Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tùy tiện sử dụng thuốc giun, cẩn thận mang bệnh vào người

Thứ sáu, 13:34 17/04/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Hiện nay nhiều người đang tìm mua thuốc trị giun sau khi có thông tin được cho là thuốc này có thể trị được bệnh COVID-19. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, SARS-CoV-2 chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Dùng thuốc tẩy giun sẽ có những tác dụng phụ nếu sử dụng tùy tiện...

Nhiều tác dụng phụ nguy hiểm

Thông tin các nhà khoa học Australia và Bệnh viện Hoàng gia ở Melbourne đã phát hiện ra thuốc tẩy giun sán Ivermectin có tác dụng kháng virus và có khả năng ngăn chặn sự sinh sản của SARS-CoV-2 trong nuôi cấy tế bào chỉ trong 48 giờ khiến nhiều người tìm mua dự trữ thuốc điều trị giun đề phòng bệnh COVID-19. Vì thế, giá của các loại thuốc này đã tăng theo nhu cầu của người mua.

Trước sự việc trên, ThS.BS Nguyễn Hồng Hà, chuyên gia bệnh truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Medlatec, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, bệnh COVID-19 đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị COVID-19 vẫn dựa trên phòng bệnh, điều trị triệu chứng và biến chứng. Các phương pháp điều trị chỉ mang tính hỗ trợ. Biện pháp hỗ trợ gồm hỗ trợ hô hấp như thở ôxy, thở máy, ECMO…

Các nhà khoa học và bác sĩ lâm sàng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả nước ta vẫn đang thử nghiệm để tìm loại thuốc điều trị đặc hiệu. Vì thế, người dân cần phòng chống bệnh theo khuyến cáo, chỉ định, hướng dẫn của Bộ Y tế; tuyệt đối không tin vào việc sử dụng các loại thuốc, hay phương pháp chữa bệnh chưa có hướng dẫn chính thức.

Tùy tiện sử dụng thuốc giun, cẩn thận mang bệnh vào người - Ảnh 1.

Người dân không nên tự ý mua thuốc Ivermectin vì có nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng tùy tiện. Ảnh: TL

Theo BS Nguyễn Hồng Hà, hiện Tổ chức Y tế Thế giới và nước ta cũng chưa có khuyến cáo dùng Ivermectin điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nên người dân không tùy tiện dung thuốc này. Những thông tin nghiên cứu được chia sẻ chỉ nói đến khả năng điều trị của thuốc này với COVID-19, nhưng chưa xác định chính xác được loại thuốc điều trị hữu hiệu nhất và việc nghiên cứu mới chỉ ở phòng thí nghiệm, chưa sử dụng lâm sàng trên người. Để đánh giá hiệu quả của bất kì loại thuốc điều trị bệnh nào cần phải chờ thử nghiệm lâm sàng với cỡ mẫu lên đến hàng trăm, hàng ngàn bệnh nhân mới biết có hiệu quả hay không.

PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, nguyên giảng viên khoa Dược (Trường Đại học Y dược TPHCM) khuyến cáo, mọi người cần thận trọng khi dùng thuốc Ivermectin. Thuốc Ivermectin chỉ dùng khi được chẩn đoán mắc giun chỉ. Loại thuốc này thuộc nhóm bán theo đơn, bởi thuốc có các tác dụng phụ như: Tăng men gan, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, gây ói mửa, tiêu chảy… Ngoài ra, thuốc còn tác dụng phụ không mong muốn gồm: Mày đay, các cơn động kinh, mất điều hòa, khó thở.

Thuốc sử dụng không đúng bệnh, không đúng liều lượng đều có thể gây độc. Đôi khi những loại thuốc bổ, thuốc chữa thông thường nếu dùng không đúng cũng thành thuốc độc. Vì vậy, mọi người cần thận trọng không tự ý dùng. Trước đây từng có rất nhiều người đổ xô tìm mua Tamiflu với giá "cắt cổ" để sẵn sàng điều trị cúm tại nhà. Kết quả, các cơ sở khan hiếm thuốc điều trị, các đối tượng đầu cơ lại tăng giá, còn những người đã mua được thuốc lại bỏ đi.

Làm gì phòng bệnh sau giãn cách xã hội kết thúc?

Theo BS Nguyễn Hồng Hà, hiện Việt Nam đã kiểm soát rất tốt với các ổ bệnh đã lộ ra. Dù vậy, người dân không nên vì điều này mà chủ quan khi tình hình dịch COVID-19 trên thế giới chưa khả quan.

Ngay cả khi giãn cách xã hội kết thúc, người dân vẫn tiếp tục cảnh giác với dịch bệnh. Nếu vẫn còn người lành mang virus, bệnh sẽ còn dai dẳng và có thể bùng phát các đợt dịch tiếp theo khi chưa có vaccine tăng miễn dịch cho cộng đồng.

"Người dân vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế như đeo khẩu trang, không tụ tập, đảm bảo giữ khoảng cách 2m khi tiếp xúc, rửa tay thường xuyên, khử khuẩn… Khi có các triệu chứng như sốt, ho phải khai báo y tế điện tử và liên hệ với cơ sở y tế gần nhất đế được tư vấn, hướng dẫn, xét nghiệm kịp thời. Việc tự tiện mua thuốc uống sẽ làm chậm việc phát hiện bệnh", BS Nguyễn Hồng Hà cho hay.

Những trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính với các biểu hiện sốt, ho, có thể khó thở và có một trong các yếu tố dịch tễ theo khuyến cáo của Bộ Y tế gồm: Có tiền sử đến/ở/về từ vùng có dịch trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát bệnh; tiếp xúc gần (trong vòng 2m) với trường hợp mắc, hoặc nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 gây ra. Các trường hợp này cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác, cách ly, điều trị kịp thời.

Để phòng tránh bệnh, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo người dân cần tiếp tục chú ý nâng cao sức đề kháng cho cơ thể của mình để chống chọi với các bệnh. Để có hệ miễn dịch khỏe mạnh đòi hỏi việc luyện tập thể dục, thể theo thường xuyên dù thời gian ở nhà nhiều hơn. Cùng với đó, chế độ ăn đa dạng đầy đủ chất dinh dưỡng và bữa ăn chúng ta có thể cân đối chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa…), dầu, ngũ cốc, rau xanh quả chín… Mọi người chú ý chất đạm, các vitamin A, C,D, E… các khoáng chất: sắt, kẽm, selen… cũng tham gia yếu tố miễn dịch hay vitamin nhóm B.

Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 5 giờ trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Dầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 21 giờ trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Sống khỏe - 23 giờ trước

Trà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Ngoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 1 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

3 không khi ăn mướp

3 không khi ăn mướp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bạn tuyệt đối không ăn mướp có vị đắng, nấu chưa chín hoặc đã quá già.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Căn bệnh gây đau đớn khủng khiếp, nguyên nhân một phần do ăn 'sướng miệng' và uống vitamin vô tội vạ

Căn bệnh gây đau đớn khủng khiếp, nguyên nhân một phần do ăn 'sướng miệng' và uống vitamin vô tội vạ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sỏi thận từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của hàng triệu người, gây ra những cơn đau quặn thắt và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Điều rất đáng báo động là ngoài nguyên nhân bệnh lý, sỏi thận còn có thể hình thành do thói quen ăn uống chưa khoa học và sử dụng các loại vitamin vô tội vạ.

Top