Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từng mắc 2 bệnh ung thư, vị giáo sư 83 tuổi vẫn gây sốt vì sự hồng hào, khỏe khoắn, 20 năm chưa hề tái phát bệnh nhờ 3 bí quyết sống rất đáng học hỏi

Thứ tư, 10:30 10/03/2021 | Sống khỏe

Đến nay dù đã 83 tuổi, ông Zhao Chunsheng vẫn khiến mọi người trầm trồ vì sự năng nổ trong công việc, đồng thời có thần thái rất khỏe khoắn, da dẻ vô cùng hồng hào.

Ông Zhao Chunsheng là một viện sĩ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, đồng thời là giáo sư của Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Nam Kinh.

Từ năm 24 tuổi, ông Zhao đã rất nổi tiếng nhờ phát minh ra chiếc máy rung điện từ đầu tiên của nước này.

Ở tuổi 56, ông đã phát minh ra động cơ siêu âm đầu tiên của Trung Quốc.

Ở tuổi 75, động cơ siêu âm do ông phát triển lần đầu tiên được ứng dụng thành công trong lĩnh vực hàng không vũ trụ của Trung Quốc.

Từng mắc 2 bệnh ung thư, vị giáo sư 83 tuổi vẫn gây sốt vì sự hồng hào, khỏe khoắn, 20 năm chưa hề tái phát bệnh nhờ 3 bí quyết sống rất đáng học hỏi - Ảnh 1.

Viện sĩ Zhao Chunsheng.

Đến nay dù đã 83 tuổi, ông Zhao Chunsheng vẫn khiến mọi người trầm trồ vì sự năng nổ trong công việc, đồng thời có thần thái rất khỏe khoắn, da dẻ vô cùng hồng hào. Nhìn cách vị viện sĩ này làm việc, ít ai biết ông là một bệnh nhân từng phải điều trị 2 bệnh ung thư cùng lúc.

Theo tờ Sina, Năm 2000, viện sĩ Zhao Chunsheng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi khi đang chuẩn bị gây tiếng vang lớn trong việc nghiên cứu và phát triển động cơ siêu âm. Bác sĩ đề nghị ông phải làm phẫu thuật sớm để giữ được tính mạng, vị viện sĩ đành phải tạm gác công việc mà mình đam mê để bước chân vào phòng mổ. Tuy nhiên, sóng gió chưa dừng lại ở đó, 4 tháng sau vị viện sĩ họ Zhao lại được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày . Chỉ trong vài tháng, ông đã trải qua 2 cuộc phẫu thuật và 6 lần hóa trị, sụt liên tục 26kg.

Là một người nghiện công việc, ông Zhao vẫn cố gắng hoàn thành đề tài mà mình đang nghiên cứu. Người nhà lo lắng cho sức khỏe của ông, liền hỏi ông lựa chọn sức khỏe hay là công việc, ông trả lời: "Tôi chọn cả hai".

Cuối cùng, với sự kiên trì siêu phàm, giáo sư Zhao không chỉ đánh bại bệnh tật mà còn phát triển thành công hơn 60 động cơ siêu âm. Đến nay đã hơn 20 năm trôi qua, bệnh ung thư của ông vẫn không bị tái phát.

Trong một cuộc phỏng vấn, Giáo sư Zhao đã tiết lộ 3 nguyên tắc sống giúp ông sống sót khỏi cơn bạo bệnh.

3 bí quyết giúp viện sĩ Zhao Chunsheng chống chọi được 2 loại ung thư

1. Dù mệt mỏi vẫn phải cố gắng ăn uống

Trong quá trình hóa trị, do tác dụng phụ của thuốc, Zhao Chunsheng có cảm giác chán ăn vô cùng nghiêm trọng. Dù vậy, để có đủ thể lực chống chọi với bệnh tật, ông vẫn cố kìm hãm cơn buồn nôn, thậm chí không ăn được cũng phải nuốt vào bụng từng miếng nhỏ.

Hầu hết mọi người phải dựa vào thuốc để nâng lượng bạch cầu sau khi hóa trị, nhưng viện sĩ Zhao Chunsheng lại chỉ cần dựa vào ăn uống.

Từng mắc 2 bệnh ung thư, vị giáo sư 83 tuổi vẫn gây sốt vì sự hồng hào, khỏe khoắn, 20 năm chưa hề tái phát bệnh nhờ 3 bí quyết sống rất đáng học hỏi - Ảnh 2.

