Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ chi 200 triệu đồng/tháng để chữa tự kỷ cho con: Chuyên gia nói lời gan ruột, cha mẹ đừng 'lạc lối' trong hành trình 'cứu' con

Chủ nhật, 12:37 18/09/2022 | Sống khỏe

GiadinhNet – Các chuyên gia nhận định, những trẻ rối loạn phát triển cần có cả quá trình can thiệp, trị liệu bề bỉ lâu dài, không thể nóng vội mà cần sự hợp tác, phối hợp của nhà chuyên môn với gia đình.

Trẻ chậm nói, chậm đi có phải bị tự kỷ? Làm sao để biết chính xác tình trạng của con mình?Trẻ chậm nói, chậm đi có phải bị tự kỷ? Làm sao để biết chính xác tình trạng của con mình?

GiadinhNet – Các chuyên gia nhận định, chậm nói là dấu hiệu điển hình của chứng tự kỷ ở trẻ nhưng không phải cứ chậm nói là tự kỷ. Để nhận biết chính xác trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ hay không, ngoài dấu hiệu nhận biết, cha mẹ nên cho bé đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để thực hiện các bài đánh giá.

Không có chuyên gia số 1 Việt Nam chữa khỏi tự kỷ

Những ngày qua, vụ việc một gia đình ở Huế bỏ số tiền 200 triệu/tháng cho một cơ sở đào tạo mơ hồ với những lời hứa con chậm phát triển trí tuệ được can thiệp tốt nhất, có người hỗ trợ riêng, có không gian xanh tuyệt vời nhất…. Nhưng cuối cùng chỉ sau ba tuần cha mẹ đã nhận về hũ tro của con đã khiến dư luận đau xót, nhất là đối với những gia đình cùng chung hoàn cảnh không may mắn có con chậm phát triển, tự kỷ hoặc khuyết tật về trí tuệ.

Là người trực tiếp làm việc với các cha mẹ, các trẻ tự kỷ từ khá sớm, TS Đào Thu Thủy, Giảng viên Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội, Nhà sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Bồi dưỡng Kỹ năng sống, hướng nghiệp S.E.E.D (dành cho thanh thiếu niên tự kỷ và khuyết tật trí tuệ) cho biết, làm cha mẹ ai cũng kỳ vọng mong muốn con mình phải giỏi giang thông minh nên khi con mắc chứng tự kỷ hay khuyết tật trí tuệ đều trải qua những cảm xúc đau khổ, tuyệt vọng, khó chấp nhận và tìm mọi cách để "cứu" con.

Từ vụ chi 200 triệu đồng/tháng để chữa tự kỷ cho con: Đâu là yếu tố quan trọng nhất để giúp trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng? - Ảnh 2.

TS Đào Thu Thủy (áo dài xanh) tương tác cùng những trẻ rối loạn phát triển

Hơn 20 năm gắn bó với nghề, TS Thủy chia sẻ, bà đã chứng kiến nhiều cha mẹ sẵn sàng bán nhà cửa, tài sản để ra nước ngoài với hy vọng tìm kiếm cơ hội chữa cho con khỏi bệnh. Hoặc có những gia đình miệt mài đi tìm một chuyên gia "số 1" để can thiệp cho con mình.

Tuy nhiên, có những trường hợp kết quả lại không như kỳ vọng mà phụ huynh trở thành người gánh những hậu quả nặng nề nhất về kinh tế, thời gian, sức khỏe để nuôi hy vọng chữa khỏi bệnh cho con.

Theo TS Đào Thu Thủy, có những gia đình con đang can thiệp khá ổn định nhưng nghe ngóng sự giới thiệu của người này người kia liền xin cho con nghỉ học một vài tháng để đến bà lang này, ông lang nọ. Kết quả là tất cả công sức thầy cô tạo dựng bỏ xuống sông xuống biển và phải bắt đầu lại từ đầu.

Có những phụ huynh tâm sự đóng hàng chục triệu đồng cho khóa học âm ngữ trị liệu khoảng 10 ngày với hy vọng con nói được. Có những phụ huynh tham gia khóa học vài chục triệu đồng với những chuyên gia tự xưng là "số 1" trong lĩnh vực này.

Hay có những phụ huynh sẵn sàng đưa con đến hàng chục chuyên gia trong một thời điểm như ngôn ngữ trị liệu, can thiệp nhận thức, can thiệp hành vi, vận động, âm nhạc, hội họa…. dẫn đến trẻ không thể "tiêu hóa" hết được những liệu pháp đó.

Hoặc có những quảng cáo rầm rộ tham gia vài ngày trở thành chuyên gia này nọ, các khóa học tràn lan gây hoang mang cho phụ huynh.

"Phụ huynh có quyền được hy vọng, có bệnh vái tứ phương nhưng cần tỉnh táo để nhận diện các chuyên gia thực sự", TS Đào Thu Thủy nhấn mạnh.

