Hà Nội
23°C / 22-25°C

U lạ trong vú chưa chắc là ung thư vú

Thứ ba, 15:23 24/09/2013 | Sống khỏe

Ung thư vú luôn là nỗi ám ảnh cho chị em phụ nữ nên việc hoảng hốt, lo âu khi phát hiện mình có một cục u nhỏ ở vú là điều hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, theo Simon Marsh, một bác sĩ phẫu thuật ngực tại Bệnh viện Đại Colchester - Anh, các chị em hãy bình tĩnh, nhiều khi chưa hẳn đó là dấu hiệu của ung thư. Dưới đây là một số trường hợp mà cục lạ được tìm thấy trong vú không phải là ung thư vú như bạn nghĩ.

Cục u hình bầu dục chạy dưới da mỗi khi chạm vào

Đây có thể là u xơ tuyến vú xảy ra chủ yếu ở phụ nữ tuổi từ 20-30. Cục u được hình thành khi biểu mô tuyến và mô liên kết ở vú dính lại với nhau. Chúng giống như những hạt đậu, kích thước thường khoảng 1-2 cm, có thể di chuyển dưới da, khi sờ vào nghe cộm cộm. Những phụ nữ có mô vú "nhạy cảm" nhất dưới sự thay đổi hormone có thể dẫn đến sự tăng trưởng của u xơ tuyến vú, có khi kích thước lên đến 8-12 cm.

Khi được chẩn đoán bị bướu sợi tuyến vú, đừng quá lo lắng vì đây là một loại u lành sẽ không làm gia tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu cảm thấy đau có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.

U lạ trong vú chưa chắc là ung thư vú 1
Ảnh minh họa

Cục u cứng xảy ra sau khi bị tổn thương

Đây có thể là hoại tử mỡ (Fat necrosis). Thoạt nhìn và sờ nó giống như u ung thư, nhưng nếu bạn vừa trải qua một va chạm ở vùng ngực thì cục u có thể chỉ do chất béo bị hoại tử. Thông thường, sau khi bị sưng, bầm mô mỡ sẽ trở nên cứng lại và hình thành cục u khoảng 2-3 cm, đôi khi có cảm giác đau.

Hoại tử chất béo trông như ung thư khi chụp quang tuyến vú nên cần thực hiện sinh thiết lõi để xác định rõ. Nếu do hoại tử thì cục u sẽ dần biến mất, thời gian có thể lên đến vài năm.

Cục u xuất hiện bất thường và hơi đau

Cục u này thường xuất hiện chỉ sau một đêm, vùng da xung quanh đôi khi đỏ lên, khi di chuyển cảm thấy đau gọi là nang tuyến vú. Loại u này hay xảy ra ở phụ nữ từ 40-60 tuổi do sự thay đổi về hormone.

Một dạng khác hay gặp ở phụ nữ đang cho con bú gọi là nang sữa đóng kén (galactocoele). Những trường hợp này phải dùng kim để chọc hút hoặc phẫu thuật cắt bỏ nang.
 
Theo NLĐ
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 2 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 11 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 11 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Rospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 22 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Top