năng quả tim, giữ được lá van của bệnh nhân vàkhông cần phải uống thuốc chống đông...

Hai bệnh viện ở TPHCM đối mặt nguy cơ quá tải sốt xuất huyết
Y tế - 1 ngày trướcTPHCM tăng cường hỗ trợ tuyến dưới, đặc biệt tại phường An Phú - nơi có hai bệnh viện ghi nhận nhiều ca nặng và nguy cơ quá tải điều trị nội trú.

Nam du khách Mỹ hôn mê sau 6 giờ nhận phòng, được cứu sống nhờ một lọ thuốc
Y tế - 1 ngày trướcNam du khách người Mỹ được phát hiện hôn mê sau khi nhận phòng khách sạn khoảng 6 giờ. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc metformin cực kỳ nguy hiểm.

Ca bệnh hi hữu: Viên bi sắt 6mm nằm trong mí mắt nam sinh 15 tuổi ở Ninh Bình suốt nhiều ngày
Y tếGĐXH - Nam sinh 15 tuổi mang dị vật kim loại nằm sâu trong mí mắt trái suốt nhiều ngày mà không biết.