Vị chuyên gia này cũng khẳng định, không có chuyên gia nào là số 1 trong lĩnh vực chăm sóc và giáo dục các bạn đặc biệt ở Việt Nam và cả trên thế giới. Một điều quan trọng nữa, các trẻ mắc rối loạn phát triển ở mức độ khác nhau và không thể chữa khỏi được bằng các phương pháp chưa được kiểm chứng như xoa bóp, bấm huyệt, thuốc nam, thuốc bắc hay hà hơi thổi ngạt, cúng bái…

Cha mẹ cần tỉnh táo, kiên trì đồng hành cùng con

TS Đào Thu Thủy cho biết, với những gia đình có trẻ mắc rối loạn phát triển, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở đánh giá có uy tín để được các chuyên gia tư vấn toàn diện các mặt phát triển của con và lộ trình can thiệp cho con một cách khoa học.

Bên cạnh đó, cần chuẩn bị về kinh tế để bắt đầu hành trình cùng con, tránh "no dồn đói góp" có nghĩa là dốc hết tiền hiện có cho con can thiệp theo kiểu "đánh nhanh thắng nhanh" mong muốn có một kết quả thần tốc. Điều này chắc chắn không khả thi, bởi khó khăn trẻ mắc phải không phải là bệnh để đi chữa, mà khó khăn của trẻ là những rối loạn từ bên trong cần có thời gian để điều chỉnh bằng can thiệp trị liệu tâm lý giáo dục với phương pháp khoa học cần được kiểm chứng.

Từ vụ chi 200 triệu đồng/tháng để chữa tự kỷ cho con: Đâu là yếu tố quan trọng nhất để giúp trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng? - Ảnh 3.

Để giúp trẻ rối loạn phát triển có cơ hội hòa nhập cộng đồng, cha mẹ cần kiên trì đồng hành cùng con và phối hợp với các nhà chuyên môn để có những đánh giá về sự tiến bộ của trẻ ở từng giai đoạn. Ảnh SEED center

Theo TS Thủy, mỗi đứa trẻ rối loạn không giống nhau và rất khác biệt, cần có sự đánh giá chuyên sâu để được chẩn đoán chính xác khả năng và nhu cầu, sở thích. Đây là căn cứ để xây dựng lộ trình can thiệp phù hợp cho trẻ. Bên cạnh đó, những trẻ rối loạn cần có cả quá trình can thiệp, trị liệu bề bỉ lâu dài, không thể nóng vội mà cần sự hợp tác, phối hợp của nhà chuyên môn với gia đình.

"Cha mẹ và các thành viên trong gia đình cùng tham gia vào các hoạt động can thiệp cho con, hạn chế cho con xem tivi, ipad mà nên dành thời gian chơi với con nhiều hơn. Hơn nữa, nên mạnh dạn cho con trải nghiệm các hoạt động trong gia đình, ngoài cộng đồng càng nhiều càng tốt… để con có cơ hội được hòa nhập. Bền bỉ, kiên trì, có kế hoạch đồng hành cùng con là thứ đứa trẻ cần ở mỗi gia đình", TS Đào Thu Thủy nói.

Hiện nay trên cả nước có rất nhiều Trung tâm, cơ sở chăm sóc giáo dục trẻ tự kỷ. Riêng Hà Nội có khoảng 150 cơ sở phủ rộng khắp các quận, huyện. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho các cha mẹ có con mắc chứng rối loạn phát triển có thể tìm kiếm các địa chỉ can thiệp kịp thời.

Tuy nhiên, TS Đào Thu Thủy khuyến cáo, cha mẹ hãy tỉnh táo lựa chọn cho con mình một dịch vụ, một môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện gia đình và khả năng của mỗi trẻ. Và lưu ý rằng, không có một phương pháp nào là duy nhất và tốt nhất để trị liệu cho các em. Mỗi phương pháp đều có ưu và hạn chế do vậy cần phải có kiến thức chuyên ngành để tìm kiếm phương pháp phù hợp cho mỗi trẻ.

Không có một môi trường giáo dục nào là hoàn hảo bởi mỗi một giai đoạn trẻ cần có sự tư vấn của các nhà chuyên môn lựa chọn cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của các em và gia đình.

Và điều quan trọng nhất, cha mẹ không thể bỏ mặc hoặc phó thác con cái cho bất kỳ một chuyên gia hay một cơ sở giáo dục nào dành cho những đứa trẻ "đặc biệt" này, các em cần sự yêu thương của gia đình, của cộng đồng để được sống và được thừa nhận.

