Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tưởng bị bệnh trĩ nhưng hóa ra là triệu chứng ung thư đại trực tràng: Câu chuyện cảnh báo của bà mẹ 2 con

Thứ bảy, 10:32 16/03/2019 | Sống khỏe

Một bà mẹ ở Pennsylvania cho biết, chỉ vài tuần sau khi sinh con gái đầu lòng, cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng giai đoạn 3.

Vào năm 2015, Lauren Ricottone, ở Philadelphia, nhận thấy có dấu hiệu bất thường là đi ngoài ra máu. Chris, chồng cô, đã thúc giục cô đi khám sớm. Cuối cùng cô cũng đồng ý và lên lịch để tiến hành nội soi. Thế nhưng, đúng vào ngày thực hiện nội soi, khi các bước chuẩn bị đã xong xuôi thì cô được thông báo là đang mang thai.

Chia sẻ trên Yahoo Lifestyle, Ricottone cho biết để đảm bảo an toàn cho đứa con chưa sinh của mình, cô đã quyết định hoãn việc nội soi lại. Đến tháng 1 năm 2016, cô sinh một cô gái khỏe mạnh và đặt tên là Charlie Elizabeth.

Nhưng chỉ 2 tuần sau, Ricottone bắt đầu gặp phải các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe, đó là trong 1 lần đi vệ sinh, cô đột nhiên thấy có máu ở khắp mọi nơi, từ cả trực tràng và âm đạo. "Tôi rất chóng mặt và yếu đuối đến nỗi tôi không thể chịu đựng nổi", cô nói thêm.

Mặc dù nghĩ rằng các biểu hiện trên nhiều khả năng là do biến chứng sau sinh hoặc có thể là cô đã bị bệnh trĩ nhưng Ricottone vẫn đi làm xét nghiệm nội sôi. Kết quả chẩn đoán nghiêm trọng hơn cô nghĩ rất nhiều: Cô bị ung thư đại trực tràng giai đoạn 3B.

Ricottone đã sốc và khóc rất nhiều khi hay tin, dù gì cô cũng còn quá trẻ, mới sinh con và không có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư này.

Người mẹ trẻ sau đó đã phải trải qua ca phẫu thuật loại bỏ khối u trong đại tràng. Theo lời của bác sĩ thì đó là một khối u rất lớn và nếu để thêm vài ngày nữa thì nó có thể làm thủng ruột của cô. Sau phẫu thuật, cô trải qua 6 tháng hóa trị. Đến tháng 2 năm 2017, thời gian hóa trị đã hết nhưng một lần nữa người mẹ 37 tuổi phải nhập viện cấp cứu vì virus dạ dày. Và trong thời gian ở bệnh viện, Ricottone lại được thông báo rằng cô đã có thai - lần này là một cậu bé.

Gia đình cô Lauren Ricottone.

Vào thời điểm đó, Ricottone vẫn đang tiến hành chụp CT để đảm bảo rằng ung thư không quay trở lại. Cô đã giữ lại tất cả bản chụp CT cho đến khi cô sinh con. Tháng 9 năm 2017, cô sinh con trai Micheal. Nhưng chỉ 1 tháng sau đó, tháng 9/2017, hình ảnh chụp chiếu cho thấy ung thư của cô đã lan đến phổi của cô. Sau ít nhất một lần phẫu thuật và điều trị bằng hóa trị liệu nhiều hơn, bệnh của Ricottone đã thuyên giảm và cô duy trì được sức khỏe tốt cho tới bây giờ.

Ung thư đại trực tràng là một bệnh lý ung thư đường tiêu hóa rất phổ biến

Theo Trung tâm điều trị ung thư của Mỹ (Cancer Treatment Centers of America), giai đoạn 3B của ung thư đại trực tràng được chẩn đoán khi ung thư đã phát triển trong hoặc qua lớp ngoài cùng của đại tràng hoặc trực tràng và có thể đã lan vào các cơ quan hay mô gần đó. Điều đó cũng có nghĩa là ung thư đã lan đến tối đa 3 hạch bạch huyết gần vị trí chính, nhưng chưa lan đến các cơ quan ở xa hơn.

Ung thư đại trực tràng thường không có các triệu chứng ban đầu một cách rõ ràng, vì vậy gần 80% bệnh nhân nhận thấy rằng mình có bệnh khi đã ở giai đoạn muộn. Do đó, việc tham khảo và hiểu rõ được các triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng là điều rất cần thiết.

Các triệu chứng của ung thư đại trực tràng thường bao gồm:

- Chảy máu trực tràng,

- Người yếu hoặc mệt mỏi,

- Sụt cân không rõ nguyên nhân và

- Đau bụng dai dẳng.

Mặc dù phần lớn những người được chẩn đoán mắc loại ung thư này thường từ 50 tuổi trở lên, nhưng một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy ung thư ruột kết và ung thư trực tràng ngày càng trở nên gia tăng ở thanh niên và trung niên. [2 nhóm yếu tố tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng]

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư đại tràng là loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao, đứng hàng thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan.

Theo cơ sở dữ liệu SEER của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, tỉ lệ sống sót khoảng 5 năm đối với những người bị ung thư đại tràng giai đoạn I là 92%. Tuy nhiên, một khi ung thư đã lan sang các phần khác của cơ thể như gan, tỉ lệ này sẽ giảm đáng kể. Tỉ lệ sống tương đối 5 năm cho giai đoạn IV là khoảng 12%.

Nếu là thành viên trong gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt khi bắt gặp các triệu chứng bất thường về đường tiêu hóa và tình trạng trào ngược dạ dày.

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 15 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 23 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Top