Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vì sao giá nhà tăng bất chấp đại dịch?

Thứ bảy, 07:55 10/10/2020 | Sản phẩm - Dịch vụ

Lãi suất thấp khiến giới đầu tư địa ốc đổ tiền vào nhà đất, đẩy giá nhà tăng cao bất chấp đại dịch. Cùng với đó là nhu cầu về một ngôi nhà rộng hơn vì xu hướng làm việc tại nhà.

Thị trường chứng khoán đã sụt giảm vào tháng 9 nhưng nhìn chung vẫn tăng giá trong cả năm 2020. Theo The Economist, tuy ít được chú ý hơn, bất động sản cũng là một thị trường không kém phần nổi bật. Nhiều quốc gia giàu có đang chứng kiến giá nhà ở tăng vọt bất chấp làn sóng Covid-19 thứ hai.

Trong quý II/2020, giá nhà ở tăng lên ở 8 trên tổng số 10 quốc gia có thu nhập cao và trung bình. Theo một số dữ liệu không chính thức, giá nhà tại Anh đã tăng lên mức kỷ lục vào tháng 8, trong khi giá nhà ở Mỹ và Đức tăng lần lượt 5% và 11% so với một năm trước đó.

Tại Hàn Quốc và Trung Quốc, chính quyền sở tại phải thắt chặt các quy định đối với người mua khi tốc độ tăng giá nhà đất quá nhanh.

Vì sao giá nhà tăng bất chấp đại dịch? - Ảnh 2.

Giá nhà tại các quốc gia có thu nhập cao và trung bình gia tăng bất chấp đại dịch. Ảnh: Reuters.



Lãi suất giảm

Giống với thị trường chứng khoán, giá nhà được hỗ trợ bởi những chính sách nới lỏng tiền tệ của các chính phủ. Những khoản thanh toán thế chấp sụt giảm. Cùng với đó, lãi suất giảm cũng khiến việc đầu tư địa ốc trở nên hấp dẫn hơn vì lợi nhuận của các tài sản rủi ro lao dốc.

Bên cạnh đó là các chính sách kinh tế khác như gói hỗ trợ thu nhập, giãn nợ giúp người lao động thất nghiệp không phải bán nhà. Nhật Bản đã yêu cầu các ngân hàng hoãn thu nợ gốc, trong khi Hà Lan tạm cấm tịch biên tài sản. Riêng tại Anh, số tài sản bị tịch thu giảm 93% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, khi nhân viên văn phòng làm việc tại nhà nhiều hơn, họ sẽ muốn một không gian thoải mái và tiện nghi hơn.

Vì sao giá nhà tăng bất chấp đại dịch? - Ảnh 3.

Làm việc tại nhà dẫn đến nhu cầu mua một ngôi nhà thoải mái và tiện nghi hơn. Ảnh: Reuters.



Những tác động của đại dịch đối với bất bình đẳng cũng khiến giá cả tăng vọt. Ở Mỹ, tỷ lệ cho vay dành cho những khách hàng giàu có đang tăng lên. Tại Anh, sự bùng nổ giá nhà dường như được thúc đẩy bởi cuộc chiến giữa các khách hàng đã từng mua nhà, chứ không phải những người mua lần đầu.

Nhà ở là loại tài sản lớn hơn cổ phiếu. Thị trường chứng khoán bùng nổ dẫn đến những lời chỉ trích về sự giàu có ngày càng gia tăng của các tỷ phú. Trong khi đó, giá nhà tăng cao cũng khiến một nhóm người mua chật vật với mức trả trước cao hơn.

Hệ quả lâu dài

Theo The Economist, cuộc bùng nổ giá nhà có thể hạ nhiệt khi sự hỗ trợ của các chính phủ đối với nền kinh tế giảm. Tuy nhiên, tác động của đại dịch lên lãi suất trong dài hạn vẫn khó thay đổi, cũng như nhu cầu của người tiêu dùng đối với những ngôi nhà rộng rãi hơn.

Vậy nên, giá nhà tăng cao có thể là một hệ quả lâu dài của dịch Covid-19. Điều này sẽ làm sâu sắc hơn sự căng thẳng thế hệ đã xuất hiện từ những năm 2010.

Trong những năm 2010, các chính trị gia đã thất bại trong việc chấm dứt đà tăng của giá nhà đất. Họ thường giải quyết bằng cách trợ cấp cho việc mua nhà. The Economist cho rằng điều chính phủ nên làm là cắt giảm thuế trước bạ càng nhiều càng tốt. Bởi chúng làm méo mó thị trường nhà đất.

Vì sao giá nhà tăng bất chấp đại dịch? - Ảnh 4.

Giá nhà tăng cao có thể là một hệ quả lâu dài của dịch Covid-19. Ảnh: Reuters.


