Vụ cô giáo bị học sinh nhốt, xúc phạm ở Tuyên Quang: Khi đạo lý ‘tôn sư trọng đạo’ bị coi nhẹ
GĐXH - Qua clip cho thấy, ứng xử của giáo viên và học sinh là không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, với kỷ luật trong hoạt động giáo dục. Điều này có phần trách nhiệm của giáo viên, lãnh đạo nhà trường và của phụ huynh học sinh.
UBND huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đã có báo cáo về vụ việc học sinh chửi bới, xúc phạm cô giáo xảy ra trên địa bàn.
Theo đó, vụ việc xảy ra vào khoảng 10h30' ngày 29/11, tại Trường THCS Văn Phú (huyện Sơn Dương). Vào thời điểm trên, cô giáo Phan Thị H. (38 tuổi) vào dạy tiết ba môn âm nhạc ở lớp 7C. Khi đến giờ vào lớp, có một số học sinh vẫn ở ngoài chưa vào nên cô H. nhắc nhở. Lúc này có một vài học sinh phản ứng.
Trong giờ học, có một số học sinh xin ra ngoài nhưng cô H. không đồng ý. Sau đó giữa giáo viên và học sinh có những khúc mắc trong giờ học. Sau giờ dạy tiết thứ ba của lớp 7C, cô H. sang dạy tiết 4 tại lớp 6A. Sau tiết học, một số học sinh lớp 7C sang lớp 6A tiếp tục có phát ngôn và hành vi thiếu chuẩn mực như nói tục, xúc phạm, quay video với cô H..
Ngay sau khi nắm được thông tin, UBND huyện đã yêu cầu các đơn vị liên quan xác minh, giải quyết vụ việc. Ngày 30/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Công an huyện và các cơ quan chức năng đã làm việc và yêu cầu Trường THCS Văn Phú họp kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của giáo viên, học sinh, đề xuất biện pháp xử lý. Đến ngày 1 và 2/12, Trường THCS Văn Phú đã họp, yêu cầu giáo viên và học sinh liên quan viết tường trình sự việc.
Nói về vụ việc, Tiến sĩ Đặng Văn Cường- Ủy viên Ban chấp hành Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam bày tỏ quan điểm: Những ngày qua trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh một nữ giáo viên ở Tuyên Quang bị nhóm học sinh nhốt, xúc phạm trong lớp học và cũng có clip thể hiện giáo viên đuổi học sinh... gây ra cảnh hỗn loạn, cho thấy sự việc đã đi quá giới hạn của tình thầy trò, của văn hóa ứng xử học đường.
Cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh làm rõ nguyên nhân sự việc, làm rõ hoạt động dạy và học của cơ sở giáo dục này, đặc biệt là đối với môn học mà giáo viên trong clip đang đảm nhiệm để có hướng giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật. Qua các đoạn clip cho thấy mối quan hệ ứng xử giữa cô và trò không khác gì "ngoài đường, ngoài chợ" chứ không phải là môi trường học đường có sự "tôn sư trọng đạo".
Rõ ràng hành vi ứng xử của giáo viên và học sinh trong các clip là không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, không phù hợp với kỷ luật trong hoạt động giáo dục. Để xảy ra sự việc lộn xộn như vậy thì có phần trách nhiệm của giáo viên, lãnh đạo nhà trường và của phụ huynh học sinh.
Ngoài ra cũng cần phải xem xét xử lý kỷ luật đối với các học sinh đã vượt quá chuẩn mực đạo đức khi có những lời lẽ xúc phạm, hành vi vô lễ đối với giáo viên. Về nguyên tắc là bên nào có lỗi thì phải xử lý bên đó.

