Vợ nhắc chồng: Tự làm điều này trước gương 1 lần/ngày để phát hiện sớm mình có mắc ung thư tinh hoàn hay không
Chị em hãy nhắc chồng tự kiểm tra tình hoàn hàng ngày, các mẹ cũng có thể kiểm tra cho con. Nếu nhận thấy tinh hoàn sưng to, không có tinh hoàn… hãy đến các cơ sở chuyên khoa để khám và can thiệp kịp thời.
Chúng ta thường nghe nhiều về ung thư vú, ung thư phổi… mà ít khi quan tâm đến bệnh ung thư tinh hoàn. Thực tế, đây là một loại ung thư đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.
Tinh hoàn là gì? Nó là một bộ phận trong hệ sinh dục của nam giới. Nằm dưới dương vật và nằm trong một túi chứa gọi là bìu. Ung thư tinh hoàn là hiện tượng các tế bào bình thường trong tinh hoàn biến đổi và phát triển mất kiểm soát dẫn đến tạo thành các khối u.
Đàn ông ở độ tuổi 15-44 là những đối tượng có khả năng mắc ung thư tinh hoàn cao nhất. Độ tuổi trung bình khi được chẩn đoán là 33 tuổi. Một số trường hợp ngay cả trẻ vị thành niên có thể được chẩn đoán ung thư tinh hoàn (8%).
Nguyên nhân chính dẫn đến ung thư tinh hoàn là tinh hoàn ẩn, có 80-85% người có tinh hoàn ẩn bị ung thư tinh hoàn. Một số yếu tố khác gây ra bệnh là quai bị, tràn dịch màng tinh hoàn hay thoát vị bẹn.

Thực tế, việc phát hiện và phòng tránh ung thư tinh hoàn không khó. Chị em hãy nhắc chồng tự kiểm tra tình hoàn hàng ngày, hoặc cha mẹ có thể kiểm tra cho con. Nếu nhận thấy tinh hoàn sưng to, không có tinh hoàn… hãy đến các cơ sở chuyên khoa để khám và can thiệp kịp thời.
Cách tự khám tinh hoàn để phát hiện sớm ung thư do thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên (khoa ngoại - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) hướng dẫn:
Bước 1: Đứng trước gương, quan sát xem tinh hoàn có dấu hiệu sưng hay không.
Bước 2: Dùng 2 tay kiểm tra tinh hoàn, ngón giữa ở dưới và ngón cái ở trên tinh hoàn.
Bước 3: Nắn nhẹ 2 bên tinh hoàn. Nếu nhận thấy tinh hoàn không đều nhau bạn cũng không cần quá lo lắng vì đó là bình thường.
Bước 4: Kiểm tra mào tinh hoàn, đây là một ống mềm nằm phía sau tinh hoàn có nhiệm vụ chứa tinh trùng

Lưu ý:
- Vị trí phổ biến nhất của u tinh hoàn là phía hai bên, cũng có thể ở phía trước.
- Bạn có thể kiểm tra bất cứ lúc nào cảm thấy thuận lợi, đơn giản nhất là kiểm tra sau mỗi lần tắm.
- Nếu phát hiện điều gì bất thường nên đến bệnh viện chuyên khoa để khám phát hiện sớm ung thư, tránh để bệnh quá muộn vì bệnh ung thư có thể chữa khỏi ở giai đoạn sớm.

Ngoài việc tự kiểm tra tinh hoàn, đàn ông vẫn nên ghi nhớ triệu chứng của ung thư tinh hoàn để đi khám bệnh kịp thời:
- Nhận thấy có khối u nhỏ hoặc chỗ sưng nhỏ nhưng không đau ở một bên tinh hoàn.
- Cảm thấy đau, tê, khó chịu ở tinh hoàn hoặc bìu.
- Nhận ra có sự thay đổi nào đó ở vùng tinh hoàn như thấy nặng ở bìu, một bên tinh hoàn trở nên cứng chắc hơn hoặc lớn hơn bên tinh hoàn còn lại…
- Đau ở vùng bụng dưới hoặc vùng háng.
- Đột nhiên ứ, tích dịch trong bìu.
- Căng, sưng đau ngực do ảnh hưởng của hormone tiết ra từ khối u tinh hoàn.
- Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể cảm thấy tức ngực, khó thở, đau lưng, đờm lẫn máu…
- Sưng một hoặc cả hai chân.
Khi nhận thấy mình đang gặp phải bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo Helino

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 11 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 12 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.