Hà Nội
23°C / 22-25°C

4 nguyên tắc quan trọng giúp phòng bệnh trong thời tiết nồm ẩm

Chủ nhật, 19:00 16/02/2025 | Sống khỏe

GĐXH – Theo thống kê, hiện nay, số ca nhập viện do các bệnh liên quan đến đường hô hấp có xu hướng gia tăng, trong đó, chủ yếu là các ca nhiễm cúm A. Đáng chú ý, nhiều trường hợp nhập viện với biến chứng nặng.

Miền Bắc đang trải qua những ngày thời tiết mưa phùn, nồm ẩm kéo dài. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm tăng cao làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, nhất là với những người có bệnh nền, người có sức đề kháng kém, người cao tuổi và trẻ nhỏ.

Theo TS.BS Trần Quang Thắng, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, trong điều kiện thời tiết thay đổi từ mùa đông sang mùa xuân với độ ẩm cao, nhiệt độ thấp khiến người cao tuổi dễ mắc nhiễm trùng, đặc biệt là cúm mùa và các loại vi khuẩn đường hô hấp như phế cầu.

Khi các tác nhân này gây bệnh sẽ làm phức tạp các bệnh lý nền như đái tháo đường, suy thận, tăng huyết áp, bệnh phổi mạn tính, làm cho các bệnh lý này dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm, cũng như đe dọa đến tính mạng người cao tuổi.

4 nguyên tắc quan trọng giúp phòng bệnh trong thời tiết nồm ẩm- Ảnh 1.

Bệnh nhân mắc cúm A đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ảnh: BVCC.

Theo thống kê tại nhiều bệnh viện, số ca nhập viện do các bệnh liên quan đến đường hô hấp có xu hướng gia tăng, trong đó, chủ yếu là các ca nhiễm cúm A. Đáng chú ý, nhiều trường hợp nhập viện với biến chứng nặng.

Đơn cử, tại Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), khoảng 1 tuần đầu tháng 2/2025, bệnh viện tiếp nhận khoảng 100 trường hợp mắc cúm A, cao hơn nhiều so cùng kỳ năm 2024. Trong đó, người mắc chủ yếu là trẻ em và người cao tuổi. Những bệnh nhân mắc cúm A phải nhập viện thường có biểu hiện bệnh nặng, biến chứng viêm phổi.

Tại Khoa Bệnh lây đường hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân cúm A nặng, trong đó đa số là người cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền kết hợp và một số trường hợp là phụ nữ mang thai.

Một số bệnh dễ gặp trong thời tiết nồm ẩm

Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, một số bệnh dễ mắc khi thời tiết mưa phùn, nồm ẩm là:

Cúm mùa: Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm (A/H1N1, A/H3N2, B, C) gây ra. Virus cúm lây lan nhanh qua đường hô hấp thông qua giọt bắn khi ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc với bề mặt nhiễm virus. Bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa đông - xuân do điều kiện thời tiết lạnh ẩm, thuận lợi cho virus phát triển.

Thủy đậu: Bệnh xuất hiện các nốt nhỏ mọc khắp cơ thể, gây ra bởi virus Varicella Zoster. Thời tiết ẩm làm cho các mụn nước lây lan nhanh, khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh không nguy hiểm nhưng cần điều trị đúng cách tránh nhiễm trùng, để lại sẹo.

Bệnh sởi: Thường bùng phát vào những ngày thời tiết ẩm ướt, tuy lành tính nhưng không được điều trị kịp thời lại gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn tới tử vong.

Sốt virus: Đây là bệnh khá phổ biến khi thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường. Sốt virus không quá nguy hiểm, thường tự diễn biến và khỏi trong vòng 5-7 ngày, tuy nhiên, sốt virus rất dễ lây lan từ người bệnh sang cộng đồng, đặc biệt là những người tiếp xúc gần trong gia đình hoặc môi trường làm việc.

4 nguyên tắc quan trọng giúp phòng bệnh trong thời tiết nồm ẩm- Ảnh 2.

Nhiều bệnh gia tăng trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, một số bệnh lý phát tán mạnh trong không khí có độ ẩm cao có thể kể đến như: viêm phổi, hen phế quản, hen suyễn, viêm mũi dị ứng hay bệnh về da liễu như viêm da, dị ứng hoặc đau mắt đỏ, tiêu chảy cấp khi ăn thức ăn bảo quản không đúng cách.

Biện pháp phòng bệnh khi thời tiết nồm ẩm

Để phòng bệnh trong thời tiết giao mùa, nhất là khi mưa phùn, nồm ẩm, các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường

- Giữ vệ sinh thân thể thường xuyên, giữ ấm cơ thể khi ra ngoài trong thời tiết lạnh; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi; che miệng khi ho/hắt hơi bằng khăn giấy/khuỷu tay, bỏ khăn đúng nơi quy định; đeo khẩu trang ở nơi đông người, khi tiếp xúc với người bệnh.

Khi nồm ẩm, dùng bàn là, máy sấy quần áo khô hẳn trước khi mặc để tránh nấm mốc và các bệnh ngoài da.

- Làm sạch và giữ thông thoáng không gian trong nhà bằng cách sử dụng điều hoà nhiệt độ, máy hút ẩm, dùng khăn khô lau sàn, duy trì độ ẩm không khí ở mức 40-60% là tốt nhất. Hạn chế mở cửa đề ngăn không khí ẩm nồm vào nhà. Vệ sinh nhà cửa, lau chùi vật dụng bằng hóa chất diệt khuẩn.

