Từ trường hợp ngộ độc tinh dầu, cảnh báo những lưu ý khi dùng tinh dầu để tránh gặp họa
GiadinhNet – Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận trường hợp người đàn ông từ Thanh Hóa vào viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, ngộ độc tinh dầu quế. Theo các chuyên gia, tinh dầu được dùng phổ biến hiện nay, ngoài làm đẹp còn còn giúp bảo vệ sức khỏe. Vào mùa đông, tinh dầu còn được dùng để giữ ấm cơ thể nhưng cần chú ý khi dùng.
Ngộ độc tinh dầu
Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận trường hợp người đàn ông từ Thanh Hóa vào viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, ngộ độc tinh dầu quế. Trước đó, bệnh nhân có uống nhầm cốc tinh dầu quế. Khi xuất hiện biểu hiện đau bụng, nôn ra thức ăn, đi ngoài phân lỏng đã được gia đình đưa vào viện rửa dạ dày. Tuy nhiên, sau đó anh đã rơi vào tình trạng lơ mơ, huyết áp tụt và phải đặt nội khí quản, thở máy, duy trì vận mạch. Được các bác sĩ điều trị tích cực, bệnh nhân sau 2 ngày đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe đang dần ổn định.
Đây là trường hợp ngộ độc do uống nhầm phải tinh dầu. Trên thực tế đã có những trường hợp bệnh nhân nhập viện do sử dụng tinh dầu xông nhà sai cách. Như trường hợp chị N.T.M ở Hà Nội vào viện khi toàn thân mẩn ngứa, khó thở… bác sĩ cho biết chị bị dị ứng nên tiếp xúc với tinh dầu.

Trường hợp ngộ độc tinh dầu cấp cứu ở BV Bạch Mai
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn – Khoa Hóa, Đại học quốc gia Hà Nội, tinh dầu có 2 loại là tinh dầu tự nhiên được chiết xuất từ các loại cây cho dầu và tinh dầu nhân tạo được pha từ hương liệu, dung môi hóa chất. Tinh dầu là chiết xuất bay hơi, tỏa ra mùi hương do các phân tử nhỏ của tinh dầu khuếch tán trong không khí. Hít vào, tinh dầu tác động vào hệ thần kinh trung ương, kích thích thần kinh não bộ giúp chống mệt mỏi, thư giãn rất tốt.
Hiện tinh dầu ngày càng được nhiều người dùng. Không chỉ có mùi hương dễ chịu, tinh dầu giúp cơ thể sảng khoái, giải tỏa căng thẳng. Vào những ngày đông giá lạnh, tinh dầu còn được nhiều người dùng để giữ ấm cơ thể nhưng cần chú ý khi dùng. Bất kỳ hóa chất nào cũng có ngưỡng độc nhất định, khi vượt ngưỡng mức độ chấp nhận của cơ thể sẽ nguy hiểm. Kể cả tinh dầu tự nhiên dùng sai cách cũng không tốt cho sức khỏe. Một số loại tinh dầu sử dụng nồng độ cao có thể gây choáng hoặc kích ứng, bỏng khi bôi trực tiếp lên da.
Những trường hợp ngộ độc tinh dầu có xảy ra nhưng thường là do uống nhầm. Ngộ độc tinh dầu quế có thể khiến cho những nạn nhân bị rối loạn tiêu hóa, tổn thương niêm mạc ruột, biến chứng viêm phổi.
Những lưu ý khi dùng tinh dầu
Theo các chuyên gia, tinh dầu có thể dùng theo nhiều cách, có thể dùng massage hoặc tắm. Với massage cần pha tinh dầu cùng dầu nền (dầu nền có thể là dầu dừa, dầu olive, dầu hướng dương...), nhất là tinh dầu hồi, tinh dầu quế… với tỉ lệ 2% – 3% để massage nhẹ nhàng toàn thân. Với phương pháp xông, chỉ cần nhỏ 2 - 3 giọt tinh dầu vào nước nóng, dùng đèn đốt để tinh dầu khuếch tán khắp phòng. Khi xông cũng không nên đóng kín cửa mà nên để không khí lưu thông.
Để an toàn khi dùng tinh dầu, mọi người lưu ý không dùng hàng ngày, mỗi loại tinh dầu dùng không dùng quá 3 tuần. Dùng tinh dầu hỗn hợp có thể dùng liên tiếp trong 3 tháng, cũng không quá 6 tháng để tránh lệ thuộc.
Hơn nữa, chuyên gia cho rằng, tùy cơ địa từng người mà có thể xảy ra phản ứng nhạy cảm khác nhau. Những người da nhạy cảm, gia đình có trẻ sơ sinh không nên sử dụng hoặc tiếp xúc với tinh dầu. Phần lớn tinh dầu nóng nên người có làn da nhạy cảm tránh dùng các loại tinh dầu khuynh diệp, bạc hà, tinh dầu đinh hương… Người bị cao huyết áp cũng nên tránh dùng tinh dầu khuynh diệp, hương thảo, cỏ xạ hương, cây bài. Khi có vết thương hở, mọi người không nên bôi tinh dầu dễ làm tình trạng nặng nề hơn. Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, khi chọn mua và dùng cần tham khảo ý kiến chuyên gia.
Trong trường hợp bị ngộ độc tinh dầu, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) khuyến cáo, mọi người cần bình tĩnh để sơ cứu kịp thời. Cách nhanh chóng giúp nạn nhân là cho họ nôn hết tinh dầu đã uống bằng cách móc họng. Sau đó cho họ uống thật nhiều nước lọc pha ấm, rồi sau đó lại thực hiện tiếp việc móc họng nhằm gây nôn để giúp nạn nhân nôn sạch được các độc tố có trong dạ dày ra khỏi cơ thể. Ngay sau đó, đưa nạn nhân tới cơ sở y tế cấp cứu.
Vào những ngày Tết, những sự việc ngộ độc hóa chất, tinh dầu rất dễ xảy ra với trẻ nhỏ. Bởi vậy, các gia đình nên lưu ý trong việc bảo quản tinh dầu như sử dụng nắp chống tràn, khóa an toàn cho trẻ em, không đựng vào các chai nước uống và cần để lên cao so với tầm với của trẻ…
Phương Thuận

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 7 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 8 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 11 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 20 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 20 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.