Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh giác với tin giả 'biến thể Covid - Omicron mới độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần'

Thứ tư, 09:59 12/02/2025 | Sống khỏe

GĐXH – Theo các nguồn tin quốc tế và nhận định của các chuyên gia, thông tin biến thể Covid - Omicron mới độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần là tin giả, gây hoang mang dư luận.

Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện tràn lan thông tin về biến thể Covid - Omicron mới với mức độ nguy hiểm, độc hơn thể Delta gấp 5 lần. Theo đó, các bài đăng chia sẻ thông tin với nội dung như sau: "Biến thể Covid - Omicron mới có khả năng lây nhiễm nhanh hơn cũng như lẩn tránh miễn dịch từ vaccine tốt hơn so với các biến chủng hiện nay. Điểm khác biệt, gây tử vong mà không thể phát hiện được là không ho, không sốt.

Thường xảy ra các triệu chứng như: đau xương khớp, đau đầu, viêm cổ họng, viêm phổi, yếu mệt cơ thể, không thèm ăn"

Đáng chú ý, các bài viết còn cho rằng "biến thể Covid - Omicron mới độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần nên dĩ nhiên có tỷ lệ tử vong cao hơn".

Cảnh giác với tin giả 'biến thể Covid - Omicron mới độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần'- Ảnh 1.

Cảnh giác với tin giả 'biến thể Covid - Omicron mới độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần'- Ảnh 2.

Thông tin được chia sẻ gây hoang mang dư luận. Ảnh FB.

"Thực tế điều trị thì một số bệnh nhân nhiễm biến thể Covid - Omicron mới không bị sốt hoặc bị đau, nhưng báo cáo có viêm phổi trên phim chụp X-quang. Điều này có nghĩa là virus sẽ phát tán trực tiếp đến phổi, dẫn đến suy hô hấp nhanh, do viêm cấp tính nguy hiểm đường hô hấp, với các tổn thương nặng ở phổi do virus gây ra.

Xét nghiệm test nhanh ngoáy mũi thường âm tính với biến thể Covid - Omicron mới, do vậy ngày càng có nhiều âm tính giả trong các xét nghiệm dịch mũi họng...".

Bên dưới các bài đăng, nhiều người tỏ ra hoài nghi không biết thực hư về loại biến thể này như thế nào. Thậm chí có người thể hiện sự lo lắng về đợt dịch mới.

Thông tin không có cơ sở khoa học, sai sự thật

Theo các nguồn tin quốc tế uy tín, thông tin về biến thể mới này không hề có cơ sở khoa học và hoàn toàn sai sự thật. Về các biến thể phụ mới của Omicron như JN.1 và KP.2 đều đã xuất hiện từ lâu, được các cơ quan y tế quốc tế theo dõi chặt chẽ. Tuy nhiên, hiện không có bằng chứng cho thấy chúng nguy hiểm hơn Delta và các biện pháp kiểm soát vẫn đang phát huy hiệu quả.

Cảnh giác với tin giả 'biến thể Covid - Omicron mới độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần'- Ảnh 3.

Thông tin biến thể Covid - Omicron mới độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần là tin sai sự thật, không có cơ sở khoa học. Ảnh minh họa.

Theo bác sĩ Phan Văn Phúc, Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, cả Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Mỹ và Cục Y tế dự phòng Việt Nam chưa có bất cứ cảnh báo hay thông tin về loại biến thể Covid - Omicron như các trang mạng xã hội lan truyền.

Thông tin giả này đã từng xuất hiện vào năm 2022, thời điểm hiện tại, các đối tượng đã chia sẻ lại thông tin giả này, gây hoang mang cho người dân.

Thời điểm này, một số quốc gia trên thế giới đang bùng phát dịch cúm mùa và ca bệnh cũng có xu hướng tăng ở một số tỉnh phía Bắc, còn các tỉnh phía Nam thì cúm mùa xuất hiện quanh năm nhưng vẫn chưa ghi nhận các ca bệnh nặng đặc biệt. 

Cũng chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Vũ Quốc Đạt, giảng viên bộ môn Truyền nhiễm, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, COVID-19 là bệnh lưu hành, tuy nhiên hiện nay không có bằng chứng cho thấy Omicron xuất hiện, biến đổi và lan truyền chủng mới trong cộng đồng.

Theo BS Đạt, trong bối cảnh dịch bệnh hô hấp tăng nhanh, đối với trường hợp vào viện giai đoạn này chủ yếu là cúm và được xác định là cúm A, phù hợp với thời gian xuất hiện dịch cúm.

Vì vậy, vị chuyên gia này khuyến cáo, người dân không nên hoang mang, lan truyền thông tin thất thiệt chưa được kiểm chứng dẫn đến nhiều hậu quả. Điển hình là việc một số đối tượng lợi dụng các thông tin đó để bán các thuốc không rõ nguồn gốc hoặc bán các loại thực phẩm chức năng, tuyên truyền về tác dụng chữa bệnh của các sản phẩm đó. Điều này có thể dẫn đến việc người dân dễ bị lừa và thiệt hại về kinh tế.

Làm gì để bảo vệ sức khỏe trong mùa cúm?

Theo Cục Y tế dự phòng, hiện nay, diễn biến thời tiết đặc trưng mùa Đông Xuân, khí hậu gió mùa, hanh khô, nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa và các bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Để chủ động phòng chống bệnh, trong đó có bệnh cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo:

- Người dân khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

- Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

- Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

- Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, để ngăn ngừa bệnh cúm, người dân, nhất là những người có bệnh nền nên tiêm phòng cúm hàng năm. Vaccine ngừa cúm có khả năng bảo vệ tốt, làm giảm nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tiến triển nặng.