TS Đào Thu Thủy cho biết, việc lựa chọn một trung tâm có uy tín để can thiệp sớm cho trẻ rối loạn cần có tối thiểu các yêu cầu sau:

- Có giấy phép đăng ký hoạt động rõ ràng

- Có các nhà chuyên môn là các thầy cô được đào tạo trong các ngành học: Giáo dục đặc biệt; tâm lý học; âm ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, giáo viên mầm non, công tác xã hội….

- Có chương trình rõ ràng minh bạch các mục tiêu, nội dung can thiệp dược trao đổi với phụ huynh.

- Có kế hoạch can thiệp cá nhân cho mỗi trẻ trong hồ sơ sổ sách

- Có các phòng ốc đảm bảo tổ chức hoạt động nhóm, cá nhân

- Có sự trao đổi thường xuyên với bố mẹ về chương trình học, phương pháp và nội dung học của con.

- Có kết quả đánh giá theo từng giai đoạn và gặp gỡ phụ huynh để trao đổi về sự tiến bộ hay những khó khăn của con.

- Có mối liện hệ thường xuyên qua các hình thức nhóm, lớp, cá nhân qua các hình thức nhóm zalo, face nhóm…. Để trao đổi về sự phối hợp.

- Có cơ sở vật chất với phương tiện dạy học phong phú.

- Có các thầy cô giáo nhiệt tình, sẵn sàng chia sẻ, dành thời gian sau mỗi buổi can thiệp trò chuyện với ba mẹ.

Từ vụ 'gửi con chữa bệnh, nhận về hũ tro cốt': Có nên tách trẻ tự kỷ ra khỏi gia đình để cho đi chữa bệnh hoặc học tập?Từ vụ "gửi con chữa bệnh, nhận về hũ tro cốt": Có nên tách trẻ tự kỷ ra khỏi gia đình để cho đi chữa bệnh hoặc học tập?

GiadinhNet - "Tách biệt trẻ ra khỏi môi trường gia đình để đến ở hẳn nơi chữa bệnh, can thiệp với mong muốn con mình khỏi bệnh xem ra còn có hại cho trẻ" - ThS Nguyễn Hà Ly - Giám đốc Trung tâm Giáo dục kỹ năng cho trẻ có nhu cầu đặc biệt Akari (quận Tây Hồ, Hà Nội) cho hay.

Nguyễn Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 37 phút trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Đột phá mới: Có thể phát hiện ung thư nguy hiểm trong vài phút

Sống khỏe - 38 phút trước

Các thử nghiệm ban đầu cho thấy, chỉ cần một giọt máu rất nhỏ có thể phát hiện ba dạng ung thư nguy hiểm nhất và sẽ cần nhiều thời gian hơn nữa để thí nghiệm trên diện rộng thì mới có thể đưa vào thực tiễn.

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

8 loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ

Sống khỏe - 4 giờ trước

Đối với phụ nữ, việc mang thai, sinh nở hay tuổi tác khiến cơ thể dễ thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu. Những dưỡng chất đó là gì và chị em nên bổ sung những thực phẩm nào trong chế độ ăn uống hằng ngày?

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Giải pháp hỗ trợ bổ sung canxi cho người Việt

Sống khỏe - 5 giờ trước

Đau nhức xương khớp, mỏi gối, tê tay mỗi khi trái gió trở trời là tình trạng chung của nhiều người cao tuổi khi bước vào giai đoạn xương lão hóa. Nếu trước đây phải sau độ tuổi 50 mới hay xuất hiện các triệu chứng đau xương khớp thì ngày nay độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa và phổ biến.

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Bé 4 tuổi tử vong do ăn trứng sai cách, người Việt cần bỏ ngay thói quen luộc trứng theo cách này

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Việc ăn trứng luộc lòng đào, để lâu trong tủ lạnh chính là nguyên nhân gây nên cái chết của bé trai xấu số.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 8 giờ trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Tập luyện ở người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 9 giờ trước

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích của các chương trình tập luyện thể dục với các cường độ khác nhau trong phòng ngừa cũng như điều trị người bệnh nhồi máu cơ tim.

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

2 phụ nữ bị vỡ túi ngực mà không biết, chuyên gia cảnh báo biến chứng khó lường, chị em nâng ngực có dấu hiệu này cần khám ngay

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Vỡ túi ngực thường có biểu hiện như đau nhức hoặc sưng, hoặc thay đổi về kích thước, hình dạng... Các bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu này cần gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra sớm nhất.

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Xoa bóp bấm huyệt có lợi ích gì với người loãng xương?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Loãng xương là một căn bệnh mà lực của xương bị suy giảm, cấu trúc xương bị tổn hại dễ gãy đột ngột khi có lực bên ngoài tác động vào. Xoa bóp xương khớp góp phần phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa gãy xương.

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

6 loại rau xanh giúp cho trái tim khỏe mạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thêm rau xanh vào chế độ ăn uống vừa tô điểm cho bữa ăn thêm dinh dưỡng và giúp nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh.

Top