Vị Giáo sư cho biết: Hầu hết tất cả các bệnh nhân ung thư đều có các mức độ phản ứng phụ khác nhau trong quá trình hóa trị, các phản ứng thường gặp nhất là buồn nôn và nôn mửa, dẫn đến không thèm ăn. Tuy nhiên, nếu không ăn, người bệnh sẽ không thể nạp đủ chất dinh dưỡng, cơ thể không đủ năng lượng để đấu tranh với các tế bào ung thư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị.

Vì vậy, vị giáo sư khuyên bệnh nhân ung thư dù vì lý do nào cũng không được phép bỏ ăn uống trong quá trình hóa trị. Để tăng cảm giác thèm ăn, bệnh nhân ung thư có thể thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng và ăn các loại ngũ cốc, các sản phẩm từ đậu nành, trái cây tươi và rau quả. Đồng thời, chú ý kết hợp ăn nhiều cá, thịt gia cầm và trứng để đảm bảo đủ chất đạm.

2. Đang điều trị cũng phải tiếp tục tập thể dục

Trước khi mắc bệnh ung thư, ông Zhao Chunsheng ít có thời gian tập thể dục do công việc bận rộn.

Thế nhưng sau khi biết mình mắc bệnh, viện sĩ Zhao Chunsheng đã bắt đầu tập thể dục. Mỗi sáng, ông chơi cầu lông với vợ 30 phút, sau đó đạp xe đi làm. Sau bữa tối, ông sẽ ra ngoài đi dạo khoảng 30 phút. Ông đã kiên trì vận động như vậy trong 18 năm, đến nay đã ngoài 80 tuổi nhưng viện sĩ Zhao vẫn có thể bước đi nhanh nhẹn, không có chút "dấu vết" của một người từng mắc ung thư.

Từng mắc 2 bệnh ung thư, vị giáo sư 83 tuổi vẫn gây sốt vì sự hồng hào, khỏe khoắn, 20 năm chưa hề tái phát bệnh nhờ 3 bí quyết sống rất đáng học hỏi - Ảnh 3.

Theo viện sĩ Zhao Chunshen, tập thể dục vừa phải có thể ngăn ngừa ung thư và chống lại ung thư, điều này đã được xác nhận bởi rất nhiều nghiên cứu có thẩm quyền. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy tập thể dục 30 phút mỗi ngày có thể giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế cũng chỉ ra rằng những người đàn ông kiên trì tập thể dục thể thao có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo bệnh nhân ung thư nên dành ít nhất 150 phút tập thể dục cường độ trung bình mỗi tuần và tập sức mạnh hai lần một tuần. Cuối cùng, trong quá trình tập luyện nếu có những biểu hiện bất thường như chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, khó thở… thì nên dừng ngay bài tập và nghỉ ngơi tại chỗ.

3. Luôn tạo niềm vui cho mình

Viện sĩ Zhao luôn lấy công việc làm niềm vui, ông dành phần lớn năng lượng của mình cho nghiên cứu khoa học. Dù bận rộn nhưng ông cũng dành thời gian ra ngoài để tham gia một số hoạt động từ thiện và tích cực giúp đỡ người khác.

Thống kê cho thấy, ít nhất 40% ca tử vong do ung thư là do yếu tố tâm lý. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và trong quá trình điều trị, hầu hết bệnh nhân ung thư dễ có cảm xúc tiêu cực như lo lắng, trầm cảm, sợ hãi. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị ung thư . Các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng những người lạc quan, vui vẻ khi mắc ung thư sẽ sống lâu hơn.

Từng mắc 2 bệnh ung thư, vị giáo sư 83 tuổi vẫn gây sốt vì sự hồng hào, khỏe khoắn, 20 năm chưa hề tái phát bệnh nhờ 3 bí quyết sống rất đáng học hỏi - Ảnh 4.

Đối với bệnh nhân ung thư, một thái độ tốt sẽ có lợi hơn cho quá trình điều trị ung thư. Bệnh nhân trước hết phải đối mặt với thực tế và tích cực hợp tác điều trị. Sau đó, đừng nghĩ mình là bệnh nhân ung thư, hãy trau dồi một vài sở thích, tìm chỗ dựa tinh thần và tìm lại niềm vui cuộc sống. Cuối cùng, chúng ta phải học cách nói chuyện với người thân và bạn bè, giải tỏa những cảm xúc tồi tệ một cách hợp lý, và đừng để nỗi phiền muộn trong lòng.

Theo Nhịp Sống Việt

(Nguồn: Sina, QQ)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Sống khỏe - 3 giờ trước

Phim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 9 giờ trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 11 giờ trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.

Top