Yên Tử: Pho tượng An Kỳ Sinh và những bí ẩn chờ giải mã
GiadinhNet - Trên đỉnh Yên Tử (Quảng Ninh), đoạn từ chùa Vân Tiêu đi lên chùa Đồng có một pho tượng đá mình bám đầy rong rêu, hình dáng giống một vị pháp sư đang cung kính lần tràng hạt, mặt hướng về phía Tây.
Tượng đá An Kỳ Sinh tọa lạc trên một khoảng đất khá rộng, cách tháp 7 tầng mới, điểm dừng chân cuối cùng của tuyến cáp treo Hoa Yên – Yên Tử khoảng 200m. Đây cũng chính là đoạn cao nhất trong dãy Yên Tử - nơi được mệnh danh là “non thiêng đệ nhất danh thắng”.
Là tượng đá xanh nguyên khối, lại đứng giữa đất trời hàng nghìn năm nên trên mình tượng An Kỳ Sinh bám đầy rong rêu. Thoạt nhìn, tượng là một khối đá tự nhiên, giống dáng một vị sư khoác áo chùng thâm, hai tay đang lần tràng hạt, mặt hướng về phía Tây như đang hướng về đất Phật. Không ai biết “nhà sư” đứng như thế ở đây từ bao giờ, chỉ biết rằng ngài đứng ở đây thanh thản giữa đất trời, tà áo bay trong gió như một sự hiện hữu đầy lạ kỳ.
![]() Người dân khi đi qua pho tượng đều dừng lại thành kính thắp hương để cầu xin sức khỏe. |
Quan sát kỹ thì thấy tượng được dựng đứng trên một khối đá hình nấm, dưới chân tượng được cố định bằng xi măng. Trước mặt tượng được xây một bệ thờ ba bậc, bằng xi măng. Bậc trên cùng của bệ thờ đặt một bát hương bằng đá, có nhiều họa tiết hoa văn rất cổ kính, hai bậc giữa và cuối cũng bám đầy rong rêu và đã bị bào mòn bởi thời gian. Bên phải tượng An Kỳ Sinh có một bệ thờ nhỏ, đắp bằng xi măng. Không ai biết đích xác đó là bệ thờ ai, chỉ nghe tương truyền đó là bệ thờ một trong hai vị đệ tử của đạo sỹ An Kỳ Sinh từng theo ông học đạo trên vùng núi Yên Tử này. Bên trái tượng có một biển bằng xi măng cắm trên một cột bê tông hình chữ nhật, nét chữ khắc lõm phết sơn vàng ghi: “Tượng An Kỳ Sinh – di tích có giá trị, đã được xếp hạng bảo vệ, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm”.
Theo PGS Nguyễn Duy Hinh – người đã từng bỏ rất nhiều tâm sức và thời gian để nghiên cứu về nhân vật An Kỳ Sinh và pho tượng đá kỳ lạ này thì thì trước đây, khu di tích này là một quần thể gồm một tượng đá đứng và hai ngôi mộ hình chữ nhật có núm nhô lên như hình hoa sen, đắp cao khoảng hơn 10cm. Xung quanh có kè đá che chắn khá kiên cố. Nhiều người dân ở đây cho hay, đó chính là tượng An Kỳ Sinh và hai ngôi mộ của hai học trò từng theo ông học đạo. Tượng tuy có hình dạng giống người nhưng lại không phải là đá mọc tự nhiên mà là do con người dựng- Chính vì thế dưới chân tượng mới có nhiều khối đá lớn như bệ để giữ cho tượng không bị đổ. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy ở phần ngực tượng có một khung hình chữ nhật khắc lõm và một số vết khắc chữ Hán, qua năm tháng có thể đã bị mờ. Theo phỏng đoán của PGS Hinh thì đó có thể là ngày xưa khi đặt tượng người ta đã khắc tên An Kỳ Sinh như một cách “yểm tâm tượng” thường thấy trong dân gian. Đó cũng chính là dấu vết của một sự gia công của người sau. Gần tượng xưa còn có động Dược am và Thung am (am thuốc và am luyện thuốc) tương truyền là nơi đạo sĩ An Kỳ Sinh và các học trò luyện thuốc trường sinh.
Một điều rất lạ là đoạn từ tháp 7 tầng đi lên chùa Đồng, đoạn nào cũng dốc, đá núi lởm chởm thì chỗ đặt tượng thờ An Kỳ Sinh lại bằng phẳng mặc dù rộng chưa đầy 100m2. Theo nhiều người bán hàng ở đây cho biết, chỉ duy nhất ở đoạn này, trên hành trình lên chùa Đồng không bao giờ xảy ra cảnh chen lấn, xô đẩy. Khi đi qua đoạn này, du khách thập phương thường kiên nhẫn đứng lại, chờ đến lượt mình được vào lễ bái chứ không tranh giành nhau như ở chùa dưới. Nhiều người cho rằng An Kỳ Sinh là một vị đạo sĩ chuyên luyện thuốc cứu người nên khi đi qua đây người đi chùa thường lấy một tờ tiền mới, chà lên mình tượng để cầu sức khỏe. Nhiều người dân còn đồn thổi: Có người khi mắc bệnh hiểm nghèo, vô phương cứu chữa đã đến đây lập đàn cúng tế, xin cho bệnh tật tiêu tan, tai qua nạn khỏi đã rất linh ứng (?!).
