2 loại đồ uống rút ngắn tuổi thọ cực nhanh nhưng nhiều người Việt vẫn thích mê
Đây là hai loại đồ uống quen thuộc được nhiều người sử dụng nhưng lại có thể đem đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Cơ thể chúng ta cần bổ sung nước để duy trì hoạt động hiệu quả. Thói quen dùng các thức uống lành mạnh có thể đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng ngược lại các loại thức uống không lành mạnh cũng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
Đồ uống chứa cồn
Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Việt Nam xếp thứ hai trong các nước khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người. Tình trạng uống quá độ đến mức nguy hại cũng đang rất phổ biến ở người trưởng thành Việt Nam.
Rượu bia hay đồ uống có cồn từ lâu đã được biết đến là có thể gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng uống đồ uống có cồn hàng ngày còn có thể rút ngắn tuổi thọ.
Theo đó, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu thói quen uống rượu của gần 600.000 người ở 19 quốc gia khác nhau, trong đó khoảng 50% báo cáo uống hơn 100 gam mỗi tuần và 8,4% uống hơn 350 gam mỗi tuần.
Kết quả cho thấy những người uống từ 100-200g đồ uống có cồn/tuần sẽ giảm 6 tháng tuổi thọ. Những người uống 200-350g đồ uống có cồn/tuần có thể giảm từ 1-2 năm tuổi thọ và những người uống hơn 350g rượu bia/tuần có thể giảm 4-5 năm tuổi thọ.
Người đứng đầu nghiên cứu Angela Wood, nhà thống kê sinh học từ Đại học Cambridge cho biết, nếu bạn giảm lượng đồ uống có cồn xuống, bạn có thể sống lâu hơn. Bởi những người uống nhiều rượu bia có nguy cơ cao bị đột quỵ, suy tim, tăng huyết áp hoặc phình động mạch chủ gây tử vong cao hơn.
Tiến sĩ Dan G. Blazer tại Đại học Duke, Mỹ, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu bia thực sự có liên quan đến tuổi thọ thấp hơn và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng”.

Ảnh minh họa.
Đồ uống có đường
Tỷ lệ sử dụng đồ uống có đường ở Việt Nam đang tăng nhanh. Theo thống kê, năm 2002, trung bình mỗi người Việt chỉ tiêu thụ 6,04 lít/năm đồ uống có đường thì năm 2021 con số này đã tăng lên thành 55,78 lít/năm. Như vậy, sau gần 20 năm, tỷ lệ sử dụng đồ uống có đường ở nước ta đã tăng gấp 10 lần.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo đồ uống có đường là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thừa cân và béo phì, là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường.... Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra những tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe.
Cụ thể, một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Circulation đã sử dụng dữ liệu của 80.500 phụ nữ và gần 40.000 nam giới chỉ ra rằng những phụ nữ uống hơn 2 phần đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 63% so với những phụ nữ uống đồ uống có đường ít hơn 1 lần/tháng. Tương tự, nam giới uống hơn 2 phần đồ uống có đường mỗi ngày có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 29%.
Ngoài ra, Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo thường xuyên uống các loại đồ uống chứa đường nhân tạo mỗi ngày có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ do cục máu đông, đau tim và tử vong sớm.
Thêm nữa, đồ uống có đường cũng được xem là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy. Một nghiên cứu trên 60.000 người trưởng thành đã phát hiện ra rằng những người uống từ 2 cốc đồ uống có đường trở lên mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy cao hơn 87% so với những người không uống.

Ảnh minh họa.
Đồ uống có cồn và đồ uống có cồn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì vậy, mọi người cần hạn chế tiêu thụ quá nhiều hoặc quá thường xuyên hai loại nước này để bảo vệ sức khoẻ của bản thân.


Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Y tế - 38 phút trướcGĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Bộ Y tế vào cuộc vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo đánh đập, ném vào tường ở trường mầm non
Mẹ và bé - 4 giờ trướcGĐXH – Liên quan đến vụ việc bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành tại Trường Mầm non Gia Thụy, ngày 11/7, Cục Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về vụ việc này.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng
Y tế - 6 giờ trướcMong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Người đàn ông 44 tuổi ở TPHCM ngưng tim lúc nửa đêm, thoát chết nhờ vợ nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông 44 tuổi vừa thoát chết nhờ vợ nhanh trí, ép tim sơ cứu chồng ngừng tim lúc nửa đêm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bạn muốn sống lâu hơn sau 60 tuổi, cần tuân thủ 7 điều 'lười biếng' này
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - 7 điều "lười biếng" này thực chất là một thái độ sống chứa đựng trí tuệ sâu sắc và tôn trọng, quan tâm đến sức khỏe.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.

Mẹ hiến tạng cứu sống con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân suy thận được ghép thận trái từ người cho là mẹ ruột, đồng thời cắt bỏ thận phải tận gốc để ngăn ngừa nguy cơ ung thư hóa do đột biến gen.

Bé gái hơn 2 tuổi nhập viện gấp do tai nạn tại nhà hay gặp ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, gói thuốc mà trẻ uống được xác định là thuốc diệt nấm chứa hoạt chất Hexaconazole – một loại thuốc sinh học dạng lỏng có thể gây ngộ độc ở trẻ nhỏ nếu uống nhầm với liều lượng lớn.

Người đàn ông nhập viện sau 14 ngày ăn bún vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Trong lúc ăn bún chay (có đậu phộng), người bệnh bất ngờ xuất hiện cơn ho sặc dữ dội. Sau khi nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là nửa hạt đậu phộng trong phế quản của nạn nhân.