Tuy nhiên, sẽ rất khó, thậm chí không thể, ngăn cản việc tăng giá nhà về lâu dài do lãi suất thấp và sự thay đổi nhu cầu của các hộ gia đình. Thay vào đó, những nhà hoạch định chính sách nên làm giảm nỗi ám ảnh của người dân đối với việc sở hữu tài sản.

Chẳng hạn, theo The Economist, có thể tạo ra một khu vực cho thuê được quản lý chặt chẽ, loại bỏ các khoản trợ cấp đối với việc sở hữu nhà và nới lỏng hạn chế về quy hoạch...

Thuế đánh vào giá trị tài sản, nhất là giá đất, cũng sẽ tăng lên. Những khoản thu như vậy còn là một cách hiệu quả giúp bù đắp thâm hụt ngân sách.

Ở một khía cạnh nào đó, mức độ tăng trưởng giá nhà thể hiện niềm tin vào triển vọng phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, sự tương phản giữa giá nhà và điều kiện lao động hiện tại sẽ khiến cuộc sống của nhiều người lao động khốn đốn hơn.

Theo Thảo Cao

Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Xu hướng - 3 giờ trước

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Cẩn trọng với thức ăn đường phố mùa lễ 30/4-1/5

Cẩn trọng với thức ăn đường phố mùa lễ 30/4-1/5

Sản phẩm - Dịch vụ - 3 giờ trước

GĐXH - Dịp lễ 30/4 – 1/5, nhiều người đã tận dụng kỳ lễ này để đi du lịch. Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến mất ATTP. Du khách cần cẩn trọng với thức ăn đường phố, ẩm thực du lịch.

Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Gỏi gà măng cụt lại sốt, bà nội trợ chen nhau lên chợ mạng gom măng cụt xanh

Giá cả thị trường - 16 giờ trước

Măng cụt xanh giá 100.000 đồng/kg khoảng 9-10 trái, loại gọt vỏ sẵn đến 600.000 đồng/kg nhưng vẫn được chốt đơn ào ào bởi món gỏi gà măng cụt đã sốt trở lại.

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Cơm nắm 'mồ hôi' nặn bằng nách cô gái trẻ, giá cao gấp 10 lần thông thường

Sản phẩm - Dịch vụ - 20 giờ trước

Cơm nắm thấm mồ hôi nách của các cô gái trẻ Nhật Bản, giá cao gấp 10 lần thông thường, hiện là món ăn gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Nhà riêng giá dưới 4 tỷ đồng ở Hà Nội, TPHCM có giao dịch tốt

Xu hướng - 23 giờ trước

So với chung cư và đất nền, nhà riêng là loại hình có mức độ quan tâm tìm kiếm khá ổn định, kể cả giai đoạn trầm lắng nhất của thị trường.

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá xăng dầu làm tăng chỉ số tiêu dùng tháng 4 và 'cú' bùng nổ giá vé máy bay

Giá cả thị trường - 23 giờ trước

GĐXH - Theo Tổng cục Thống kế, giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước; trong 8 nhóm hàng hóa dịch vụ, nhóm giao thông có chỉ số giá tăng cao nhất.

Vụ bán 500.000 đồng/3 quả dứa ở phố cổ Hà Nội: Sau trình diện, cơ quan công an sẽ làm gì?

Vụ bán 500.000 đồng/3 quả dứa ở phố cổ Hà Nội: Sau trình diện, cơ quan công an sẽ làm gì?

Bảo vệ người tiêu dùng - 23 giờ trước

GĐXH - Theo Công an phường Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), cơ quan chức năng yêu cầu người phụ nữ bán 3 quả dứa với giá 500.000 đồng cho du khách nước ngoài viết cam kết không tái phạm.

Giá vàng nhẫn hôm nay tăng vọt

Giá vàng nhẫn hôm nay tăng vọt

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

GĐXH - Sáng nay (30/4), giá vàng nhẫn bật tăng trở lại. Theo đó, giá vàng nhẫn tiến sát mốc 77 triệu đồng/lượng.

Nhiều doanh nghiệp phải đáo hạn gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản

Nhiều doanh nghiệp phải đáo hạn gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản

Sản phẩm - Dịch vụ - 1 ngày trước

GĐXH - Năm 2024, áp lực đáo hạn trái phiếu bất động sản của nhiều doanh nghiệp vẫn tương đối lớn, trong đó, nhiều doanh nghiệp sẽ phải thanh toán hàng nghìn tỷ đồng đến hạn cho nhà đầu tư.

Chỉ nặng bằng quả trứng gà, vì sao một thanh socola lại có giá hơn 12 triệu đồng?

Chỉ nặng bằng quả trứng gà, vì sao một thanh socola lại có giá hơn 12 triệu đồng?

Xu hướng - 1 ngày trước

Dù có trọng lượng chỉ bằng một quả trứng gà lớn, nhưng đây lại được coi là loại socola đắt nhất trên thế giới.

Top