Từ trước đến nay, nhiều người vẫn tin rằng tượng đá kỳ lạ này chính là hiện thân của An Kỳ Sinh nhưng không ai biết An Kỳ Sinh là người nước nào và vì sao ông lại đến Yên Tử? Cũng có người từng đưa ra giả thiết: An Kỳ Sinh không phải là đạo sĩ mà là một vị thiền sư, sau khi đi truyền đạo đến Yên Tử thấy cảnh sắc nơi đây hùng vĩ liền dừng chân lập am hành đạo. Chính vì thế mà người ta lấy tên ông để đặt tên cho cả dãy Yên Tử này (Theo sách An Nam Chí của Cao Hùng Trưng, núi Yên Tử ban đầu có tên là Tượng Đầu sơn).
Còn theo PGS Nguyễn Duy Hinh thì ông đã từng tìm hiểu rất nhiều sách vở và tài liệu cổ của Việt Nam lẫn Trung Hoa để lần tìm dấu vết của An Kỳ Sinh, song đây là một nhân vật có hành tung “ẩn tàng” khá ly kỳ.
Sách “Lịch triều hiến chương loại chí” của nhà sử học Phan Huy Chú có dẫn bài thơ “Thủy văn tùy bút” của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Bài thơ này có nhắc đến Yên Kỳ Sinh như một vị tiên giả từng tu luyện linh đan trên đỉnh cao nhất của Yên Tử. Như vậy, ngay từ thời Trần trên núi Yên Tử đã có di tích An Kỳ Sinh, đó là một bằng chứng thực tế có thể tin tưởng được và như vậy có nghĩa là pho tượng đã này có tuổi đời khá lâu trước đó.
Về nguồn gốc của vị đạo sỹ họ Yên này, PGS Hinh cho biết, theo sách “Liệt tiên truyện” của Trung Quốc thì Yên Kỳ Sinh là người Phụ Hương ở Lang Gia (vùng Chư Thành, tỉnh Sơn Đông ngày nay), chuyên bán thuốc ven biển Đông Hải, người bấy giờ gọi là Thiên Tuế Ông. Tần Thủy Hoàng đi tuần phương Đông đã từng nói chuyện với ông rồi tặng ông kim hoàng cùng ngọc bích. Không hiểu sao sau đó ông bỏ lại số quà tặng quí báu này trong đình Phụ Hương rồi để lại một bức thư, một đôi giày bằng xích ngọc để báo đáp và dặn Tần Thủy Hoàng mấy năm sau hãy đến tìm ông ở núi Bồng Lai. Theo lời dặn, mấy năm sau Tần Thủy Hoàng sai Từ Thị (Từ Phúc), Lô Sinh đem mấy trăm người ra biển tìm ông nhưng chưa đến núi Bồng Lai thì gặp bão nên phải quay về. Tần Thủy Hoàng cho lập hơn 10 chỗ thờ ông ở đình Phụ Hương và ven biển Đông Hải. Nhà Tần mất, ông ở cùng người bạn thân là Khoái Thông. Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ từng mời ông ra làm quan, ông bèn đi nơi khác, không biết chết ở đâu.
![]() PGS Nguyễn Duy Hinh - Người đã có nhiều năm nghiên cứu về tôn giáo Việt Nam. |
Cũng theo PGS Hinh thì trong sách “Đại Nam nhất thống chí” của Việt Nam từng nhắc đến loại cây thạch xương bồ (tương truyền là một loại kỳ dược, có thể chữa được bách bệnh) mọc khá nhiều trên đỉnh núi các vùng Sơn Tây (Hà Tây), Tam Dương và Lập Thạch (thuộc vùng đất Quảng Ninh và Phú Thọ ngày nay). Như vậy, khả năng Yên Kỳ Sinh từng tìm đến Yên Tử để tìm cây thạch xương bồ cứu người hoặc luyện linh đan, sau đó ở lại nơi đây tu luyện là có thể xảy ra.
“Thêm vào đó, dười thời Tần Hán con đường giao thương giữa Giao Châu với các miền ven biển Đông Hải khá thuận lợi. Những di tích khảo cổ học thời Ân Thương ở Quảng Đông và Việt Nam đã chứng tỏ mối quan hệ khó tưởng giữa hai nước. Cho nên, khả năng Yên Kỳ Sinh theo đường biển, vượt biên giới đến Yên Tử vào thứ kỷ III trước CN để tìm cây thuốc chữa bệnh cứu người hoặc tìm một vùng đất thiêng để luyện linh đan là có thể chấp nhận” – PGS Hinh cho biết.
Về pho tượng đá An Kỳ Sinh, PGS Hinh từng nhận định rằng đây là một di tích ngoài trời mang tính dân gian, hoặc do môn đệ của Yên Kỳ Sinh lập nên hoặc do nhân dân tạo dựng để dánh dấu sự có mặt của Yên Kỳ Sinh và môn phái của ông trên đỉnh núi này. “Còn việc chỉ có mộ của học trò mà không có mộ của ông, có thể lý giải do Yên Kỳ Sinh là tiên nên bay lên trời chứ không chết nên không có mộ. Hoặc cũng có thể môn đồ của của ông đến đây luyện linh đan rồi chết, mộ của họ còn đó và bên cạnh là tượng thờ tổ sư” – PGS Hinh nói. |

