Trướng bụng, viêm gan chỉ vì thức ăn nhanh
GiadinhNet - Câu chuyện về ca bệnh hy hữu của bé Nana (5 tuổi) đã làm xôn xao dư luận Trung Quốc. Hàng loạt cảnh báo về thói quen lạm dụng thức ăn nhanh (fast – food), sự thiếu hiểu biết của chính người lớn đối với khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ... đã được đưa ra.

Lạm dụng đồ ăn nhanh là nguyên nhân khiến cô bé 5 tuổi bị viêm gang trầm trọng (ảnh minh họa)
Cô bé nhập viện và được khẳng định chưa từng có tiền sử viêm gan B, viêm gan C hay viêm gan do virus khác. Vậy nhưng, lá gan của cô bé mới 5 tuổi lại bị tổn thương cực kỳ nghiêm trọng. Bệnh nhi bị trướng bụng, vàng da – biểu hiện rõ ràng nhất của căn bệnh viêm gan. Quá trình tìm hiểu sau đó, các bác sĩ không khỏi ngỡ ngàng khi biết: Tình trạng tồi tệ cô bé gặp phải có nguyên nhân từ 3 món ăn từ cửa hàng fast – food.
Trướng bụng, viêm gan chỉ vì thức ăn nhanh
Câu chuyện về ca bệnh hy hữu của bé Nana (5 tuổi) đã làm xôn xao dư luận Trung Quốc. Hàng loạt cảnh báo về thói quen lạm dụng thức ăn nhanh (fast – food), sự thiếu hiểu biết của chính người lớn đối với khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ... đã được đưa ra. Bởi không ai dám tin, từ một bé gái khỏe mạnh, hoạt bát, chưa từng có tiền sử bệnh viêm gan, Nana lại bị tàn phá sức khỏe nhanh đến như vậy.
Theo thông tin được đăng tải, bé Nana nhập viện trong tình trạng vàng da, bụng trướng, sắc mặt nhợt nhạt, tinh thần uể oải. Quá trình xét nghiệm sau đó, các bác sĩ không khỏi lo lắng trước mức độ tổn thương nghiêm trọng với lá gan của Nana. Tỷ lệ hồng tố gan bilirubin và transaminase trong gan đều rất cao, chứng tỏ tình trạng gan bị ảnh hưởng nặng nề chỉ trong một thời gian ngắn.
Quá trình tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến căn bệnh cho bé, các bác sĩ được gia đình tiết lộ: Hoàn cảnh bé Nana khá đặc biệt. Lúc còn sơ sinh, bé sống cùng cha mẹ và được chăm sóc chu đáo. Nhưng gần đây, cha mẹ Nana bận công việc nên phải gửi cho cho ông bà nội để đi làm ở xa. Vì chiều cháu, lại thương hoàn cảnh bé thiếu thốn tình cảm khi xa bố mẹ, nên hễ cháu thích ăn gì là ông bà lại cho ăn. Mỗi ngày sau khi đi học về, ông bà đều cho bé vào cửa hàng đồ ăn nhanh trên phố. Mỗi khẩu phần ăn của bé mua ở cửa hàng bán đồ ăn nhanh đều là gà rán, khoai tây chiên và nước ngọt có ga.
Chỉ sau 6 tháng, không chỉ thấy hiện tượng Nana tăng cân lên rất nhiều mà còn có biểu hiện bệnh gan một cách rõ ràng, đến khi bụng bé to ra thì gia đình mới đưa bé đi khám. Bây giờ, nhìn gương mặt “xanh xao vàng vọt” của cháu mình, bà của bé không khỏi dàn dụa nước mắt. Bà không ngờ rằng “các món ăn nhanh nước ngoài” (fastfood) lại có thể gây ra nguy cơ như vậy.
Giúp trẻ tự vệ trước nguy cơ sức khỏe
Theo các bác sĩ khám cho bé Nana, những thực phẩm là đồ ăn nhanh được chiên rán (cụ thể ở đây là món gà rán, khoai tây chiên) có chứa một lượng lớn các gốc tự do hoạt động. Chúng có thể làm hỏng các axit béo, tàn phá các loại vitamin A.E... trong cơ thể, gây tổn thương gan và thậm chí gây ra bệnh viêm gan nghiêm trọng. Thức ăn chiên rán cũng chứa rất nhiều chất béo, nếu sử dụng dài hạn sẽ gây ra cho cơ thể những rủi ro cao hơn nhiều so với nguy cơ trung bình của bệnh gan nhiễm mỡ.
Qua trường hợp của Nana, các bác sĩ tiếp tục nhấn mạnh, sức khỏe của trẻ em phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người lớn. Việc biết về các nguy cơ gây bệnh cho trẻ để phòng tránh là điều vô cùng quan trọng. Nếu người lớn không “quán triệt” được việc lựa chọn thực phẩm cho trẻ một cách thông minh hơn, thì những trường hợp đáng tiếc như Nana sẽ ngày càng nhiều hơn.
Vậy, phải làm sao để giúp trẻ tránh nguy cơ sức khỏe luôn rình rập? Trả lời câu hỏi này không đơn giản và đòi hỏi trách nhiệm, sự hiểu biết của chính người thân, các bậc phụ huynh. Trong giai đoạn “phát triển vàng” từ 1-5 tuổi của trẻ, dinh dưỡng luôn là một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bé phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực.
Đặc biệt, trong giai đoạn từ 3-5 tuổi, dinh dưỡng sẽ là yếu tố quyết định đến 60% tiềm năng phát triển chiều cao. Ở giai đoạn này, các mẹ cần phải đầu tư chăm sóc dinh dưỡng tối ưu bởi đây sẽ là nền móng vững chắc cho tầm vóc cao lớn khi trưởng thành. Để giúp bé phát triển chiều cao tốt nhất thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quyết định. Những bữa ăn hàng ngày của bé cần phải đảm bảo đầy đủ các nhóm chất đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia), tốt nhất là các bữa ăn của trẻ được chế biến từ thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo. Bên cạnh đó, việc chia ra các giai đoạn (theo nhóm tuổi) để xây dựng chế độ dinh dưỡng cũng cần được thực hiện. Nhờ vậy, trẻ được đảm bảo chế độ dinh dưỡng chính xác, phù hợp với nhu cầu phát triển cơ thể trong từng thời kỳ.
Thùy Trâm

