15 dấu hiệu cảnh báo ung thư
Khi phát hiện mắc bệnh ung thư, đa phần đã ở giai đoạn muộn. Khi phát hiện muộn sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn.
Khi phát hiện mắc bệnh ung thư, đa phần đã ở giai đoạn muộn. Khi phát hiện muộn sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn. Có những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể mà bạn cần biết để có thể đi khám bệnh sớm nhằm phát hiện bệnh ung thư ở giai đoạn đầu.
1. Sự thay đổi bất thường trên da
Nếu bạn thấy xuất hiện trên da những đốm mọc bất thường về hình dáng, kích thước, màu sắc... nhìn không giống như những đốm khác trên cơ thể, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để làm sinh thiết da, tầm soát ung thư da.
2. Ho dai dẳng, kéo dài
Rất hiếm khi ho dai dẳng, kéo dài lại là dấu hiệu cảnh báo ung thư, thường các dấu hiệu này là do chảy dịch sau mũi, hen suyễn, trào ngược thực quản, nhiễm trùng... nhưng nếu sau khi được điều trị mà bệnh không thuyên giảm hoặc ho ra máu, nhất là khi bạn không phải là người hút thuốc lá thì nên đến gặp bác sĩ, có thể bạn sẽ được cấy đờm hoặc làm các xét nghiệm, chụp chiếu… cận lâm sàng để rà soát ung thư phổi.
3. Biến đổi bất thường ở vùng vú
Những bất thường ở vùng vú như: đau, chảy dịch, chảy máu ở núm vú, có vệt đỏ hoặc dày lên... đó là những cảnh báo quan trọng, dù không phải tất cả các trường hợp đều là ung thư vú, bạn cũng nên đến bác sĩ để chụp nhũ ảnh, MRI hoặc làm sinh thiết để được loại trừ hoặc chẩn đoán bệnh ung thư vú sớm.
4. Đầy hơi, trướng bụng
Khi bạn bị stress, rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn uống, bạn có thể bị căng trướng bụng, đầy hơi... nhưng nếu triệu chứng này nếu không thuyên giảm kèm theo bạn bị mệt mỏi, đầy hơi, đau lưng thì nên kiểm tra ngay. Phụ nữ thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng cũng là dấu hiệu cần phải nghĩ đến là ung thư buồng trứng... cần đến bác sĩ để được khám nghiệm tìm nguyên nhân.

Nổ bất thường trên da.
5. Đi tiểu bất thường
Đàn ông có tuổi thường hay gặp vấn đề đường tiết niệu như đi tiểu lắt nhắt, nhiều lần... thường là dấu hiệu của phì đại tiền liệt tuyến, nhưng cũng có thể là ung thư, bạn cần đến bác sĩ để làm PSA test (xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu với tiền liệt tuyến) để được phát hiện bệnh sớm.
6. Nổi hạch to trên cơ thể
Hãy nói cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn nhìn thấy những hạt nhỏ cứng, hình hạt đậu... sưng, nổi to lên ở cổ, nách, háng hoặc nơi nào đó trên cơ thể - cũng có thể là bạn bị nhiễm trùng do cảm lạnh, viêm họng do streptococcus - nhưng cũng có thể là bạn bị bệnh bạch cầu, ung thư máu. Do đó, cần phải tầm soát sớm.
7. Đại, tiểu tiện ra máu
Đi tiểu ra máu cũng có thể là do bị trĩ nhưng cũng là dấu hiệu của ung thư ruột kết. Đi tiểu ra máu có thể là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu nhưng cũng phải nghĩ đến thận, ung thư bàng quang. Do vậy, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra một cách kỹ càng.
8. Tinh hoàn bất thường
Đến bác sĩ ngay nếu bạn thấy tinh hoàn có khối u hoặc sưng lên. Thông thường thì ung thư tinh hoàn có những khối u nhô lên không đau, cảm giác nặng ở bụng dưới hoặc ở bìu. Bác sĩ sẽ khám nghiệm, cho chụp cắt lớp để tìm nguyên nhân.
9. Nuốt khó
Cảm cúm thông thường, trào ngược dạ dày thực quản do tăng tiết dịch vị hoặc khi bạn sử dụng một số thuốc… sẽ làm bạn khó nuốt, vướng vùng hầu họng... Nhưng nếu triệu chứng trên không biến chuyển tốt khi bạn đã điều trị bằng các thuốc antacid thì nên đến bác sĩ để được tư vấn. Nuốt khó cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng, ung thư thực quản…
10. Xuất huyết âm đạo bất thường
Ra máu bất thường ở âm đạo mà không phải ở chu kỳ kinh nguyệt, ra máu sau quan hệ tình dục hoặc dịch âm đạo có máu... có thể nghĩ đến u xơ tử cung, do tác dụng ngoại ý của một số thuốc ngừa thai... nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư tử cung, âm đạo. Nếu bạn đã mãn kinh nhưng vẫn xuất huyết bất thường thì đây chính là dấu hiệu bạn cần phải đến bệnh viện khám ngay.
11. Mảng trắng, đỏ ở miệng
Hầu hết các thay đổi ở vùng miệng, hơi thở hôi, viêm loét miệng... không nghiêm trọng, nhưng nếu xuất hiện những mảng trắng, đỏ, đau mà không thể lành được sau 2 tuần, nhất là khi bạn có hút thuốc thì nên đến gặp bác sĩ ngay vì đó chính là dấu hiệu của ung thư họng. Bạn cũng cần lưu ý thêm nếu thấy khối u nổi lên trong má, hàm cử động khó khăn, đau.
12. Sụt cân trên 5kg/tháng không rõ nguyên nhân
Đương nhiên là bạn sẽ giảm cân khi ăn kiêng, luyện tập thể dục thể thao hoặc bị một bệnh lý nào đó như: stress, bướu cổ... nhưng sẽ là bất thường nếu bạn bị sụt khoảng 5kg/tháng mà không biết vì nguyên nhân gì. Đây cũng có thể là dấu hiệu tiên khởi của ung thư tụy, ung thư dạ dày, thực quản hoặc ung thư phổi.
13. Sốt không đáp ứng với điều trị thông thường
Sốt là phản ứng của cơ thể để chống lại một nhiễm khuẩn nào đó, cũng có thể là do tác dụng ngoại ý của một loại thuốc nào đó mà bệnh nhân đang dùng... Không phải quá lo lắng, nhưng nếu sốt không thuyên giảm, không đáp ứng với các điều trị thông thường, không rõ nguyên nhân... thì ung thư máu là điều cũng phải nghĩ đến.
14. Nóng rát vùng thượng vị, khó tiêu
Hầu như ai cũng có lúc gặp phải chứng khó tiêu, nóng rát vùng thượng vị do chế độ ăn uống, do stress... nhưng khi bạn đã thay đổi lối sống mà các biểu hiện trên vẫn không cải thiện, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám tìm nguyên nhân. Đó cũng có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày.
15. Mệt mỏi, suy nhược kéo dài
Trong cuộc sống có nhiều điều khiến bạn mệt mỏi, hầu như không có gì là nghiêm trọng lắm, nhưng nếu bạn thường xuyên mệt mỏi, suy nhược, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý... cũng không làm bạn hồi phục thì nên đến gặp bác sĩ để được chăm sóc và điều trị. Mệt mỏi, suy nhược kéo dài là một trong những dấu hiệu cảnh báo của bệnh bạch cầu, ung thư kết tràng, ung thư dạ dày... Chúng gây mất máu và làm cho bạn rất mệt mỏi.
Theo Vietnamnet

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 14 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 22 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.