Tập mới nhất phim 'Cha tôi, người ở lại': Đại 'quay xe' nhờ Nguyên ủng hộ yêu An, Quyên phũ phàng với con vì bị đe dọa
Xem - nghe - đọc - 2 giờ trướcGĐXH - Khác hẳn với thái độ tự tin, thách thức trước đó, khi thấy Nguyên và An có điều khác thường, Đại liền bất ngờ xuống nước nhờ vả Nguyên.

Cuộc sống của 'bông hoa phố núi' sau 7 năm bước ra từ 'Thần tượng Bolero'
Giải trí - 3 giờ trướcNữ ca sĩ Hoàng Hải để dấu ấn trong lòng khán giả nhờ giọng hát mộc mạc, truyền cảm và câu chuyện đầy nghị lực của một cô nông dân đam mê âm nhạc.

Ca sĩ Trọng Tấn tự nhận sợ vợ, tiết lộ thời điểm khó khăn nhất
Câu chuyện văn hóa - 5 giờ trướcCa sĩ Trọng Tấn nói thời điểm khó khăn nhất là khi anh phải quyết định dừng công tác tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Nữ diễn viên từng có cát-xê 15 cây vàng và cuộc tình dang dở với nam tài tử, hiện có cuộc sống ra sao ở tuổi U50?
Giải trí - 17 giờ trướcGĐXH - Diễn viên Y Phụng từng nhận cát-xê 15 cây vàng, tên tuổi đình đám những năm 1990 hiện có cuộc sống hôn nhân kín tiếng bên người chồng thứ 2 ở Mỹ.

Ca sĩ Chi Pu lần đầu hé lộ gia thế gây bất ngờ
Giải trí - 19 giờ trướcNữ ca sĩ gây bất ngờ khi lần đầu tiết lộ gia đình có truyền thống quân nhân, có đến 3 thành viên trong nhà là Đại tá.

Hai nhóc tỳ nhà nam MC nổi tiếng VTV gây chú ý với bộ ảnh kỷ niệm hướng tới ngày 30/4
Giải trí - 22 giờ trướcGĐXH - Hai nhóc tỳ nhà MC Hạnh Phúc nhận được nhiều lời khen khi cùng bố mẹ thực hiện bộ ảnh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

'Cha tôi, người ở lại' mới nhất (tập 31): Việt thêm thất vọng về mẹ, Đại hụt hẫng khi thấy Nguyên chăm sóc cho An
Xem - nghe - đọc - 23 giờ trướcGĐXH - Việt nhận cuộc gọi của mẹ Quyên kể về cuộc sống đang hạnh phúc. Còn Đại hụt hẫng chứng kiến cảnh Nguyên chăm sóc cho An.

Người cựu chiến binh đi xe máy hơn ngàn km xem "concert quốc gia"
Xem - nghe - đọc - 23 giờ trước"Hòa bình trên khắp mọi nẻo đường Tổ quốc thật đẹp”, ông Trần Văn Thanh chia sẻ trong chương trình cầu truyền Vang mãi khúc khải hoàn.

Hoa hậu Ngọc Hân, Hòa Minzy 'gây sốt' với hình ảnh đẹp hướng tới Đại lễ 30/4
Giải trí - 1 ngày trướcGĐXH - Hướng tới Đại lễ 30/4, Hoa hậu Ngọc Hân cùng hai em nhỏ cầm cờ bên đài tưởng niệm; Hòa Minzy và Hứa Vĩ Văn có hành động ý nghĩa khi kêu gọi mọi người "không xả rác".

VTV Đặc biệt 'Buổi phát sóng lịch sử': Hé lộ nhiều tư liệu lịch sử quý giá
Xem - nghe - đọc - 1 ngày trướcBộ phim VTV Đặc biệt sẽ kể lại câu chuyện tín hiệu vô tuyến truyền hình Việt Nam lên sóng khắp miền Nam bằng chính hệ thống truyền hình của chế độ cũ vào ngày 1/5/1975.

Nam diễn viên từng nhận 60 cây vàng mỗi phim, tuổi U60 lịch lãm sống an yên nhưng khán giả vẫn tiếc nuối một điều
Giải tríGĐXH - Diễn viên Lý Hùng được mệnh danh là tài tử điện ảnh Việt Nam từng khiến bao trái tim thế hệ 7X, 8X thổn thức và ngưỡng mộ.