Người bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 7 phút trướcGĐXH - Hạ đường huyết có thể xảy ra với tất cả mọi người, tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, do có sự rối loạn trong chuyển hóa đường huyết, nên tình trạng này cũng phổ biến hơn.

Nguyên nhân đột quỵ khi đang chơi pickleball
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcPickleball tuy là môn thể thao cường độ vận động vừa phải nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ do vận động đột ngột, bệnh lý nền không được kiểm soát đúng cách.

Cách phòng chống say nắng, say nóng trong mùa hè đơn giản mà hiệu quả
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Khi bị say nắng, say nóng người bệnh thường có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng.

Bài thuốc chữa viêm họng từ cây cỏ quanh nhà
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGừng nướng kỹ ngậm nuốt, lá hẹ hấp mật ong hay rau diếp cá giã lấy nước uống là những bài thuốc dân gian giúp giảm triệu chứng viêm họng hiệu quả.

Nếu bạn cứ ngủ trưa như thế này, nguy hại tim mạch cận kề
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Các nghiên cứu cho thấy những người ngủ trưa từ 30-60 phút có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 30% so với những người không ngủ trưa.

Những điều cha mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 6 giờ trướcTay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến trẻ đau đớn, bỏ ăn, quấy khóc. Bệnh tay chân miệng trải qua 4 giai đoạn điển hình và có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng cho trẻ, vì vậy cha mẹ không nên chủ quan!

2 sai lầm cần tránh khi điều trị sốt xuất huyết, người bệnh nhất định phải biết
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Sai lầm nguy hiểm với người bệnh sốt xuất huyết dễ khiến bệnh phát triển nặng, diễn biến khó lường đó là không đến bệnh viện thăm khám và tự ý dùng thuốc.

Dấu hiệu trái tim cảnh báo nguy hiểm '9 phần tử vong'
Sống khỏe - 8 giờ trướcSốc tim xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu cho phần còn lại của cơ thể. Bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ tử vong lên tới 90%.

Điều tra nguyên nhân 27 học sinh Trường Tiểu học Nước Hai, Cao Bằng nhập viện
Y tế - 20 giờ trước27 học sinh tại Trường tiểu học Nước Hai (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) có hiện tượng đau bụng, buồn nôn, nổi mề đay trên cơ thể và đã phải nhập viện.

Liên tiếp 4 bệnh nhân nhập viện vì bệnh tim ở Quảng Ninh đều có dấu hiệu rất nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết các trường hợp mổ tim hở đợt này đều vào viện trong tình trạng mệt mỏi kéo dài, khó thở nhiều khi gắng sức, đau tức ngực ngày càng tăng...

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặpGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.