Trị chứng tiểu đêm cần trị tận gốc
Chứng tiểu đêm là bệnh lý thường gặp ở cả người trẻ và người cao tuổi. Tiểu đêm đã được chứng minh là có liên quan đến hoạt động chức năng của tạng thận. Tuy nhiên ít ai biết rằng chứng thận hư thận yếu là nguyên nhân căn bản dẫn đến chứng tiểu đêm nhiều lần.
Chứng tiểu đêm nhiều lần là một trong những chứng bệnh gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sinh lý giấc ngủ, sức khỏe của người bệnh, việc phải thức giấc nhiều lần trong đêm, khiến cho cơ thể nhanh già nua, tinh thần suy kiệt. Những ai đã từng bị tiểu đêm mới thấu hiểu hết được nỗi khổ của bệnh lý này.
Chứng tiểu đêm nhiều lần có nguy hiểm không?
Theo một nghiên cứu gần đây trên những bệnh nhân có số lần đi tiểu trong đêm hơn 1 lần, cho thấy chứng tiểu đêm - làm giảm năng suất làm việc tới 24% so với ở người mắc bệnh lý mạn tính khác, ngoài ra, còn làm giảm khả năng tham gia các hoạt động giải trí tới 34%.
Không phải ai cũng nhận biết được những hậu quả khôn lường từ chứng bệnh tiểu đêm nhiều lần vì hầu hết đều chỉ cho rằng, đây là rối loạn thông thường của cơ thể. Chứng rối loạn này nếu không được điều trị đến nơi đến chốn, lâu ngày thậm chí có thể dẫn tới phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Một số tác hại thường thấy gây ra bởi chứng tiểu đêm nhiều lần như:
- Gây mất ngủ kinh niên: Chứng tiểu đêm nhiều lần khiến người bệnh vô cũng mệt mỏi, việc phải thức dậy nhiều lần trong đêm dẫn tới tình trạng làm mất giấc ngủ, khó khăn khi ngủ lại, giấc ngủ sẽ không trọn vẹn. Tình trạng này lặp đi lặp lại hàng ngày, cơ thể khó điều tiết thói quen đi vào giấc ngủ, lâu ngày mất ngủ trở thành mạn tính. Đặc biệt đối với những người ở tuổi trung niên về già, việc ngủ lại vốn đã rất khó khăn, lại thêm bệnh lý này thì gần như họ phải thức trắng mỗi đêm.
- Gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Việc đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, dẫn tới thiếu ngủ, kéo dài cơn lo nghĩ căng thẳng, khó ngủ lại, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi mỗi sáng thức dậy, mất năng lượng làm việc. Tình trạng mất ngủ trở nên mạn tính, lâu ngày cơ thể sẽ dần suy kiệt.
- Nguy cơ mắc các bệnh lý đi kèm: Chứng tiểu đêm nhiều lần có liên quan đến rối loạn chức năng ở thận, bàng quang, khi không được điều trị đến nơi đến chốn, về lâu dài sẽ để lại những hậu quả khó lường. Người mắc chứng tiểu đêm nhiều lần có thể bị đái tháo đường, u xơ tiền liệt tuyến, sỏi đường tiết niệu, tăng huyết áp, làm hỏng thận, gây suy thận. Đây đều là những bệnh lý mạn tính khó điều trị và kiểm soát, thậm chí bệnh nhân phải dùng thuốc suốt đời. Vì vậy, cần điều trị dứt điểm chứng tiểu đêm nhiều lần.
Căn nguyên nào dẫn tới chứng tiểu đêm nhiều lần?
Đông Y cho rằng những rối loạn về đi tiểu, thuộc về phần nước trong cơ thể, đều có nguồn gốc liên quan đến hoạt động của tạng thận. Đối với cơ thể con người, thận là một trong những tạng có vai trò hết sức quan trọng. Theo Tây Y, thận giữ chức năng lọc máu, đào thải các chất độc qua nước tiểu. Theo Đông Y, thận là cội nguồn của tạng phủ, gốc rễ của 12 kinh mạch, là cơ sở của sinh mệnh. Một trong những vai trò quan trọng của tạng thận là chủ thủy – khi thận hư phần nước trong cơ thể không được điều tiết bình thường, có thể ứ lại gây phù thũng , làm rối loạn vấn đề bài tiết: đi tiểu đêm nhiều lần, tiểu rắt, tiểu són,… Theo thời gian năm tháng, cơ thể con người khi bước vào độ tuổi trung niên về già, hoạt động của các tạng phủ trong cơ thể dần suy giảm. Nữ giới khoảng 35 tuổi, nam giới khoảng 40 tuổi thì thận khí suy dần, sự thay cũ đổi mới phần nước trong cơ thể bị rối loạn, các hoạt động có liên quan đến phần nước bị ứ trệ, mà điển hình nhất là chứng tiểu đêm nhiều lần, tiểu không tự chủ được, đái dầm, ỉa lỏng ở người già…
Chứng tiểu đêm được điều trị như thế nào?
Điều trị chứng tiểu đêm, cần điều trị tận gốc. Căn nguyên bệnh lý này xuất phát từ thận khí bị hư, làm ảnh hưởng đến sự điều tiết phần nước trong cơ thể. Vì vậy, dựa trên nguyên tắc điều trị trong Đông Y “hư đâu thì bổ đấy”. Để giải quyết căn nguyên bệnh, cần bổ sung thận khí để điều tiết lại hoạt động của phần nước. Thực tiễn lâm sàng điều trị cũng cho kết quả rằng, việc bổ thận là rất cần thiết đối với những người mắc chứng rối loạn tiểu đêm nhiều lần. Thận chủ thủy, khi thận khí được bổ xung kịp thời, vòng tuần hoàn thay cũ đổi mới của phần nước trong cơ thể được điều tiết hoạt động bình thường , sẽ giải quyết được căn nguyên các bệnh lý do chứng thận hư thận yếu gây ra như: tiểu đêm nhiều lần, sinh lý yếu, tóc bạc sớm, chân tay lạnh, lưng đau gối mỏi, …
Sâm nhung bổ thận Trung ương 3 - thuốc trị chứng tiểu đêm nhiều lần, sinh lý yếu Thuốc được cấu thành bởi 23 vị thảo dược, vừa bổ thận âm, vừa bổ thận dương. Trong đó có đẳng sâm, bạch truật, liên nhục, hoài sơn, bạch linh và cam thảo ích khí kiện tỳ ; đương quy, hà thủ ô và thục địa bổ huyết ; bách hợp và câu kỷ tử bổ âm ; ba kích, tục đoạn, cẩu tích, đỗ trọng, nhục thung dung và thỏ ty tử bổ dương, viễn chí dưỡng tâm an thần ; trạch tả lợi thủy thẩm thấp và đặc biệt là có nhân sâm đại bổ nguyên khí, nhung hươu và cao ban long bổ tủy, ích huyết, sinh tinh. Thuốc dùng cho cả nam và nữ trong các trường hợp: thận hư, thận yếu, tiểu đêm nhiều lần, sinh lý yếu, chân tay tê mỏi, đau lưng, mỏi gối, tóc bạc sớm. Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nang cứng, đóng lọ 30 viên. Sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 3. Địa chỉ: Số 16 – Lê Đại Hành – Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng. Điện thoại: 04 6262 7757. Website: samnhungbothan.vn Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
![]() |
PV

Những trái cây nào không nên ăn vào buổi sáng
Sống khỏe - 1 giờ trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 16 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 17 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.