Bị cúm, khi nào dùng Tamiflu? Những ai không nên dùng thuốc này?Bị cúm, khi nào dùng Tamiflu? Những ai không nên dùng thuốc này?

GĐXH – Theo các chuyên gia, Tamiflu không phải là “thần dược” trị cúm. Việc lạm dụng Tamiflu có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe như hiện tượng kháng thuốc này ngày càng tăng.

Chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà cần làm gì để bệnh nhanh khỏi, tránh gặp biến chứng?Chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà cần làm gì để bệnh nhanh khỏi, tránh gặp biến chứng?

GĐXH - Khi trẻ mắc cúm, cha mẹ cần tuân thủ chăm sóc trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, các thuốc được sử dụng cho trẻ phải do bác sĩ chỉ định, cha mẹ không được tự ý mua thuốc dùng cho con.

Cụ ông ở Hà Nội nguy kịch vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ cách phòng ngừa cho người có nguy cơ cao mắc bệnhCụ ông ở Hà Nội nguy kịch vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ cách phòng ngừa cho người có nguy cơ cao mắc bệnh

GĐXH - Với người có hệ miễn dịch yếu, người mắc bệnh mạn tính hoặc người cao tuổi, khi mắc cúm, virus sẽ tấn công mạnh vào hệ hô hấp và gây ra những biến chứng nặng nề khiến bệnh nhân có thể phải thở máy, lọc máu, nguy cơ tử vong cao.

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 37 tuổi đi cấp cứu sau khi nuốt hạt táo đỏ

Người phụ nữ 37 tuổi đi cấp cứu sau khi nuốt hạt táo đỏ

Y tế - 9 phút trước

GĐXH - Trong khi ăn yến chưng cùng táo đỏ, chị K vô tình nuốt luôn cả hạt táo. Sau đó, bệnh nhân đau bụng tăng dần nên được đưa đi cấp cứu.

Người đàn ông 62 tuổi ở TP.HCM phát hiện ung thư thận sớm nhờ làm một việc mà rất nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 62 tuổi ở TP.HCM phát hiện ung thư thận sớm nhờ làm một việc mà rất nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bất ngờ phát hiện ưng thư trong lần đi khám sức khỏe định kỳ, ông cho biết trước đó không có triệu chứng nào.

Bé trai 7 tháng tuổi suy hô hấp cấp tiến triển do biến chứng cúm A

Bé trai 7 tháng tuổi suy hô hấp cấp tiến triển do biến chứng cúm A

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển là một trong những biến chứng nặng của cúm A, tính chất diễn biến phức tạp, tỷ lệ tử vong cao lên tới 40-70%.

Uống rượu liên tục trong dịp Tết, người đàn ông ở Hà Nội rơi vào hôn mê

Uống rượu liên tục trong dịp Tết, người đàn ông ở Hà Nội rơi vào hôn mê

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử bị tăng huyết áp, đái tháo đường, nghiện rượu nặng và thường xuyên uống rượu không rõ nguồn gốc.

10 thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp giữ ấm cơ thể

10 thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp giữ ấm cơ thể

Sống khỏe - 4 giờ trước

Để giữ ấm cho cơ thể trong những ngày giá lạnh, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò rất quan trọng. Tham khảo 10 thực phẩm giúp sinh nhiệt và giữ ấm cơ thể từ bên trong.

Mẹ thiếu sữa, bé 7 tháng tuổi bị sốc phản vệ liên tiếp sau 2 lần uống sữa công thức

Mẹ thiếu sữa, bé 7 tháng tuổi bị sốc phản vệ liên tiếp sau 2 lần uống sữa công thức

Mẹ và bé - 6 giờ trước

GĐXH - Sau khi uống khoảng 150ml sữa bò, bé bị phản vệ nhẹ và được cấp cứu tại một bệnh viện. Gia đình ngưng sữa bò, cho bé thử sữa dê. Tuy nhiên, sau 2 tiếng bé nổi phát ban đỏ toàn thân, sưng phù, thở mệt, tức ngực, chảy nước mũi…

Người bệnh lupus ban đỏ nên ăn gì để kiểm soát tốt bệnh?

Người bệnh lupus ban đỏ nên ăn gì để kiểm soát tốt bệnh?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp giảm viêm, tăng cường sức đề kháng mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh lupus ban đỏ. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chế độ ăn lý tưởng cho người mắc lupus ban đỏ.

Người mắc cúm A có nên truyền dịch không?

Người mắc cúm A có nên truyền dịch không?

Sống khỏe - 8 giờ trước

Người mắc cúm A thường có biểu hiện sốt cao, đau cơ, ho, mệt mỏi, mất nước, tiểu ít… Điều này khiến nhiều người băn khoăn mắc cúm A có truyền dịch được không? Đây có phải là biện pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh một cách an toàn và hiệu quả?

Loại hạt ngon bổ rẻ tốt cho tim mạch và nhiều lợi ích khác

Loại hạt ngon bổ rẻ tốt cho tim mạch và nhiều lợi ích khác

Sống khỏe - 20 giờ trước

Lạc (đậu phộng) là loại hạt bình dân nhưng giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với tim mạch.

Nuốt 27 cục nam châm, bé gái 2 tuổi bị thủng đường tiêu hóa nhiều chỗ

Nuốt 27 cục nam châm, bé gái 2 tuổi bị thủng đường tiêu hóa nhiều chỗ

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Bé gái 2 tuổi bị thủng đường tiêu hóa nhiều vị trí do nuốt 27 cục nam châm đã được bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cấp cứu thành công.

Top