Ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo vẫn lạnh cảnh báo bệnh gì?
Cơ thể đã được ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo nhưng vẫn cảm thấy rất lạnh khó kiểm soát có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý suy giáp.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hậu, khoa Ung bướu và chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết có hai con đường chính tạo ra nhiệt trong cơ thể và hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng ở cả hai.
Cụ thể, đường sinh nhiệt cơ bản được tạo ra do quá trình đốt cháy tự nhiên của các hoạt động chuyển hóa bình thường của cơ thể như hoạt động bơm máu của tim, sản xuất ra các protein, tiêu hóa thức ăn. Đường sinh nhiệt bổ sung được sinh ra khi con đường thứ nhất không đủ giữ ấm cơ thể.
Bình thường, hoạt động chuyển hóa của cơ thể đủ để duy trì nhiệt độ cơ thể khoảng 37 độ C. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với môi trường lạnh hơn, cơ thể sẽ kích hoạt con đường sinh nhiệt thứ 2 và duy trì nhiệt độ ở mức ổn định.
"Tất cả quá trình này đều có liên quan đến tuyến giáp. Vì vậy, nếu hormone tuyến giáp bị rối loạn sẽ ảnh hưởng đến việc sinh nhiệt", ông Hậu cho biết.
Khi tế bào cảm thụ lạnh trên da cảm nhận được nhiệt độ thấp, tín hiệu sẽ được truyền về thần kinh trung ương để kích hoạt quá trình sinh nhiệt, như mặc thêm quần áo, đắp chăn, sử dụng đồ uống ấm. Đồng thời, mạch máu co lại để giảm sự mất nhiệt qua da. Ngoài ra, cơ thể cũng cần tiêu thụ mỡ để sinh nhiệt. Tuyến giáp và hệ giao cảm sẽ chi phối hoạt động này.

Điều trị bệnh lý tuyến giáp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Ảnh: BVCC
Nguyên nhân khiến các tế bào trong tuyến giáp không thể sản xuất đủ hormone là:
- Suy tuyến giáp nguyên phát: Bản thân tuyến giáp không sản xuất đủ hormone cho cơ thể.
- Suy tuyến giáp thứ phát: Sau cắt tuyến giáp toàn bộ hoặc gần toàn bộ tuyến giáp, suy trục dưới đồi, tuyến yên.
Ngoài ra, dùng quá nhiều hoặc quá ít i-ốt cũng được xem là yếu tố ảnh hưởng tuyến giáp. Bởi bộ phận này cần có i-ốt để sản xuất hormone. Nguyên tố vi lượng này đi vào cơ thể trong thức ăn, hấp thụ máu đến tuyến giáp. Vì vậy, việc hấp thu quá nhiều i-ốt có thể gây ra hoặc làm tình trạng suy giáp nặng thêm.
Theo tiến sĩ Hậu, một trong những dấu hiệu điển hình của suy giáp là lạnh khó kiểm soát. Đây là cảm giác rất lạnh dù đã sử dụng các biện pháp hỗ trợ để nâng cao thân nhiệt. Việc bổ sung hormone tuyến giáp là giải pháp quan trọng để cải thiện tình trạng này. Hormone tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm và giúp cho não, tim, cơ và các cơ quan khác hoạt động bình thường.
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác là dễ mệt mỏi hơn, tăng cân, nói khàn, da khô hơn, giảm trí nhớ, trầm cảm, nhịp tim chậm, tóc khô dễ rụng và bắt đầu bị táo bón.
Vì vậy, vào mùa lạnh, bệnh nhân suy giáp cần lưu ý cần bổ sung đúng liều lượng thuốc, giữ ấm cơ thể, sử dụng máy sưởi hoặc điều hòa sưởi. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, khẩu phần ăn cân đối. Sử dụng đồ uống nóng.

Người phụ nữ ở Phú Thọ bị suy gan cấp, nguy cơ lây cao, bác sĩ khuyến cáo có dấu hiệu này nhập viện ngay
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ khuyến cáo khi xuất hiện triệu chứng như đau tức vùng hạ sườn phải, chán ăn, sợ mỡ, mệt mỏi... cần được thăm khám, đặc biệt là kiểm tra các bệnh lý về gan mật.

Nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới vào mùa hè
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcNhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới có thể gia tăng vào mùa hè do mất nước, nhịn tiểu lâu, vệ sinh không đúng cách và quan hệ tình dục không an toàn, cần phòng ngừa kịp thời.

Bé trai 13 tuổi nguy kịch sau 2 tháng bị chó cắn vì việc làm này của người thân
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Trước đó 2 tháng, cháu bé bị chó cắn, gia đình cho uống thuốc nam. Tuy nhiên, cháu không được người thân cho tiêm phòng, không được theo dõi con chó đã cắn mình.

Bé 17 tháng tuổi ở Quảng Ninh suýt mất mạng do bất cẩn trong lúc ăn kẹo lạc
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ăn kẹo lạc, trẻ bị hóc sặc, các mảnh vỡ bao gồm các hạt lạc và kẹo lọt sâu vào cả 2 bên phế quản dẫn đến tình trạng khó thở, tím tái, suy hô hấp nặng.

Bộ Y tế thông tin mới nhất về tình hình COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát ở một số quốc gia
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Trưa ngày 14/5, Bộ Y tế có thông tin gửi các cơ quan thông tấn báo chí về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam và trên thế giới, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát cao ở một vài quốc gia, đặc biệt là ở Thái Lan.

Cô gái 27 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm: Bác sĩ cảnh báo lối sống "gây hại" của giới trẻ
Sống khỏe - 15 giờ trướcMới 27 tuổi, không bệnh nền, không tiền sử huyết áp… một cô gái trẻ suýt mất mạng chỉ sau một giấc ngủ chập chờn.

Cô gái 21 tuổi nguy kịch nhập viện vì đột quỵ, xuất huyết não, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân chính
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Việc gia tăng tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tại các nước đang phát triển là một vấn đề đáng lo ngại, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Biểu hiện cảnh báo khởi phát bệnh gút
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcBệnh gút (gout) thường xảy ra ở tuổi trung niên nhưng hiện nay xu hướng mắc bệnh đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa, nguyên nhân có thể do lối sống.

Người già cần cảnh giác với các dịch bệnh mùa hè
Y tế - 20 giờ trướcThời tiết miền Bắc bắt đầu chuyển sang nắng nóng, là điều kiện thuận lợi cho các loại virus gây bệnh lây lan… Với người cao tuổi, sức khỏe suy giảm, việc nhiễm bệnh dễ gây biến chứng nặng, nguy hiểm.

Uống nước cốt chanh nguyên chất liều cao 3- 6 quả mỗi ngày để 'thải độc, giảm cân, chữa bách bệnh', bác sĩ cảnh báo rủi ro nghiêm trọng cận kề
Sống khỏe - 20 giờ trướcGĐXH - Gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, xuất hiện nhiều hội nhóm và video cổ súy việc uống 200–500ml nước cốt chanh nguyên chất mỗi ngày (tương đương 3–6 quả chanh) để "thải độc, giảm cân, chữa bách bệnh.

Bé 15 tuổi nhập viện vì rối loạn tiền đình từ một sai lầm mà nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau một thời gian thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử (laptop, điện thoại, Ipad), bệnh nhi đã nhập viện vì bệnh tiền đình với dấu hiệu chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, nôn ói, đau đầu...