Tăng cường sức đề kháng

- Ăn uống đủ chất: Bổ sung vitamin C, kẽm, rau xanh, trái cây; giữ ấm cơ thể, uống nước ấm, tránh ăn uống đồ lạnh.

- Tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. 

Hạn chế tiếp xúc nguồn lây bệnh

- Tránh tụ tập nơi đông người; giữ khoảng cách tối thiểu 1–2m với người nghi nhiễm bệnh; cách ly người bệnh tại phòng riêng, đeo khẩu trang khi chăm sóc.

- Những người có bệnh mạn tính cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, duy trì đơn thuốc và các biện pháp kiểm soát bệnh tốt, không để yếu tố môi trường kích thích bệnh phát tác. 

Tiêm vaccine phòng bệnh

Theo các chuyên gia, vaccine là biện pháp hiệu quả nhất giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng.

Đối với cúm mùa, những người thuộc nhóm nguy cơ cao: nhân viên y tế, trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, người già trên 65 tuổi, phụ nữ có thai nên tiêm cúm hàng năm. Thời điểm tiêm tốt nhất: Trước mùa dịch (tháng 3–4 hoặc 10–11).

Đối với bệnh sởi, bố mẹ nên cho con đi tiêm vaccine phòng sởi ngay từ khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại sởi mũi 2 + rubella khi trẻ đủ 18 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng.

Cảnh giác với tin giả "biến thể Covid - Omicron mới độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần"Cảnh giác với tin giả 'biến thể Covid - Omicron mới độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần'

GĐXH – Theo các nguồn tin quốc tế và nhận định của các chuyên gia, thông tin biến thể Covid - Omicron mới độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần là tin giả, gây hoang mang dư luận.

Bị cúm, khi nào dùng Tamiflu? Những ai không nên dùng thuốc này?Bị cúm, khi nào dùng Tamiflu? Những ai không nên dùng thuốc này?

GĐXH – Theo các chuyên gia, Tamiflu không phải là “thần dược” trị cúm. Việc lạm dụng Tamiflu có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe như hiện tượng kháng thuốc này ngày càng tăng.

Chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà cần làm gì để bệnh nhanh khỏi, tránh gặp biến chứng?Chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà cần làm gì để bệnh nhanh khỏi, tránh gặp biến chứng?

GĐXH - Khi trẻ mắc cúm, cha mẹ cần tuân thủ chăm sóc trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, các thuốc được sử dụng cho trẻ phải do bác sĩ chỉ định, cha mẹ không được tự ý mua thuốc dùng cho con.

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này

Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ cho biết tình trạng ung thư của người bệnh đang ở giai đoạn tiến triển nên cần phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt.

Những điều cần nhớ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Những điều cần nhớ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH – Việc chủ động phòng ngừa trước, trong và sau bão là điều vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mỗi người.

Người đàn ông ở Hải Phòng chấn thương nặng ở đầu vì tỉa cành cây tránh bão

Người đàn ông ở Hải Phòng chấn thương nặng ở đầu vì tỉa cành cây tránh bão

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Lo lắng gió to có thể khiến gãy cành cây gây nguy hiểm, ông B đã trèo lên cây cao cắt tỉa, không may do trời mưa, trơn trượt khiến ông bị ngã.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai 10 tuổi sống sót trong vụ lật tàu ở Hạ Long

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai 10 tuổi sống sót trong vụ lật tàu ở Hạ Long

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhi ổn định, không sốt. Ngoài điều trị thể chất, trẻ đang được hỗ trợ giúp giảm thiểu chấn thương tâm lý sau biến cố.

Dịch vụ thay băng rửa vết thương tại nhà của Phòng khám Gia đình Việt Úc

Dịch vụ thay băng rửa vết thương tại nhà của Phòng khám Gia đình Việt Úc

Sống khỏe - 21 giờ trước

Chăm sóc vết thương đúng cách là yếu tố then chốt để vết thương nhanh lành, tránh nhiễm trùng và hạn chế sẹo xấu. Tuy nhiên, với nhịp sống bận rộn hoặc khi thể trạng không cho phép di chuyển, việc đến các cơ sở y tế để thay băng, rửa vết thương thường xuyên có thể trở thành gánh nặng.

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Sau khi đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn, đầy bụng và nôn ói dai dẳng, chị T. được phát hiện bị co thắt tâm vị - một bệnh lý rối loạn vận động thực quản, khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày.

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Cô gái bị thoát vị đĩa đệm nhập viện trong tình trạng đau dữ dội, tê cứng vùng mông, đùi phải, mất cảm giác đi tiểu, phải rặn mới ra nước tiểu...

Chuyên gia khuyến cáo 4 điều nên làm để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ

Chuyên gia khuyến cáo 4 điều nên làm để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Các bệnh thường gặp nhất sau mưa bão bao gồm: Tiêu chảy cấp, tả, lỵ, bệnh đường hô hấp, đau mắt đỏ, các bệnh ngoài da và sốt xuất huyết.

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Y tế - 1 ngày trước

Trong 3 ngày, 18 đến 21/7, Trung tâm y tế M’Đrắk, xã M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 64 trường hợp nhập viện với triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Trong đó, phần lớn các bệnh nhân có liên quan đến việc ăn bánh mì tại một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông sau khi tắm biển lên bờ có biểu hiện khó thở, tím tái rồi bất tỉnh may mắn được cứu sống nhờ sơ cứu kịp thời.

Top