Tiến sĩ Đặng Văn Cường- Ủy viên Ban chấp hành Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam bày tỏ quan điểm về vụ việc
Sẽ rất nguy hiểm nếu như học sinh coi thường, tấn công lại thầy cô giáo ngay trong môi trường học đường. Nếu hiện tượng này diễn ra liên tục, kéo dài thì sẽ hình thành nên ý thức coi thường pháp luật, coi thường danh dự nhân phẩm của người khác của một bộ phận học sinh tại cơ sở giáo dục này. Bởi vậy những đứa trẻ đang trong độ tuổi phát triển, hình thành nhân cách, rất cần có một môi trường lành mạnh, an toàn, có văn hóa để nuôi dưỡng tâm hồn và xây dựng những chuẩn mực trong suy nghĩ và hành động.
Thực tiễn cho thấy những đứa trẻ sống trong môi trường bạo lực thì sẽ có suy nghĩ, nhận thức thiếu chuẩn mực, ảnh hưởng đến sự phát triển hình thành nhân cách và rất dễ thực hiện các hành vi lệch chuẩn, vi phạm pháp luật. Bởi vậy, cần đấu tranh loại bỏ bạo lực học đường, đặc biệt là bạo lực xảy ra giữa thầy giáo viên và học sinh.
Theo quy định tại Điều 22, Luật Giáo dục thì các hành vi bị nghiêm cấm trong trường học bao gồm: Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học; Xuyên tạc nội dung giáo dục; Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh; Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự... Tùy vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người thực hiện hành vi vi phạm luật giáo dục sẽ bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
So với trước đây thì các hình thức xử lý, kỷ luật học sinh hiện nay nhân văn hơn, hướng đến mục tiêu giáo dục cao hơn. Cụ thể theo khoản 2, Điều 38, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về các hình thức xử lý, kỷ luật học sinh như sau: Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm; Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm; Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Học sinh vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo 3 hình thức nêu trên. Ngoài các hình thức xử lý kỷ luật nêu trên, pháp luật không cho phép giáo viên, cán bộ giáo dục hoặc cơ sở giáo dục được phép thực hiện các hình thức kỷ luật nào khác, đặc biệt là nghiêm cấm sử dụng bạo lực để thay cho các hình thức xử lý kỷ luật.
Bởi vậy, nếu trong quá trình giảng dạy mà có học sinh vi phạm kỷ luật thì giáo viên có thể áp dụng từng hình thức xử lý kỷ luật theo quy định nêu trên. Quá trình áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật này thì gia đình và Ban giám hiệu nhà trường cũng sẽ đều biết, cùng tham gia vào quá trình xem xét xử lý kỷ luật học sinh. Nếu vận dụng triệt để các biện pháp này có thể tác động kịp thời với tới nhận thức và hành vi của học sinh, thể hiện sự răn đe cũng như tác dụng giáo dục đạo đức nhân cách, ý thức chấp hành kỷ luật của học sinh.
Có thể nói, kỹ năng ứng xử tình huống của giáo viên trên lớp là rất quan trọng. Giáo viên có được tôn trọng hay không, giáo dục có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng sư phạm, kỹ năng xử lý tình huống có vấn đề trên lớp.
Thực tiễn cho thấy ở cơ sở giáo dục nào mà giáo viên dạy tốt, ứng xử chuẩn mực thì học sinh sẽ quý mến, kính trọng. Ngược lại nếu giáo viên giảng dạy không tốt hoặc có thái độ ứng xử không phù hợp thì sẽ tạo ra dư luận xấu với học sinh.
Vụ bạo lực học đường trường quốc tế ở Hồ Chí Minh

Triệt phá đường dây sản xuất, mua bán khí cười quy mô lớn
Pháp luật - 25 phút trướcCông an Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây liên tỉnh sản xuất, mua bán khí N2O để phục vụ làm bóng cười tại các quán bar, karaoke trên cả nước.

Để xe 'trôi' tự do cán tử vong người đi xe máy, lái xe tải bị tạm giữ hình sự
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Trong lúc dừng chờ đèn đỏ trên quốc lộ 20, đoạn qua TP. Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), người đàn ông điều khiển xe máy bị xe tải phía sau "trôi" tự do tông trúng, cuốn vào gầm, tử vong thương tâm.

Hà Nam: Bắt giữ nhóm đối tượng lợi dụng chiêm bái xá lợi Đức Phật để trộm cắp tài sản
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Hà Nam vừa bắt giữ nhóm đối tượng về hành vi "trộm cắp tài sản" xảy ra tại chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng.

Chia sẻ cay đắng của nữ sinh viên ở Hà Nội bị lừa liên hoàn mất gần 1 tỷ đồng
Pháp luật - 5 giờ trướcNữ sinh viên năm Nhất một trường đại học ở Hà Nội đã chia sẻ cả quá trình bị thao túng tâm lý, liên tiếp dính hai cú lừa liên hoàn với kịch bản liên quan đến một vụ án về ma túy và rửa tiền phi pháp; được nhà trường chọn đi du học.

Thẩm định lại hồ sơ vụ tai nạn giao thông 8 năm trước ở Phú Quốc
Pháp luật - 7 giờ trướcDo có đơn thư khiếu nại, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang thẩm định lại hồ sơ vụ tai nạn giao thông 8 năm trước ở Phú Quốc.

Chiêu trò mạo danh nhân viên điện lực gọi điện, nhắn tin để lừa đảo
Pháp luật - 20 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản, không nhấn vào đường link lạ, không thanh toán tiền điện cho người lạ để tránh bị lừa đảo...

Kẻ từng mang án giết người sa lưới vì cho vay lãi suất 'cắt cổ' 360%/năm
Pháp luật - 1 ngày trướcCho vay tiền với lãi suất “cắt cổ” lên đến 360%/năm, Bùi Quang Tú bị công an bắt và từng có 2 tiền án, tiền sự về tội “Cố ý gây thương tích” và “Giết người”.

Vợ ra đầu thú sau khi chồng bị bắt
Pháp luật - 1 ngày trướcLiên quan đến chuyên án mang bí số 425T, lực lượng chức năng đã bắt giữ, khởi tố 5 đối tượng, trong đó có 2 vợ chồng.

Bắc Kạn: Xót xa nam sinh bị đánh hội đồng nhiều lần đến gãy xương sườn
Pháp luật - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết, trên địa bàn phường Sông Cầu, TP Bắc Kạn vừa xảy ra vụ bạo lực học đường khiến một nam sinh bị đánh gãy 3 xương sườn.

Lâm Đồng: Bắt đối tượng sử dụng tài khoản Facebook ảo ép buộc nhiều nữ sinh vào mục đích khiêu dâm
Pháp luật - 2 ngày trướcGĐXH - "Sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm", nam thanh niên ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bị bắt.

'Ẩn' dưới hầm suốt 9 tháng để trốn truy nã
Pháp luậtCông an tỉnh Lạng Sơn cho biết đã phối hợp với Công an xã Yên Lỗ và Công an xã Quang Trung, huyện Bình Gia bắt giữ Vi Văn Nam (sinh năm 1979), trú tại xã Yên Lỗ sau gần 9 tháng trốn truy nã.